Tất cả mọi người đều bán một thứ gì đó, nhưng không phải ai cũng là những người bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng thuyết phục “những người Eskimo mua tủ lạnh, những người theo đạo Hồi mua thịt bò và những người Ả-rập mua cát”. Khả năng này dành cho những chuyên gia bán hàng kỳ cựu nhất, những người không biết lùi bước trước thất bại. Họ có những kỹ năng bán hàng tuyệt vời đã được tôi luyện qua thời gian và những trải nghiệm của cuộc sống.
Chúng ta luôn sống trong mối quan hệ tương tác với mọi người xung quanh và để tồn tại, mọi người đều bán một thứ gì đó. Cho dù bạn không phải là một nhân viên bán hàng, chỉ là một người nội trợ, bạn cũng đang bán “khả năng sắp xếp công việc gia đình” của mình cho những người thân; hay nếu bạn chỉ là một kỹ sư phần mềm suốt ngày cắm cúi bên chiếc máy tính thì bạn cũng đang bán những “kỹ năng tuyệt vời” về phần mềm máy tính của mình cho ông chủ của bạn… Tất cả mọi người đều bán một thứ gì đó, nhưng không phải ai cũng là những người bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng thuyết phục “những người Eskimo mua tủ lạnh, những người theo đạo Hồi mua thịt bò và những người Ả-rập mua cát”. Khả năng này dành cho những chuyên gia bán hàng kỳ cựu nhất, những người không biết lùi bước trước thất bại. Họ có những kỹ năng bán hàng tuyệt vời đã được tôi luyện qua thời gian và những trải nghiệm của cuộc sống.
Bên cạnh đó, họ cũng là người có khả năng lắng nghe, hiểu nhu cầu đích thực của khách hàng, khả năng thuyết trình, đàm phán cũng như nhận biết khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, họ biết làm việc theo nhóm, biết cách thuyết phục người quản lý của mình để ra những kế hoạch đầu tư hợp lý, những quyết định kịp thời, những mức giá phù hợp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng cũ.
Rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa người bán hàng và khách hàng. Người bán hàng giỏi là người biết giải quyết các mối quan hệ đó một cách suôn sẻ nhất, khiến khách hàng hài lòng mà vẫn đem lại lợi nhuận lớn cho mình cũng như công ty mình. Rất nhiều cuốn sách đã nói đến mối quan hệ “thắng – thắng” (Win – Win) trong kinh doanh cũng như ký kết hợp đồng, có nghĩa là ai cũng hài lòng, cảm thấy mình thắng lợi khi mua – bán một món hàng và điều này càng rõ nét hơn trong cuốn sách 100 Ý Tưởng Bán Hàng Hay Nhất Mọi Thời Đại – tác giả Ken Langdon, một nhà quản lý thành công, một chuyên gia tư vấn đào tạo bán hàng và cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách về quản lý, marketing, kế toán rất nổi tiếng.
Cuốn sách sẽ hé lộ cho bạn đọc những bí mật thành công của rất nhiều chuyên gia bán hàng. Những bí quyết, kỹ thuật, ý tưởng và cả những mẹo vặt rất bất ngờ này đã được kiểm nghiệm qua thực tế sẽ giúp doanh số bán hàng của bạn tăng trưởng mạnh mẽ cũng như đạt được mục tiêu kinh doanh. Không chỉ hữu dụng với những giám đốc kinh doanh, nhân viên bán hàng, giám đốc kế toán, kế hoạch, đầu tư… cuốn sách này còn bổ ích với tất cả mọi người đang tham gia vào guồng máy của xã hội hiện đại.
Sau đây là một ví dụ minh chứng cho điều này. Cách đây bốn năm, một đại lý bán lẻ sách đã lên kế hoạch xây dựng chiến dịch bán sách kinh doanh tại các sân bay và nhà ga vào mùa hè. Mục đích của chiến dịch là thu hút các doanh nhân mua một cuốn sách kinh doanh khi họ đi nghỉ mát. Một người phụ trách quản lý khách hàng của một nhà xuất bản đồng thời cũng là một giám đốc bán hàng đã nảy ra sáng kiến dùng một cuốn sách mới để thu hút mọi người bước vào lĩnh vực kinh doanh. Đại lý bán lẻ rất thích sáng kiến này và đồng ý rằng: họ cần một cuốn sách mới, không quá nghiêm túc nhưng phải là một cuốn sách kinh doanh có ích cho mọi người.
Nhà xuất bản đã đưa ra những yếu tố quan trọng với một dự án sách. Đó là không cần đặc biệt về nội dung, nhưng phải chú trọng đến thiết kế. Đó sẽ là một cuốn sách có cỡ 7×7 inch(1) vừa với giá sách của các hiệu sách và đập vào mắt khách hàng khi họ bước vào cửa hàng. Phông chữ và khoảng cách giữa các dòng phải lớn để dễ đọc. Khi thiết kế trang bìa cũng cần suy nghĩ xem: liệu cuốn sách đó có bán chạy và có thể là cuốn đầu tiên mở đầu cho một bộ sách hay không? Điều này có nghĩa cần phải để một khoảng trên trang bìa để độc giả biết sẽ có cuốn sách tiếp theo. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể dự đoán được mức giá của cuốn sách dựa trên khổ giấy và số chữ.
Về điểm này, dự án của họ có một thiếu hụt lớn – vâng, có lẽ bạn cũng đoán ra sự thiếu hụt đó – họ cần phải có một tiêu đề. Nhà xuất bản đã nghĩ ra tiêu đề, bởi vì trên hết đó là công việc kinh doanh của họ. Và cuốn sách đó đã có tiêu đề là 100 ý tưởng bán hàng hay nhất mọi thời đại.
Ban Quản lý cấp dưới phải trình bày ý kiến với Ban Quản lý cấp trên; bởi vì trong trường hợp này, sự đầu tư là có thực chứ không ảo như hầu hết các cuốn sách khác. Hợp đồng làm ăn là đại lý bán lẻ sẽ độc quyền bán số lượng sách đầu tiên và hai đầu sách tiếp theo, nhưng không theo hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng lãi suất thông thường của họ. Nếu họ không bán được, số sách đó đó sẽ ở trong kho của họ chứ không trả lại nhà xuất bản. Một giám đốc đã điều hành dự án này bằng số tiền lời của công ty trong quá trình kinh doanh trước đó và sau một thời gian sau đó dự án được thực hiện.
Tôi kể câu chuyện này để mở đầu cuốn sách 100 ý tưởng bán hàng hay nhất mọi thời đại. vì hai lý do. Trước hết, tôi nghĩ nó minh họa rất rõ khách hàng quan tâm đến gì, và về cơ bản việc bán các giải pháp nghĩa là gì. Tôi biết điều này rất hiển nhiên, nhưng nó phát sinh một số vấn đề về kỹ năng rất thú vị. Nếu bạn quan tâm đến khách hàng và muốn bán các sản phẩm hay dịch vụ của mình, bạn cần phải dành thời gian và công sức để tìm hiểu nhu cầu thực sự của họ, chứ không phải những nhu cầu nhất thời; mặc dù, bạn cũng cần phải hiểu những nhu cầu đó. Đáp ứng những nhu cầu này chính là cách bạn duy trì mối quan hệ lâu dài, cùng có lợi cho hai bên với khách hàng. Và điều này không hề đơn giản ngay cả về phía những người thực hiện chiến dịch. Bởi vì ở đây cũng có hai loại nhu cầu: những điều mà những người tổ chức cần phải làm để đạt được các mục tiêu của mình, và những điều mà các nhà quản lý cần phải làm để phát triển sự nghiệp và tạo cho họ một cuộc sống dễ dàng hoặc hứng thú hơn. Trong cuốn sách này, những nhu cầu đó rất giống nhau. Những người tổ chức cần một cuốn sách để thu hút mọi người bước vào kinh doanh, mà thoạt trông nó có thể đọc được trong các ngày nghỉ, và dĩ nhiên để sở hữu cuốn sách đó khách hàng phải trả một khoản tiền. Các nhà quản lý tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo để đảm bảo họ sẽ bán được nhiều sách kinh doanh hơn vào mùa hè đó.
Một số người làm việc tại nhà xuất bản đã giễu cợt, vì họ không chắc chiến dịch sẽ thành công và nhà đại lý bán lẻ sách đang bận trao phần thưởng và thăng chức cho ba hay bốn người đã có những ý tưởng sáng tạo. Trong khi đó, người quản lý dự án của nhà xuất bản biết rằng họ cần phải xuất bản một đầu sách, và để xuất bản một đầu sách họ cần một tác giả. Ông ta gọi điện cho tôi: Liệu anh có thể viết cho tôi cuốn 100 ý tưởng bán hàng hay nhất mọi thời đại trong bốn tuần không? Tôi không chắc lắm, để làm cho cuốn sách thật chân thực là điều rất khó, và tôi cần phải thay đổi một hoặc hai điều trong kế hoạch của mình. Nhưng đại lý và đồng nghiệp của tôi cho rằng mọi ý tưởng giúp kiếm được tiền luôn luôn đúng, vì vậy tôi đã quyết định sẽ viết cuốn sách đó.
Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là chiến tranh. Về đây là một ý tưởng kinh doanh thú vị. Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc chế tạo vũ khí và đạn dược để phá hủy các tòa nhà, sau đó lại kiếm được nhiều tiền từ việc xây dựng lại các tòa nhà sau chiến tranh. Vâng, đó hoàn toàn là một trong những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời nhất. Điều thứ hai tôi nghĩ đến là tôn giáo. Đó cũng là một ý tưởng hay. Có lẽ, tôn giáo cũng như chiến tranh sẽ mang lại hàng ngàn cơ hội kinh doanh. Từ những ngôi đền và kim tự tháp Ai Cập đến hàng loạt các thánh đường hồi giáo và nhà thờ trên khắp thế giới, tôn giáo đã mang công việc đến cho các kiến trúc sư, nhà xây dựng, nhà sản xuất tranh tượng thánh, các nhạc sĩ và rất nhiều các ngành nghề thương mại khác.
Đến đây, tôi đã hết các ý tưởng. Trong khi còn 98 ý tưởng nữa và chỉ còn một ít thời gian, tôi đã nhờ sự giúp đỡ. Tôi đã gửi thư điện tử cho tất cả mọi người trong cuốn sổ địa chỉ của tôi, đồng thời yêu cầu nhà xuất bản làm đúng như vậy. Sau đó, tôi đã nhận được rất nhiều ý tưởng thú vị từ các đồng nghiệp và các nhà văn khác. Như vậy, tôi đã có một bản phác họa đầy đủ. Bởi vì trong suốt cuộc đời mình, tôi đã từng làm nghề bán hàng, và hầu hết những người trong cuốn sổ địa chỉ của tôi đều từng bán hàng. Đơn giản, tôi chỉ yêu cầu họ hãy cho tôi biết những mẹo vặt và những kỹ năng mà họ đã tự khám phá trong quá trình làm việc. Tôi cũng viết thư cho các vị chủ tịch của FTSE – 100(2) và thật ngạc nhiên, rất nhiều người trong số họ đã viết thư trả lời tôi hoặc chuyển lá thư của tôi đến cho các giám đốc bán hàng hoặc phòng nhân sự.
Hầu hết ý tưởng trong cuốn sách này là ý tưởng của những người kinh doanh chuyên nghiệp, những người đã học cách thuyết phục từ chính kinh nghiệm của mình hoặc quan sát người khác. Nhiều người giống như tôi là những người tư vấn, đào tạo bán hàng, đang làm việc trong các tổ chức về lực lượng bán hàng. Ngoài ra, còn có rất nhiều nhân viên bán hàng, gồm cả những người mới vào nghề lẫn những người giàu kinh nghiệm. Tôi không thể đếm hết được tất cả các ý tưởng mà họ đã nghĩ ra, và nhiệm vụ to lớn của tôi là chọn lọc chúng để đưa vào cuốn sách này.
…
Mời các bạn đón đọc 100 Ý Tưởng Bán Hàng Hay Nhất Mọi Thời Đại của tác giả Ken Langdon.
Chia sẻ ý kiến của bạn