Giới thiệu:
Để giới thiệu quyển “16 định lý doanh nghiệp”, chúng tôi tưởng không gì bằng trích bài tựa của ông Edouard Herriot, một nhà chính trị pháp, đã viết trong bản dịch bằng tiếng pháp của ông G. Lange dưới nhan đề “Les axiomes des affaires” , do nhà xuất bản Payot ấn hành năm 1919 và đã tái bản nhiều lần.
Đây thật là một cuốn sách giá trị. Nếu tôi bằng lòng “trang điểm nó một bài tựa” theo thể thức lịch sự mà các nhà văn thường dùng, không phải vì nó cần lời giới thiệu. Herbert Casson là một người hoàn toàn mới không có một quan niệm siêu hình, không mang một thành kiến lịch sử nào. Ông đã từng lăn lộn vào giới thợ thuyền, từng trông thấy một số xí nghiệp vĩ đại của thời nay. Vai trò của ông? Ở nước Pháp không có một người nào có thể sánh với ông để có thể làm cho người khác hiểu ông được: ông còn hơn một nhà kỹ sư cố vấn (ingénieur conseil) nữa.
Herbert Casson bày tỏ ý kiến bằng định lý. Định lý thứ nhứt: công việc doanh nghiệp phải điều khiển bởi một khoa học chân chánh mà người ta phải lo khám phá lần lần các nguyên tắc. Trải qua một cuộc quan sát lâu dài, tôi cũng đi đến một kết luận ấy. Nhưng tôi phải dùng đến hai quyển sách mới trình bày ra được, mà lại trình bày vụng về nữa, bởi vì tôi công kích các lý luận gia, các tiểu thuyết gia của kinh tế học cũ. Ông Casson ạ, ít nữa ông có tài dùng những lý luận giản dị về những sự kiện tầm thường để làm nổi bật những quy tắc ông lên. Ông có một phương pháp, phương pháp duy nhứt, để tạo nên những tinh thần mạnh mẽ: sự phân tích. Nhưng ông không hề lạc lối trong những lý luận phiền phức. Học thuyết của ông chỉ gồm có một số, nhận xét khiêm tốn mà ai đọc tới cũng phải để ý. Sau hết, độc giả còn cảm thấy lối hành văn mạnh và tươi tắn của ông. Sách ông có sức cải hoá người ta hơn các sách thông thái.
Thật vậy, cuốn sách ngắn ngủi này có sức thúc giục người ta nghĩ ngợi. Khi ông Herbert Casson chứng tỏ rằng ông chống với quan niệm về doanh nghiệp trong sạch chỉ biết giữ quân bình ngân sách nhà nước bằng cách thâu thuế chớ không thâu tiền lời thì ông đã lật đổ chánh sách tài chánh hiện tại của chúng ta. Và ông có lý lắm! Người ta không có can đảm đánh thuế chuyên chở cho cân với chi phí; người ta che đậy những biện pháp dùng để tránh sự thâm thủng ngân sách. Người nộp thuế phải trả, vì y luôn luôn phải trả nhưng không biết rõ tại sao y trả. Đó là điều sai lầm về nguyên tắc, ông Casson tuyên bố như thế. Tôi đồng ý với ông. Chánh phủ tiếp tế cho ta; đã không làm hài lòng ta, chánh phủ còn phải mất nhiều tiền trong công việc ấy; chánh phủ trở lại đàn áp những kẻ nào cố gắng làm ra lời. Sai lầm nữa. Tôi hiểu sự sai lầm ấy lắm.
Không phải tôi tán thành trọn chánh sách của ông; ông không để ý đến những kết quả tai hại do sự tăng giá quá độ sanh ra. “Giá bán ít khi quá cao”. Cái định lý này đáng sợ quá. Nhưng ta cảm thấy tác giả chú ý tranh đấu chống lại sự định giá không hợp với cái sinh hoạt bình thường của một nền thương mãi thành thật. Xét cho cùng, thì ông không có lỗi : rốt cuộc lại người tiêu thụ luôn luôn phải trả chi phí những cuộc thương mãi bất quân bình. Muốn hạ giá, ông Casson chủ trương tăng sản xuất.
Ông Casson dùng một lối văn tươi để giải thích những điều mà một bổn toát yếu khô khan không thể giải thích được. Không có gì làm cho ta vui bằng cách khảo cứu những phương pháp mà người bán hàng dùng để quyến rũ một khách hàng. Không có gì say-mê bằng cái tánh ưa hoạt động, mạo hiểm. Không có gì sáng suốt bằng sự phân tích mau lẹ nguyên tắc về giá trị, hay là sự định nghĩa vai trò của vàng. Không có gì rộng rãi bằng câu kết luận chứng tỏ vai trò càng ngày càng quan trọng của sự hợp tác và cái thế giới phì nhiêu mở rộng trước những tấm lòng trẻ trung quả cảm. Các anh muốn tìm những tư tưởng sâu sắc ư? Các anh hãy nghe đây : “Dẫu làm tổng trưởng hay chủ tiệm, một vĩ nhân chân chính là người biết rút ở kẻ khác một lời dạy bất tuyệt, là người biết tiếp tục tìm học. Người nào không lầm lẫn uy quyền và tri thức, mới chú ý đến tất cả mọi quan điểm và biết hoá hợp những yếu tố sai biệt để đạt đến một mục đích hữu ích.”
Với một lòng tin cậy không bờ bến, tôi ao ước cuốn sách nhỏ nầy được phổ cập trong chúng ta.
(Trích bài tựa của ông Edouard HERRIOT)
Tác giả
Tên ông Herbert N. Casson có lẽ còn xa lạ đối với người mình, nhưng trong giới doanh nghiệp Mỹ không ai không biết tiếng ông. Vì ông là một trong những người lập nên “Phong trào làm việc cho đắc-lực (Mouvement de l’Efficience).
Sinh năm 1869 tại một làng nhỏ xứ Gia-nã-đại (Bắc. Mỹ). Sinh trưởng trong một gia-đình không lấy làm khá giả, ông phải đi làm kiếm cơm từ lúc 12 tuổi đầu.
Năm 14 tuổi, ông mới có dịp ra khỏi làng và bắt đầu đi học. Ông từng học trường Đại học Victoria và lúc 24 tuổi, ông đã nổi tiếng về khoa học xã hội.
Xuất thân ra đời, ông làm nhiều nghề : trợ bút cho tờ báo lớn Mỹ New-York World, mở sở quảng-cáo H. K. Mac Caun Co rất nổi tiếng, cũng vừa là một tay diễn giả có tài; có lần một tổ chức thương mãi đã mời ông diễn thuyết trong nửa giờ và chịu trả ông 1.000 Mỹ-kim.
Mời các bạn đón đọc 16 Bí Quyết Hái Ra Tiền của tác giả H. N. Casson
Leave a Reply