99 Khoảnh Khắc Đời Người – Trương Tử Văn
Con người là một thực thể phức tạp, trong con người chứa đựng nhiều cảm xúc, tâm trạng khác nhau, đôi khi chỉ là một khoảnh khắc nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cả cuộc đời…
Qua quá trình nghiên cứu con người, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được 99 khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời mà con người phải trải qua, có khi là niềm vui, có khi là nỗi buồn nhưng nếu con người có thể khống chế và điều khiển cảm xúc trong khoảnh khắc đó thì tâm hồn sẽ thanh thản hơn, nhẹ nhàng hơn, để khi trở về với cát bụi con người không phải hối tiếc.
Bạn có bao giờ tự hỏi số phận bạn có gắn chặt với mỗi khoảnh khắc sinh mệnh của mình? bạn có thực sự có khoảnh khắc thời gian không? Ngoài khoảnh khắc thời gian ra, bạn còn có khoảnh khắc nào nữa không? Trong trí nhớ của bạn, bạn có nhớ một số việc mình làm và lý giải logic sinh mệnh của mình?.. Những thắc mắc tưởng chừng như sẽ trôi theo như dòng nước, trở thành kí ức được thể hiện trong cuốn sách “99 khoảnh khắc đời người” do Trương Tự Văn, Nguyễn An biên soạn.
Khoảnh khắc đời người được giới thiệu trong cuốn sách, gồm các khoảnh khắc từ: Thời niên thiếu đến những năm tháng cuối đời, từ trong giao tiếp xã giao đến không gian rộng lớn, từ những lúc nỗi niềm trăn trở đến khi vượt qua nghịch cảnh, đắc ý khi thành công.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Số phận của tôi gắn chặt với mỗi một khoảnh khắc của sinh mệnh của tôi
Ngoài khoảnh khắc thời gian ra, tôi còn lại cái gì nữa? Tôi thật sự có khoảnh khắc thời gian chăng?
Điều tôi rõ ràng nhất là tôi đã từng làm một số điều gì đó. Chỉ cần trí nhớ chưa hoàn toàn mất hẳn, tôi luôn có thể nhớ lại được một số việc tôi đã từng làm. Nhưng thời gian không gian vẫn trôi đi mãi như dòng nước, một số việc trong hồi ức đều theo sinh mệnh của quá khứ mãi mãi qua đi, không thể tính là cái tôi có hiện tại…
***
Chính là do khúc nhạc bi thương tế truy điệu vong linh, mới làm nổi bật lên vẻ vô cùng trang nghiêm và vĩ đại của bản giao hưởng của
sinh mệnh.
* Mặt trời lạnh lẽo đang nhảy nhót lần cuối cùng ở tít chân trời phía Tây, đang đi về sườn núi phía bên kia để đi ngủ rồi.
Lúc mới đầu tôi đến với nhân gian, tôi khóc người ta cười; đến nay khi tôi vĩnh biệt nhân gian, tôi cười người ta lại khóc. Từ trong từng tiếng cười tiếng khóc này tôi đã thể nghiệm được một cuộc đời hoàn toàn mỹ mãn – Cuộc đời của tôi đối với bản thân tôi thật ra không có quá nhiều giá trị để nói. Giá trị của cả đời tôi chỉ ở chỗ đem lại cho người khác niềm vui và hạnh phúc. Cái chết của tôi thật ra không tạo nên đau khổ đối với bản thân tôi, chỉ là một loại giải thoát và hồi quy. Cái chết của tôi chỉ để lại cho những người sống – người thân và bạn bè của tôi những niềm nhớ nhung và luyến tiếc. Tôi đang mỉm cười đi về Thiên quốc.
Tôi, một đời không hổ thẹn với Trời, không hổ thẹn với Người, cho nên khi ánh sáng của cái chết sẽ bao trùm lên tôi, thật ra tôi không vì tiếng khóc của người khác mà động lòng. Ngoài một chút tình lưu luyến lúc ẩn lúc hiện ra, trong lòng tôi phẳng lặng như tờ. Khi tôi sống đã đủ, giới tự nhiên đã tặng cho tôi món quà cuối cùng – cái chết này, hãy để cho tôi an giấc mãi mãi ở cung tẩm dưới đất. Tôi bằng lòng đón nhận lời kêu gọi kích động lòng người này, nhắm đôi mắt lại không chút bận lòng, chờ đợi tiếng chuông vang của Thiên quốc.
Tôi biết, trong nhân gian cái bình đẳng vĩ đại nhất, triệt để nhất, chính là sinh ra và chết đi. Muôn vật sinh ra, muôn vật chết đi đều không thể chống lại được, không thể ngăn cản được. Trước cái sinh và cái chết muôn vật đều bình đẳng. Sinh so sánh với chết, giá trị của cái chết thông qua giá trị của cái sống thể hiện ra một cách gián tiếp. Chính là vì cái chết mới đột nhiên làm nổi bật lên giá trị của sinh mệnh, mới tỏ rõ sinh mệnh là đáng quý biết bao. Chính là do ánh sáng của cái chết mới làm nổi bật lên ánh sáng của sinh mệnh. Chính là do khúc nhạc bi thương tế vong linh mới làm nổi bật lên vẻ vô cùng trang nghiêm và vĩ đại của bản giao hưởng của sinh mệnh. Nếu như không có cái chết, sinh mệnh còn có ý nghĩa gì nữa?
Pofuva trong sách “Mọi người đều phải chết” đã tô nặn nên Fuxưca bất tử. Fuxưca đã từng trải 600 năm phong vân, trước mắt ông chỉ nhìn thấy kẻ đi người lại, mặt trời lên rồi lại lặn, ông ta vẫn không chết, vĩnh hằng cùng với thời gian, thế là ông không có thời gian. Vì ông sinh mệnh vĩnh viễn tồn tại, do đó trên thực tế sinh mệnh đối với ông chẳng có ích gì, ông cũng như không có sinh mệnh. Beatlivi từ chối tình yêu của Fuxưca, đã nói với ông ta một câu đủ để cho loài người chúng ta ngẫm nghĩ mãi mãi:
“Ðã đành Ngài có thể sống bằng sinh mệnh của hàng ngàn hàng vạn người, như thế thì Ngài hãy vì những người khác bỏ ra một chút hy sinh, thì có đáng là cái gì?”
– Không có cái chết, loài người không thể phát hiện ra giá trị. Ðương nhiên, không có sinh sống thì muôn đời giống như một đêm dài, đó không phải là sự tồn tại mà chúng ta có thể tưởng tượng được.
Khi ánh sáng của cái chết bao trùm lên chúng ta, chúng ta thực tế không có lý do để lo sợ và khủng khiếp. Cái chết đối sinh mệnh mà xét không nghi ngờ gì nữa là một việc tuyệt đối và tất nhiên. Chỉ cần chúng ta nghĩ đến đã là đặt mình vào trong việc tuyệt đối, vào trong việc tất nhiên, chúng ta còn lo sợ gì nữa? Con người ta chỉ có khi phải chọn lựa mới có lý do lo sợ, chỉ sợ sai lạc. Cái chết đối với chúng ta là cõi đi về không có chọn lựa nào khác, chúng ta bằng lòng cũng thế mà không bằng lòng cũng thế, vui vẻ cũng thế lo buồn cũng thế, dù thế nào cũng phải bước vào cửa chết cả. Nếu như bạn biểu hiện một dáng vẻ đáng thương hại, chứa chan hàng lệ, nơm nớp lo sợ, thê thảm không dám bước vào cửa. Ðã bước vào rồi vẫn chết không nhắm mắt, mở to miệng ra, làm cho những người đang sống nhìn thấy dáng bộ xấu xí đáng sợ của bạn, lúc này còn khổ biết mấy nữa? Người ta chỉ có thể xót thương kết cục của bạn không được trọn vẹn, cho rằng bạn vẫn còn tham lam không biết chán. Người ta có thể tiếc cho bạn vẫn đem cả lòng tham đi đến Thiên quốc. Sao không êm ả nhắm đôi mắt lại, mỉm cười để vĩnh biệt Nhân gian? Sao không vẽ lên một Dấu Chấm Hết cho việc kết thúc một sinh mệnh.
Mời các bạn đón đọc 99 Khoảnh Khắc Đời Người của tác giả Trương Tử Văn.
Chia sẻ ý kiến của bạn