Nước Pháp những năm 1940. Sau một mùa hè tản cư rối loạn, đầy kinh hãi và cả đớn hèn, người dân bắt đầu bước vào thời kỳ buộc phải chung sống cùng quân Đức. Nghịch lý thay, giai đoạn tưởng chừng ngập tràn khiếp sợ này lại diễn ra hết sức êm đềm với những tình cảm con người trìu mến, trong đó có những mối tình thầm lặng, trong sáng, lãng mạn, ngập tràn chất thơ…

Bản giao hưởng Pháp được hết thảy giới nhà văn, nghiên cứu,phê bình, giới truyền thông và tất cả những ai từng đọc nó trên toàn thế giớ tôn vinh như một viên ngọc quý của nền văn học. Dù còn dang dở, song kiệt tác này vẫn “kịp” miêu tả thành công cái nền chân thực của một tấn trò đời thời chiến, ở đó, toàn bộ tài năng của tiểu thuyết gia được bộc lộ thông qua nhân vật trong vô số gương mặt thuộc mọi giai tầng khác nhau. Đó chính là lý do giải thich vì sao Irène Némirovsky được coi như một văn sĩ hiếm hoi đã diễn tả đầy sức mạnh và sinh động cuộc sống hậu phương thời chiến ở một tầm vóc sử thi. Và khiến bà trở thành nhà văn quá cố duy nhất cho tới lúc này giành được giải Renaudot – một trong những giải thưởng văn học uy tín nhất của Pháp.

… Khi anh trở về, vào giờ ăn xúp, anh thấy ngay lập tức là đã có một sự kiện xảy ra trong khi anh vắng mặt. Cậu bé người làm đi lên thị trấn mua bánh mì; cậu ta mang về bốn cái bánh mì đẹp đẽ vàng ruộm hình vòng treo ở ghi đông xe đạp; đám phụ nữ vây quanh cậu. Nhìn thấy Jean-Marie, một cô gái kêu lên với anh:




– Này! Anh Mi chaud, anh hài lòng nhé, bưu điện hoạt động rồi.

– Không thể thế được, – Jean-Marie nói, cậu, – cậu có chắc không, cậu bạn?

– Chắc. Em thấy bưu điện mở cửa và có những người đọc thư.




– Thế thì tớ lên nhà viết vài dòng cho gia đình tớ rồi chạy ra thị trấn bỏ thư đây. Cậu cho tớ muợn xe đạp của cậu được chứ?

Đến thị trấn, anh không chỉ bỏ thư ở bưu điện mà còn mua những tờ báo vừa mới tới. Tất cả những cái đó thật là kỳ cục! Anh giống như một kẻ đắm tàu tìm lại được quê hương, nền văn minh, xã hội của những kẻ giống mình. Trên quảng trường nhỏ mọi người đọc những bức thư tới trong chuyến thư buổi tối; đám phụ nữ khóc. Nhiều tù binh gửi tin tức về, nhưng họ cũng cho biết tên các đồng đội đã chết. Như mọi người ở trang trại đã yêu cầu anh, anh bèn hỏi có ai biết anh con trai Benoit ở đâu không.

– A! Thế ra anh là anh lĩnh sống ở đấy đó à? – mấy bà nông dân nói, – Chúng tôi thì chẳng biết gì đâu, nhưng bây giờ thư từ đến rồi, chúng ta sẽ biết những người đàn ông của chúng ta ở đâu!




Và một trong những người này, một bà già, để đi ra thị trấn, đã đội một chiếc mũ đen nhỏ chóp nhọn, cài một bông hồng trên đỉnh đầu, vừa nói vừa khóc:

– Sẽ có những người biết tin khá sớm đấy. Tôi muốn thà đừng nhận được tờ giấy chết tiệt này còn hơn. Thằng con tôi là thuỷ thủ trên chiếc Bretagne đã bị mất tích khi người Anh phóng ngư lôi vào tàu, người ta bảo thế. Thật là khốn khổ!

– Bà đừng đau buồn. Mất tích không có nghĩa là chết. Có thể anh ấy bị bắt làm tù binh ở Anh.




Nhưng đáp lại tất cả những lời an ủi, bà vừa chậm rãi trả lời vừa lắc đầu và bông hoa giả rung lên theo từng cử động trên chiếc cọng bằng dây đồng.

– Không, không, thế là thôi rồi, thằng bé tội nghiệp của tôi! Thật là khốn khổ…

Jean-Marie lên đường về làng. Dọc đường anh gặp Cécile và Madeleine đi ngược về phía anh; hai cô hỏi cùng một lúc:




– Anh có biết tin gì về anh trai của em không? Anh có biết tin gì về Benoit không?

– Không, nhưngđiều đó không có nghĩa gì hết. Các cô có biết là có bao nhiêu thư từ bị chậm trễ không?

Bà mẹ thì không nói gì. Bà đưa bàn tay vàng vọt và gầy guộc lên che mắt, nhìn anh, anh lắc đầu ra hiệu là không. Xúp đặt trên bàn, những người đàn ông trở về, tất cả cùng ăn. Sau bữa ăn tối và khi bát đĩa đã được lau khô, gian phòng đã được quét dọn, Madeleine đi hái đậu ngoài vườn. Jean-Marie đi theo cô. Anh nghĩ là chẳng bao lâu nữa anh sẽ rời trang trại và tất cả dưới mắt anh trở nên đẹp hơn, thanh bình hơn…




***

– “Sau nhật ký của Anne Frank, có thể coi Bản giao hưởng Pháp của Irène Némirovsky là một sự kiện lớn, độc đáo cả về khía cạnh văn học lẫn lịch sử. Một kiệt tác” – L’Express

– “Tuyệt vời! Một tác phẩm ngnag tầm và đạt đến độ tinh tế như những tác phẩm của Marcel Proust, với những diễn biến khôi hài và cảm động sâu sắc” – Time

– “Siêu việt, đáng kinh ngạc… có thể coi tác phẩm này của Irène Némirovsky là cuốn tiểu thuyết vĩ đại cuối cùng hư cấu về chủ đề chiến tranh” – The Pittsburgh Post-Gazette.

***
Iréne Némirovsky sinh năm 1903 tại Kiev. Sau nhiều năm phiêu bạt ở Phần Lan và Thụy Điển, bà đến Paris. Say mê văn chương, thành thạo bảy ngoại ngữ cùng vốn sống phong phú bà có nhiều tác phẩm được xuất bản và đã trở thành một hiện tượng văn học đặc biệt. Sau đó, bà trở thành nạn  nhân của chính sách bài Do Thái do phát xít Đức tiến hành. Năm 1942, Irène Némirovsky bị đày đến Auschwitz và bị ám sát ở đó. Năm 2004, Denise Epstein, con gái đầu lòng của Irène Némirovsky khi đó ở tuổi bảy mươi tư, mới quyết định cho in Bản giao hưởng Pháp – tác phẩm được mẹ bà dự định viết thành năm phần với số lượng nhân vật đông đảo, với những tình tiết thắt-mở nút bất ngờ xoay quanh mối quan hệ giữa các nhân vật ấy trong thời kỳ Thế Chiến II.
 

Mời các bạn đón đọc Bản Giao Hưởng Pháp của tác giả Iréne Némirovsky.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.