ĂN NÓI CẦN CÓ CHỪNG MỰC
Tục ngữ có câu: Nhất ngôn khả dĩ trưng bang, nhất ngôn khả dĩ loạn bang. (Ý muốn nói: Một lời nói kiến thành một nước, một lời nói cũng làm luỵ một nước!). Tuy đó là chuyện của cố nhân nhưng đối với chúng ta ngày nay thì câu tục ngữ ấy vẫn còn hữu dụng.
Trong cuộc sống hiện đại, có chính nhân quân tử thì cũng có những kẻ tiểu nhân, có những con đường bằng phẳng thì cũng có những đoạn đường chông gai. Ở vào những tình cảnh phức tạp, nếu bạn không chú ý đến nội dung, chừng mực và đối tượng của lời nói, rất có thể gây nên những lỗi lầm vô nghĩa, người nghe khó tiếp thu, thậm chí còn dẫn tới tai hại. Mỗi người đều có một số phận, nhưng khi gặp lúc thích hợp, thì tài năng được bộc lộ làm thay đổi tình hình, thuận lợi cho bước đường thành công. Cho nên khi nói chuyện cẩn thận một chút, tôn trọng người nghe một chút sẽ giúp cho bạn liên tục thành công và luôn nắm quyền chủ động quyết định cuộc đời mình. Điều này là vô cùng có lợi. Thế nhưng khi vấp phải những trường hợp khó khăn, thì với những người không có bản lĩnh vững vàng, lập trường kiên định sẽ dễ lộ ra nhiều nhược điểm, không được mọi người hoan nghênh. Phương Tây có câu ngạn ngữ rất hay: “Thượng đế chỉ cho chúng ta một cái mồm, nhưng lại cho chúng ta hai cái tai để nghe nhiều hơn nói”.
Khuyết điểm trong việc ăn nói tuỳ tiện thì có rất nhiều. Giống như anh ta có một điều bí ẩn mà không thể nào cho người khác biết. Trong khi nói chuyện lại vô tình làm lộ ra. Lời nói tuy là vô tình, nhưng người nghe lại có ý. Anh ta có thể cho rằng, bạn cố ý muốn nói xấu anh ta và cũng vì chuyện này mà oán trách bạn. Chuyện của người khác, bạn đừng nên quan tâm, lại càng không nên để cho nhiều người biết. Nếu nhiều người biết được, đương nhiên vô cùng bất lợi, bạn cần tuyệt đối không nói lộ với người khác bởi nếu nói lộ ra bạn đã phụ lòng anh ta và anh ta thậm chí còn oán hận bạn. Bạn tuy đã cẩn trọng bảo mật, từ đó không nhắc đến chuyện này nữa, thế nhưng ai đó có tâm địa lại thêm chuyện đơm đặt, nói rộng ra ngoài. Lúc này bạn không thể tránh khỏi liên lụy. Bạn chỉ có một cách tốt nhất là nói rõ với anh ta, bày tỏ bản chất một lòng một dạ nhưng vì sơ ý mà nói lộ ra chuyện ấy.
Đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc, còn nếu đối phương không tin tưởng bạn nữa, bạn cần phải nỗ lực lấy lại lòng tin và vì điều này mà rút ra bài học kinh nghiệm. Nếu bạn ứng dụng những cách trên mà không hiệu quả thì nhất định việc bạn làm đã khiến anh ta bị tổn thương nặng nề. Mặc dù bạn đã rất cố gắng, nhưng anh ta vẫn chỉ cho rằng bạn nhất thời, bỏ qua mọi nỗ lực cải thiện tình hình của bạn. Lúc này cách tốt nhất bạn không nên nói gì nữa và chờ đợi thời gian sẽ trả lời.
Bạn có chuyện vui thì nên nói chuyện với người đang vui; nếu bạn có chuyện buồn thì cũng chỉ nên nói chuyện với người đang buồn. Lúc nói chuyện cần nắm bắt được cơ hội có thích hợp với hoàn cảnh hay không. Lời nói là vô tình, nếu gặp phải người khéo đơm đặt, không những không đạt được mục đích mà còn gây hậu hoạ. Có nhiều kẻ xấu bụng, chỉ lợi dụng thời cơ khi người khác nói sai, nói lỡ lời là ngay lập tức nói xấu liền.
Có một câu nói: “Tai vạ từ mồm”, một người khôn ngoan thì phải biết nói thế nào? Cần nói gì? Cái gì không nên tin? Mọi thứ đều xuất phát từ cái tâm, người xấu bụng thì không có tâm, người lương thiện thì tấm lòng trong sáng.
Mỗi một người đều có một bí mật của riêng mình và cũng có mong muốn không để cho ai biết. Trong chuyện này, nỗi sợ hãi bị lộ tẩy là rất hợp lí.
Bí mật của bạn có thể là chuyện đời tư, có thể là chuyện công việc. Nếu như trong lúc vô ý bạn nói lộ ra, rất nhanh chóng, nó không còn là điều bí mật nữa. Nó có thể trở thành câu chuyện nói đi nói lại của đồng nghiệp. Như thế đối với bạn là vô cùng bất lợi. Có khi làm cho đồng nghiệp ít nhiều nghi ngờ bạn. Điều này khiến cho bạn rất khổ tâm.
Chia sẻ ý kiến của bạn