“Chìa khóa thành công là luôn phải gieo hạt giống. Bạn không biết nó sẽ mọc lên loại cây nào, nhưng khi bạn gieo càng nhiều, cơ hội để có một loại cây ưng ý sẽ tăng lên”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể thảo luận bàn về công việc kinh doanh ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Đảm bảo mình luôn trong tình trạng lên dây cót trước mọi cơ hội tiềm ẩn, chứ không tự đặt mình vào thế bị động khi nó xuất hiện.
Không bao giờ là quá già để học hỏi từ những người giỏi nhất, đặc biệt là từ một nhà đầu tư hoặc một nhà phân tích thị trường thành công. Dưới đây là suy nghĩ và tầm nhìn của một số nhà đầu tư xuất sắc nhất thế giới.
“Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ để thua lỗ. Nguyên tắc thứ hai: Không bao giờ quên Nguyên tắc thứ nhất”. (- Warren Buffett)
“Khi bạn của bạn đến và nói với bạn: “Này! Mình có một cơ hội cho cậu đây! Bây giờ là lúc thích hợp để mua chứng khoán!” bạn tuyệt đối đừng quan tâm. Và khi họ nói: “Trời ơi, thế là hết. Sắp xảy ra một vụ sụp đổ tài chính rồi. Hãy rút ngay khi còn có thể”, bạn cũng đừng quan tâm. Không phải cố gắng về tinh thần, cũng không phải cố gắng về thể xác, mà hơn cả, về mặt cảm xúc mới là quá khó”. (- Charles Ellis)
Nhông bao giờ là quá già để học hỏi từ những người giỏi nhất, đặc biệt là từ một nhà đầu tư hoặc một nhà phân tích thị trường thành công. Dưới đây là suy nghĩ và tầm nhìn của một số nhà đầu tư xuất sắc nhất thế giới.
Vì thế mà cò rất khó bắt được mồi, một phần vì mặt nước trong vắt in bóng trời mây trên dưới lẫn lộn, phần khác vì con tôm cái tép khôn ngoan thường lẩn dưới đáy nước hay nép mình bất động trong các đám cây cỏ.
Vì thế mà cò ta luôn đói rạc. Cho đến một hôm, có một con quạ từ trên cao thả mình xuống nước để tắm. Nước bắn lên tung tóe, bùn đất từ dưới đáy cuộn lên đục ngầu. Lũ tôm tép hoảng loạn bật nhảy lung tung, chính vì thế trên mặt nước đục bùn đất chúng hiển hiện rõ mồn một. Thế là cò ta vội lao xuống đớp mổ lia lịa, được một bữa no căng mề…
Kể từ đó, cò hiểu ra rằng muốn bắt được mồi thì phải làm sao cho lũ mồi hoảng loạn, buộc chúng phải cử động hoặc ra khỏi chỗ trú ngụ mới dễ bề phát hiện. Và cũng từ đó cò ta bắt đầu chịu khó lội bộ trên mặt nước, lấy chân khuấy đục bùn đất dưới đáy nước và lùa đám tôm tép ra khỏi nơi ẩn nấp để rồi bằng những cú mổ điêu luyện, những con mồi khó bề thoát thân.
Đó cũng là một kế sách kinh doanh của người biết khai thác những cơ hội thị trường có nhiều biến động, chớp thời cơ để giành được mối lợi.
Nói cách khác, chính vào những khi thị trường có biến động là lúc xuất hiện nhiều cơ hội hơn cả. Khi đó, các đối thủ cạnh tranh chững lại chờ thời, nhiều nhu cầu mới nảy sinh, nhiều khoảng trống thị trường xuất hiện… nếu người làm ăn biết nhanh nhạy nhìn ra cơ hội đó và chớp lấy thì sẽ thu lợi lớn.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á đã khiến cho nhiều doanh nhân trắng tay, nhiều tập đoàn kinh tế lớn chao đảo. Tâm điểm và chịu ảnh hưởng lớn nhất của cơn bão này là Hàn Quốc và Thái Lan. Lúc bấy giờ, LG (lúc đó là Goldstar) – hãng sản xuất lớn của Hàn Quốc cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của đợt khủng hoảng đó.
Trước tình hình như vậy, ban lãnh đạo của hãng đã tỉnh táo nhận ra một vấn đề: Đó là nhu cầu thị trường luôn luôn tồn tại. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm nảy sinh ra một vấn đề về nhu cầu đối với hàng điện tử giá rẻ. Chính trong thời điểm này, Goldstar đã đổi tên thành tập đoàn LG với logo là một khuôn mặt cười. Hãng LG ngay lập tức tập trung vào sản xuất các mặt hàng điện tử gia dụng như: Điều hoà không khí, tivi, máy giặt, tủ lạnh… với chất lượng hợp lý và giá cả vừa phải.
Tại Việt Nam, năm 1998 LGVina ra đời. Trong khi kinh tế trong khu vực đang chững lại thì ở Việt Nam lại được mùa. Ngay lập tức LGVina đã tung ra chương trình khuyến mãi “Được mùa lại trúng thưởng ngay” dành cho nông dân khi mua sản phẩm điện tử với giá cả phù hợp mà giá trị khuyến mãi lên đến 20 triệu đồng.
Song song với việc tìm ra và chiếm lĩnh thị trường hàng điện tử giá hợp lý, trong tình thế khủng hoảng đó, LG còn tìm ra một con đường khác để phát triển, đó là tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu. Bắt nguồn từ việc tiền Won bị mất giá, tập đoàn LG đã nhận thấy cơ hội màu mỡ của thị trường xuất khẩu. Lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu các mặt hàng kể trên tại thời điểm xảy ra khủng hoảng đã đóng góp tới 70% tổng doanh thu của tập đoàn này, trong khi vào trước thời điểm khủng hoảng chúng chỉ góp được 30% vào tổng doanh thu của hãng.
Một ví dụ khác về đồ gỗ Việt Nam tranh thủ thời cơ xâm nhập thị trường Mỹ. Đầu năm 2004, thị trường gỗ thế giới có sự biến động lớn. Đồ gỗ xuất khẩu của Canada và Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị buộc tội bán phá giá, sản phẩm này trở nên khan hiếm trên thị trường Mỹ.
Trong khi đó, đồ gỗ Việt Nam lúc này đã bắt đầu tạo dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng tại đây. Chớp thời cơ này, các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam đã tăng tốc sản xuất để kịp thời đáp ứng cho việc xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp còn chủ động tìm mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi, Australia… nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng đến từ Mỹ và Trung Quốc.
Nhờ thế, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của riêng sản phẩm gỗ chế biến đã đạt 561 triệu USD, tương đương với mức kim ngạch của cả năm 2003 mà ngành này đã đạt được. Mục tiêu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt ra là xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 đã đạt được ngay trong năm 2004.
…
Mời các bạn đón đọc Bí Quyết Thành Công Của Các Doanh Nhân Thành Đạt của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Chia sẻ ý kiến của bạn