Với các bạn trẻ, Cà Phê Cùng Tony hẳn không còn xa lạ. Cuốn sách là tập hợp những bài viết trên mạng xã hội của tác giả Tony Buổi Sáng (TnBS), kể về những trải nghiệm trong việc học hành, thi cử, trong những chuyến đi, những suy nghĩ về tình đời, tình người, sự văn minh, lạc hậu… Mỗi câu chuyện đều bắt nguồn từ những tình huống hết sức đời thường, nhưng lại làm độc giả bật cười, lúc lại nghèn nghẹn nơi huyết quản, khi thì “giật thột” vì tìm thấy hình ảnh của chính mình qua từng câu chữ.

Cũng không đặt ra những nguyên tắc, không có những câu thôi thúc người đọc phải hành động, chỉ bằng giọng văn hài hước mà không kém phần sâu sắc, Cà Phê Cùng Tony đã tạo ra những cú huých khiến không ít độc giả tự ra quyết định phải thay đổi.

Cà Phê Cùng Tony còn là cuốn sách dạy về kỹ năng sống, với những chỉ dẫn tỉ mỉ giúp bạn trẻ biết cách chăm sóc bản thân, quản lý thời gian, học tập và làm việc… để hội nhập với thế giới ngày càng rộng mở.




Cà Phê Cùng Tony đã trở thành một hiện tượng trong xuất bản sách 2014-2015 khi 100.000 bản được phát hành chỉ trong 1 năm. Để tri ân độc giả cả nước, Lantabra cho ra mắt phiên bản đặc biệt Cà Phê Cùng Tony bìa cứng. Mỗi buổi sáng, hãy bắt đầu với Cà Phê Cùng Tony, chắc chắn bạn sẽ có một ngày tràn đầy năng lượng. “Ly cà phê Tony” sẽ giúp bạn tỉnh thức!Chuyện Tony ở Harvard

Đại hạc Ha Vợt nhé, không phải Ha Vớt như 1 số người nói đâu nha. Ai nói Ha Vớt, Tony không có hài lòng. Chữ “Vợt” nghe nó có tính chất thể thao, còn Vớt nghe như đậu vớt, vớt vát, trục vớt….Vậy nên ngoài biệt danh Tony Tèo, Tony Phân, có thể nói thêm Tony Ha Vợt. Nghe cường tráng gì đâu.

Chuyện bắt đầu từ trung tuần tháng 8 năm 2007, giáo sư John Quelch, phó hiệu trưởng trường kinh doanh Harvard Business School ( HBS) có đến VN. Ông này là cây cao bóng cả về lĩnh vực thương hiệu. Ông thích thú với Nha Trang một cách đặc biệt ( chắc giống Yersin, vĩ nhân hay thích Nha Trang). Tony cũng có đi tắm bể hôm ấy. Thấy Tây đang bơi thì bu lại rèn luyện tiếng Anh. Tạt nước, lặn, cút, đắp lâu đài cát, búng tay tôm tép…. với ổng một hồi mới biết ổng là Prof John Quelch. Bon chen cuối cùng Tony cũng có 1 cái danh thiếp của ổng. Thế rồi quên béng mất, lúc đó VN đang sốt mọi thứ, từ đất đến vàng, chứng khoán, làm gì cũng có tiền. Vung tiền ôm hết, Tony trở nên hết sức giàu có. Nghĩ mình đã bước 1 chân vào giới thượng lưu, chuẩn bị mua siêu xe dzớt Hồ Ngạc Hòa rồi trên tay Cường Đô Loa. Sau đó đâu được hơn năm thì bong bóng xẹp, Tony bị vứt chỏng chơ ra ngoài xã hội, nghèo khổ, rách rưới, tuy gương mặt hãy vẫn còn thanh tú. Bất chấp suy thoái hay khủng hoảng, gương mặt anh ấy vẫn đẹp 1 cách rạng rỡ… Biệt thự, siêu xe…dần dần bán hết, đến cái nhà trọ cũ kỹ cũng bị bà chủ vứt đồ ra đường, đuổi đi. Trong đống đồ vứt đó, rơi ra cái danh thiếp của giáo sư John Quelch.




1 đêm mưa buồn lạnh lẽo, Tony bèn chong đèn lấy ipad gửi meo cho ổng, nói giờ con rảnh quá hà, cho con qua hạc với. Đâu lúc sau ổng trả lời, nói ừa, qua hạc đi. Mình nói hẻm có tiền. Ổng nói thôi qua hạc miễn phí đi, tiền bạc gì, mày khách sáo quá. Cái mình xách đít qua Ha Vợt hạc. Khi vác mẹt qua bên đó hạc, thì mới thấy ủa trường này cũng đẹp và nổi tiếng. Chụp hình thôi là chụp hình. Tỷ lệ vô hạc trường HBS là cao nhứt trong hệ thống các trường Ha Vợt, nhưng cũng khoảng 14%. Bên Y hay Luật khó vô hơn. Các danh nhân từ cổ chí kim có nhiều, như ông cựu TT Bush, ông Obama, hay ông tổng thơ ký LHQ bây giờ, cái ông gì người Hàn Quốc quên tên òy. Rồi bảng vàng rồi đây sẽ có Tony Tèo…biết đâu được. Mình có hỏi ủa sao nhận tui vô rồi cấp hạc bổng tàn phần cho tui vậy, ngoài ngoại hình ra, tui có gì khác xuất sắc chăng? Mấy cô phòng đào tạo nói ai biết, thấy có thơ thầy hiệu phó nói nhận mày vô đi, tao tưởng mày bạn của Bạc Qua Qua hay con ông tổng thống cái đảo quốc nào đó chớ. Cuối cùng thì mới biết là 1 ngày có hàng ngàn thư gửi sang xin hạc, nhưng toàn gửi phòng đào tạo hay bộ phận tuyển sinh, chỉ có mỗi mình là gửi cho hiệu phó. Ổng rảnh quá, đọc thư xong reply luôn. Trong thư, thầy nói mày viết sai chính tả hết trơn nhưng tao đoán ý thì hiểu. Viết dễ thương lắm Tony à. Không biết mày ăn gì mà viết dễ thương quá.

Lúc qua, cô bé làm phòng giáo vụ hỏi mày muốn hạc cái gì. Mình nói đâu đưa menu cho tao lựa. Lựa tới lựa lui một hồi mới chọn được chương trình chuyên tu tại chức văn bằng 2. Nói sẵn tiện cho tao hạc luôn tiến sũy nha, vì tao đang lòm cái tiến sũy ở quê nhà nhưng hạc hẻm nổi vì mấy thầy bên đó đang cãi nhau, bữa bắt định lượng, bữa bắt định tính, hệ Liên Xô và hệ Âu Mỹ đối đầu nhau chan chát. “Làm sao có thể tốt cho cả hai?”. Chỉ có Ưng Hoàng Phúc mới trả lời được.

Lúc vào lớp, mình chẳng biết nói gì chỉ cười. Vì nghe có hiểu mẹ gì đâu. Lâu lâu đứng lên phát biểu cả lớp cười bò. Rồi bắt đầu mọi người hâm mộ, nói ủa mày dân châu Á sao ăn nói sáng tạo quá vậy, tao thấy tụi châu Á đứa nào cũng rất là stereotype. Thầy cô cũng bắt đầu hâm mộ, nói thằng này nói chiện nghe vui và dễ thương quá nè. Mỗi lần Tony nói là SV cả lớp im lặng, vì Tony nói là tao phát âm tiếng Anh theo 1 trường phái riêng, và có sở thích hay nuốt chữ, swallow words, nên tụi mày phải tập trung hết sức, tao không nói lại 2 lần như thi Tóp Phô đâu.