Cậu bé Ronald Thompson bị tình nghi là thủ phạm giết chết 3 người phụ nữ, trong đó có Nina – vợ của Peterson, tổng biên tập một tờ báo.

Việc Thompson có phải chịu tử hình bằng ghế điện hay không trở thành vấn đề tranh cãi giữa Peterson Sharon Martin, người yêu mới của anh – cũng là một nhà báo. Mọi chuyện đang căng thẳng thì Sharon Neil, con trai của Peterson và người vợ cũ, bị bắt cóc. Kẻ bắt cóc đòi 82 ngàn đô la, và sẽ thả hai con tin vào đúng giờ Thompson bị tử hình. 11h30 ngày thứ tư, nghĩa là còn 2 ngày kể từ khi hắn bắt cóc họ.

Một cuộc chạy đua giữa cái thiện và cái ác, vừa nghĩ cách cứu 2 con tin, vừa giải quyết một vấn đề mới: Thompson có thể vô tội, nhưng làm sao để ngừng lại án tử hình ?




Một cái tựa khá… quyến rũ, một câu chuyện hấp dẫn, những tình huống nghẹt thở.. Mary Higgins Clark được xem là một cây bút viết đều tay. Các truyện của bà đều có thể được chấm từ 6đ trở lên với đầy đủ những yếu tố dành cho một quyển sách đọc để giải trí. Có lẽ vì bà không bận tâm đến những giá trị khác như chủ đề tư tưởng, phản ánh hiện thực xã hội, hay tính nhân văn… gì gì đó mà bà không được đánh giá cao như nhiều tác giả khác chăng ? Dù sao thì với Cao Sa Mạc, bạn sẽ cảm thấy mình đang được xem một bộ phim hành động, và cái kết, cũng khá xúc động – có thể rưng rưng với những ai giàu cảm xúc, hehe…

Với gần 50 đầu sách cùng hơn 300 triệu ấn bản đã được bán ra, nữ văn sĩ Mary Higgins Clark là một tác giả đầu đàn trong lịch sử tiểu thuyết trinh thám hình sự Mỹ hiện đại. Dù đã vượt ngưỡng bát tuần, nhưng bút lực của bà xem ra vẫn còn rất mạnh mẽ…

Tác giả:




Chào đời vào cuối thập niên 20 thế kỷ trước, đúng thời điểm bùng nổ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới. Mồ côi cha từ nhỏ, cô bé Mary Higgins phải từ bỏ giấc mơ cao học văn chương để sớm lập thân. Từng kinh qua đủ nghề như thư ký văn phòng, nữ tiếp viên hàng không… rồi lấy chồng. Khi cuộc sống tạm ổn, Mary liền thử sức qua nghề viết báo, phần nào đáp ứng nguyện vọng nung nấu từ thuở thiếu thời.

Nhưng bất ngờ chứng đột quị quái ác đã cướp đi  Warren Clark, chồng bà – trụ cột chính trong gia đình, để lại người vợ đơn côi cùng 5 đứa con nhỏ. Không đầu hàng số phận, Mary quyết chí dấn thân vào nghiệp viết lách từng ấp ủ bấy lâu.

Tác phẩm đầu tay “Tiểu sử George Washington” viết về thân thế sự nghiệp của người sáng lập Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ, ra mắt bạn đọc dưới bút danh chính thức Mary Higgins Clark vào năm 1969, khi bà 42 tuổi, chẳng đem lại thành công như dự tính. Không nản, M. Clark liền quay qua đề tài trinh thám hình sự đang là “cơn sốt” lúc ấy. Tiểu thuyết đầu tiên “Con của chúng ta đâu?” ra mắt bạn đọc đúng 6 năm sau, tức thì trở thành một đầu sách dạng best-seller. Quả là trời đã không phụ lòng người, tiếp nối là một loạt các tiểu thuyết trinh thám ăn khách khác: “Cái nhẫn oan nghiệt”, “Rình rập”, “Tiếng thét trong đêm”, “Lộ diện”, “Chẳng đâu bằng ở nhà mình”, “Xác chết ngoài đại dương”… đã khẳng định tên tuổi của Mary Higgins Clark trên văn đàn hiện đại.




Hơn 4 thập niên cầm bút với gần 50 đầu sách hình sự, trung bình mỗi tiểu thuyết trinh thám của Mary Higgins Clark đều bán được không dưới 5 triệu bản, Mary Higgins Clark xứng đáng được tôn là “nữ hoàng của truyện trinh thám Mỹ”.

Mời các bạn đón đọc Cáo Sa Mạc của tác giả Mary Higgins Clark.

 

 


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.