Chiếc cầu danh tiếng xây trên sông Drina ở Vichégrad để nối xứ Bosnie với xứ Serbie, cả hai thời đó đều là những tỉnh trong đế quốc Thổ, mới là nhân vật chính trong bộ cố sự chép từ thế kỷ XVI tới năm 1914 đó. “Công trình kiến trúc quí báu, đẹp tuyệt vời” kia trong xứ hẻo lánh ấy làm cho người ta ngạc nhiên và giúp cho tác phẩm có tính cách nhất trí: Chương nào cũng chép một cố sự liên quan tới “chiếc cầu trên sông Drina”

Chiếc cầu đó được xây 1571, chương 3 và 4 chép việc xây cầu, những khổ dịch, và đau khổ ghê gớm mà tên hiểm ác Abidaga, người tin cẩn của quan tể tướng, bắt dân chúng chịu âm mưu phá cầu do Radislav tổ chức bị phát giác, Radislav bị bắt giam rồi bị xử tử xóc xiên (cuộc hành trình này thật rùng rợn, bút pháp tả chân thành tàn nhẫn)

Nhưng mọi thứ biến cố – hết thảy đều liên quan tới chiếc cầu trên sông Drina – nối tiếp nhau xảy ra trong những thế kỷ sau: nạn lụt, loạn lạc, bệnh dịch, và trên cầu đặt lính canh gác, kiểm tra mọi người qua cầu, vụ tự tử của thiếu nữ diễm lệ Fata, để tránh khỏi một cuộc ép duyên…




Bố cố sự dài này xen lẫn nhiều truyện tình cảm hoặc khôi hài, hấp dẫn từ đầu tới cuối. Như trong tập Cố sự Travnik, biến cố lịch sử ghép vào những sự biến cố gia đình. Tác giả là một học giả mà cũng là một nghệ sĩ, mô tả tâm lý rất dài.

***

Ivo Andrić là nhà văn Nam Tư đoạt giải Nobel Văn học năm 1961.




Ivo Andrić sinh ở làng Dolac, gần Travnik, Bosna và Hercegovina, khi đó thuộc Đế chế Áo-Hung. Tên là Ivan nhưng mọi người thường gọi là Ivo. Bố mất năm Ivo lên 2, mẹ phải đưa con đến ở nhờ một bà dì. Thời trẻ Ivo Andrić sống ở Bosnia nên ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều tầng lớp đại chúng của nhiều sắc tộc, nhiều tôn giáo, nhiều nền văn hóa khác nhau vùng Balkan. Ông học triết học tại các đại học ở Zagreb, Viên và Kraków. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra khiến ông phải nghỉ học; sau đó bị bỏ tù do hành động chống Đế quốc Áo. Năm 1923, Ivo Andrić nhận học vị tiến sĩ tại trường Đại học Graz, làm việc tại Bộ ngoại giao Nam Tư. Chức vụ cuối cùng mà ông nắm giữ là Tham tán tại Đại sứ quán Nam Tư ở Berlin. Khi Đức xâm lược Nam Tư năm 1939, Ivo Andrić trở lại Beograd cho tới hết Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó tiếp tục sống ở thủ đô Nam Tư.

Ivo Andrić bắt đầu sự nghiệp văn chương với vai trò là nhà thơ: năm 1918 ra đời tập thơ Ex ponto (Từ biển), và hai năm sau là tập Немири Lo lắng. Sau đó, ông tập trung viết truyện ngắn. Cuốn đầu tiên là Пут Алије Ђерзелеза (Chuyến đi của Alija Djerzelez), xuất bản năm 1920, được coi là một trong những tác phẩm nổi trội trong cuộc đời sáng tác của Ivo Andrić. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, ông gần như bị quản thúc tại nhà; không thể tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít, ông tập trung sáng tác. Năm 1941 – 1945 ông viết bộ sách có tên gọi chung “Bộ ba Bosna” với ba tiểu thuyết trở thành kiệt tác, На Дрини ћуприја (Nhịp cầu trên sông Drina), Травничка хроника (Sử biên niên Travnicka) và Госпођица (Tiểu thư); trong đó nổi tiếng nhất là Nhịp cầu trên sông Drina, kể về cuộc chiến giữa những người Do Thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo trong lịch sử mấy trăm năm của Bosna.

Ivo Andrić đạt tới đỉnh cao danh tiếng sau chiến tranh và trở thành một trong những nhà văn hàng đầu của Liên bang Nam Tư (mà Bosna là một trong sáu thành viên), vào Đảng Cộng sản và giữ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Nam Tư. Năm 1948, ông giới thiệu cuốn Nove pripovetke (Những câu chuyện mới) viết về vấn đề con người xã hội lúc bấy giờ, về tâm lý của con người trong chiến tranh, về thời kì hậu chiến. Năm 1960, ông cho xuất bản tuyển tập truyện ngắn Lica (Những gương mặt). Ivo Andrić cũng viết một số khảo luận, trong đó nổi bật là Zapisi o Goji (Những ghi chép về Goya). Năm 1961 ông được nhận giải Nobel vì tài năng nghệ thuật sử thi “cho phép đặt ra những vấn đề và những số phận con người gắn với lịch sử đất nước một cách đầy đủ nhất”. Ông mất năm 1975 ở Beograd.




Tác phẩm:

Ex ponto (Từ biển, 1918), tập thơ

Немири (Lo lắng, 1919), tập thơ




Пут Алије Ђерзелеза (Chuyến đi của Alija Djerzelez, 1920), tiểu thuyết

Pripovetke (Truyện ngắn, 3 tập, 1924, 1931, 1936), truyện ngắn

На Дрини ћуприја (Nhịp cầu trên sông Drina, 1945), tiểu thuyết




Травничка хроника (Sử biên niên Travnicka, 1945), tiểu thuyết

Госпођица (Tiểu thư, 1945), tiểu thuyết

Nove pripovetke (Những câu chuyện mới, 1948), tập truyện




Проклета авлија (Khu vườn bị nguyền rủa, 1954), truyện vừa

Lica (Những gương mặt, 1960), tuyển tập truyện

Zapisi o Goji (Những ghi chép về Goya, 1961), tiểu luận




Омерпаша Латас (Omer-Pasha Latas, in sau khi mất vào năm 1977)

***

Bối cảnh của truyện này là xứ Bosnie – Herzégovine, nhưng trong vài chương xứ Serbie cũng thường được nhắc tới; mà những xứ đó, đa số độc giả chưa được biết, nên chúng tôi giới thiệu ít hàng dưới dây để độc giả dễ hiểu truyện.




Chúng ta thường nghe nói đến Nam Tư Lạp Phu (tiếng Pháp là Yougoslavie có nghĩa là xứ của dân tộc Slave phương Nam, mà Slave trỏ một giống người ở Trung Âu, nhất là Đông âu như dân tộc Ukraine, Serbie, Croatie, Nga, Bảo Gia Lợi …) và Thống chế Ti to, vị anh hùng Nam tư theo chế độ cộng sản. Ông có tinh thần quốc gia mạnh mẽ, ngày càng xích gần lại với Tây Âu.

Bosnie – Herzégovine và Serbie nay là hai trong sáu tiểu bang của Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư, bốn tiểu bang kia là Croatie, Slovénie, Monténégro, Dalmatie. Liên bang đớ nằm trên bờ vịnh Adriatique, phía Tây ngó qua Ý, phía Đông Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, phía Bắc giáp Áo, phía Nam giáp Hy Lạp; dân số năm 1954 khoảng 17 triệu, kinh đô là Belgrade, trên tiểu bang Serbie.

Bosnie – Herzégovine và Serbie là hai tiểu bang giáp nhau, rộng nhất, dân số mỗi tiểu bang năm 1954 khoảng bốn triệu. Cả hai đều nhiều núi, từ thế kỷ XIX trở về trước nguồn lợi canh là canh nông và mục súc. Kinh đô của Bosnie – Herzégovine là Sarajevo, của Serbie là Belglade.




Dân hai xứ đều là giống Slave, hiện nay khoảng một phần ba theo Hồi giáo, hai phần ba theo Ki tô giáo.

Lịch sử của họ rất gian truân, có lẽ nhờ vậy mà họ anh dũng và có tinh thần quốc gia mạnh.

Mới đầu họ lệ thuộc La Mã, qua thế kỷ VII mới thành lập những tiểu quốc gần như độc lập: Bọsnie – Herzégovine, Serbie. Họ phải chống với những dân tộc ở chung quanh: Hi Lạp, Bảo Gia Lợi, Hung Gia Lợi.




Thế kỷ IX họ theo Ki tô giáo.

Mời các bạn đón đọc Chiếc Cầu Trên Sông Drina của tác giả Ivo Andritch.