Cuốn sách Chu Dịch Với Dự Đoán Học là sự tổng hợp các thành quả nghiên cứu của các học giả qua các thời đại. Sách không sử dụng nguyên văn uyên thâm khó hiểu mà đã diễn đạt lại Dịch lý bằng ngôn ngữ hiện đại thông dụng. Toàn bộ cuốn sách được biên soạn theo phương pháp hiện đại:

  • Sử dụng hệ thống giải thích bằng hình vẽ, sơ đồ minh hoạ.
  • Đối chiếu văn tự với hình vẽ.
  • Dùng một lượng lớn hình minh hoạ.
  • Bảng biểu đặc sắc, biến những lý luận khô khan, khó hiểu thành lời văn sinh động, dễ hiểu.

Vì vậy đã đem lại cho độc giả một lối đi thuận lợi hơn để tiệp cận với “vua của vạn thuật” thời cổ đại.

Lời nói đầu

Mao Trạch Đông nói “Nhân dân là anh hùng chân chính”, nhân dân là người phân biệt tốt nhất, thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý. Sách “Chu dịch với dự đoán học” của tôi xuất bản tháng 5 năm 1990 đến nay đã hơn bốn năm. Năm đổ bộ sách này rất nổi tiếng. Trong Hội chợ triển lãm sách ở Thượng Hải tháng 9 năm 1990 đến nay đã được trưng bày ở gian hàng sách giáo dục, gian hàng phát hành sách của tỉnh và đã được các chuyên gia, học giả, độc giả rộng rãi trong và ngoài nước đánh giá cao và lượng tiêu thụ rất lớn.




Sau khi sách “Chu dịch với dự đoán học” phát hành được 38 ngày, Đài truyền hình Trung ương từ 5 – 11/1991 đã chính thức tuyên truyền và ca ngợi tôi đã đạt được thành tựu to lớn trong việc ứng dụng “Chu dịch” vào khoa học dự đoán hiện đại.

“Chu dịch là viên ngọc sáng trong kho tàng khoa học của nước ta, là sách mà bậc Đế vương các triều đại cần đọc, là đạo trị quốc và pháp bảo dựng nước. Mao Trạch Đông là nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà quân sự vì đại, Người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc vượt qua cuộc đấu tranh gian khổ nhưng tuyệt vời, giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó không những là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn cách mạng Trung Quốc mà còn là sự suy nghĩ sâu xa, vận dụng những mưu lược quân sự bắt nguồn từ “Chu dịch” của “Binh pháp Tôn Tử” để lấy yếu thắng mạnh. Về điểm này mọi người đều thừa nhận.

1/ Nội dung cơ bản của sách “Chu dịch với dự đoán học”




“Chu dịch với dự đoán học” là sách chuyên để Dịch học ứng dụng đầu tiên của hơn bốn mươi năm từ sau giải phóng. Nó hùng hồn nêu lên “Chu dịch” là nguồn gốc và cơ sở của khoa học dự đoán, khoa học thông tin của nước ta, nên gọi là ứng dụng khoa học dự đoán của Kinh dịch vào khoa học dự đoán hiện đại. Trong sách chỉ rõ “Chu dịch” ra đời từ vũ trụ quan đối lập thống nhất, là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó chỉ rõ quy luật và quy tắc phát triển, biến hóa của các sự vật trong vũ trụ. Trong sách công bố phát minh dùng màu sắc của ngũ hành để biểu thị hình về tượng hào của 64 quẻ và dùng thể dự đoán thông tin của 6 hào, bổ sung những chỗ còn trống trong Kinh dịch. Tổng kết các dấu hiệu âm dương bắt quái và tượng quả, tượng hào của 64 quả không những là tiêu chí một mà của mọi sự vật trong vũ trụ mà còn là cái kho trữ lượng thông tin rất lớn, nó có một công năng độc đáo, có thể dự đoán và phản ánh vượt lên tất cả, trên do được trời, dưới do được đất, giữa do dược người và sự việc… cho dù là thông tin thuộc vĩ mô hay vi mô, thời gian dài hay ngắn, toàn cục hay cục bộ đều có thể đoán được. Khả năng dự đoán và phản ánh của nó là vô cùng thần kỳ và độc đáo, tốc độ rất nhanh, độ chuẩn xác cao, không tốn sức người, sức của và thời gian, không có máy móc hiện đại nào có thể thay thế được.

2/ Sách “Chu dịch với khoa học dự đoán” có mặt khắp nước và cả 5 châu

Sách “Chu dịch với khoa học dự đoán” xuất bản lần đầu vào tháng 5 năm 1990 do Nhà xuất bản Văn nghệ Hoa Sơn xuất bản. Mấy chục vạn cuốn sách chỉ trong một tháng đã bán hết, điều này rất hiếm thấy trong lịch sử phát hành sách của Trung Quốc. Sách cung không đủ cấu, dẫn đến cơn sốt sách.




Tháng 6 năm 1991, tôi từ nước ngoài về đến Bắc Kinh, một vị làm công tác phát hành sách lâu năm đã nói với tôi : “Gần đây tôi đi khắp trong nước, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến biên giới, gần như chỗ nào có bày sách là có sách ông. Từ diện phủ toàn quốc và thời gian phát hành mà nói, số lượng phát hành đã vượt qua 20 triệu bản, đó là kỳ tích (trừ tác phẩm của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình ra) trong lịch sử phát hành sách của nước ta, hơn nữa lại là độc giả tự bỏ tiền mua chứ không phải tiền cơ quan”.

Sách của tôi được hoan nghênh như thế là vì xã hội đã thừa nhận giá trị của nó. Tháng 12 năm 1990 cuốn sách này lại được xuất bản ở nồng Kông. Mặc dù trong nước vừa phát hành vẫn không gây ảnh hưởng gì đến việc phát hành sang Áo Môn và các vùng có người Hoa ở Đông Nam Á và trên thế giới. Lượng sách phát hành ở hải ngoại cũng vượt qua bất cứ tác phẩm chuyên đề nào của nước ta (TQ). Điều đó nói lên bộ sách “Chu dịch với dự đoán học” là bộ sách chuyên để tuyên truyền về khoa học, nói về khoa học, dùng khoa học, là món ăn tinh thần có giá trị quý về khoa học.

Sự ra đời của cuốn sách đã gây nên trong toàn quốc một cao trào “khơi đá tìm vàng”, người ta tìm đến những sách cổ và các sách mới có liên quan với thuật số. Nó không những đã làm phồn thịnh thêm sự nghiệp xuất bản của nước ta mà quan trọng hơn là làm sáng tỏ nền văn hóa cổ đại ưu tú của nước ta, đã mở ra chân trời mới và con đường mới cho việc vận dụng khoa học dự đoán thông tin vào khoa học dự đoán hiện đại của nước ta.




Cuốn sách thứ hai của tôi “Giải các ví dụ dự đoán theo Chu dịch” được viết theo yêu cầu thiết tha của quảng đại độc giả, do Nhà xuất bản Văn nghệ Đồn Hoàng phát hành, có đẩy dù giá trị học thuật và giá trị thực tế. Cuốn sách thứ ba là “Dự đoán theo tứ trụ” trực tiếp bàn đến vận mệnh của con người, là cuốn sách mọi người rất quan tâm, rất muốn học. Cả bộ sách này đều đã phát hành trong và ngoài nước, số lượng đều đứng đầu bảng.

3/ Độc giả của cuốn sách “Chu dịch với dự đoán học”

Độc giả của cuốn sách “Chu dịch với dự đoán học” có khắp toàn quốc và nước ngoài, vậy thì cụ thể là bao nhiêu ? Nói chung, phát hành bao nhiêu sách là bấy nhiều độc giả, chỉ có thể nhiều hơn chứ không thể ít hơn. Đó là điều chắc chắn. Vậy số độc giả đó gồm những tầng lớp nào ? Trình độ văn hóa ra sao ? Dưới đây tôi sẽ nói đến.

Sau khi cuốn sách được phát hành, độc giả gửi thư hoặc đến thăm tới tấp. Họ bay đi Tây An, đến Nhà xuất bản, đến Tạp chí “Người thế gian”, đến bất cứ đơn vị nào, nhà giáo sư nào mà trong sách có đề cập đến. Mỗi bức thư đều tỏ lời ca ngợi, cầu mong, cổ vũ, thỉnh giáo của đủ các tầng lớp nhân sĩ. Họ thấy có một thế giới mới chưa hề biết đến trong vòm trời khác của Chu dịch, đó là thế giới dự đoán có quan hệ chặt chẽ với bản thân mình. Thư gửi đến bao gồm nhiều cán bộ ở các cấp, cũng có người là dân thường về trình độ văn hóa có người là trí thức cao cấp, có người làm công tác khoa học, có cả học sinh, quân đội; về tuổi tác có học giả tuổi ngoại tám mươi, cũng có những em học sinh mới mười mấy tuổi. Bài báo tuyến đăng thư độc giả do nhà văn Trương Chí Xuân viết đã lấy tiêu để là “Thiệu Vĩ Hoa – đại sư về dự đoán” là một ví dụ. Trong số độc giả có một vị lãnh đạo cấp tỉnh. tháng 12 năm 1990 sau khi họp Hội nghị trung ương về đã nói : “Trong thời gian tôi họp ở trung ương, rất nhiều đại biểu, nhất là những đồng chí lão thành cứ về đến nhà nghỉ là đọc sách này, và thời gian giải lao ở hội trường họ hay gặp nhau để trao đổi về nó. Tôi giả vờ tò mò hỏi nội dung sách, họ đều trả lời là sách nói về cách dự đoán số mệnh. Bây giờ tôi mới tin có chuyện số mệnh và tôi cũng mề sách luôn”. Tháng 3 năm 1991 một vị cán bộ cao cấp khi nhìn thấy tôi đã phấn khởi bảo rằng : “Học viên trường Đảng chúng tôi hầu như mỗi người một quyền, ai cũng đọc sách anh, giáo viên cũng đọc. Sách của anh cứ dọc là thích, cẩm lên rồi là đọc thấu đêm suốt sáng. không muốn bỏ ra, viết thật hấp dẫn”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *