Cú Sốc Thời Gian Và Kinh Tế Việt Nam
Cuốn sách Cú Sốc Thời Gian Và Kinh Tế Việt Nam ra đời nhân dịp Việt Nam kỉ niệm 40 năm ngày chấm dứt chiến tranh và gần 30 năm từ khi có Đổi mới. Sách đánh giá thành quả phát triển trong 40 năm qua, phân tích những thách thức hiện nay và đề khởi đổi mới tư duy và chiến lược cho giai đoạn mới là ba phần chính của cuốn sách. Ngoài ra có chín phụ trang về các vấn đề văn hóa, giáo dục, lịch sử, những khía cạnh có liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nhiều nội dung trong cuốn sách là những bài viết đã đăng trên các báo ở trong và ngoài nước trong vài năm qua, trong đó nhiều nhất là những bài trên Thời báo kinh tế Saigon. Phần lớn nội dung của Lời nói đầu này cũng đã đăng trên số báo Tết Bính Thân (phát hành giữa tháng 1/2016) của tạp chí này. Ngoài ra, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Diễn Đàn, Thời đại mới, Đà Nẵng, v.v… cũng là xuất xứ của nhiều chương và phụ trang trong sách này. Tuy dùng nhiều bài đã đăng nhưng lần này tác giả đã bổ sung, làm mới tư liệu và sửa chữa những chỗ chưa chính xác.
Nội dung sách được chia thành 3 phần với các chương cụ thể như sau:
Phần I: Việt Nam 40 năm qua
Chương 1: Kinh tế Việt Nam 40 năm qua
Chương 2: Thời gian trong kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản 3
Chương 3: Thời gian trong kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc
Chương 4: Việt Nam và Trung Quốc:
Chương 5: Việt Nam trong dòng chảy lao động tại Á châu
Chương 6: Từ Tokyo nhìn lại 40 năm Việt Nam
Phần II: Những thách thức có tính thời đại
Chương 7: Nguy cơ chưa giàu đã già
Chương 8: FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế Việt Nam
Chương 9: Thách thức trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
Chương 10: Bẫy thu nhập trung bình: Trường hợp Việt Nam
Chương 11: Trào lưu kinh tế Á châu và nguy cơ tụt hậu của Việt Nam
Phần III: Đổi mới tư duy, tầm nhìn vàchiến lược cho 20 năm tới
Chương 12: Chiến lược thoát Trung
Chương 13: Dùng ODA như thế nào?
Chương 14: Công nghiệp hóa: Ai phải là người giàu?
Chương 15: Thực hiện giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng
Chương 16: Ý tưởng cho giai đoạn mới
***
Có bao giờ bạn thắc mắc: thực trạng nền kinh tế VN trong 40 năm qua, chúng ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới; vì sao Nhật bản, Hàn quốc phát triển thần kỳ trong thời gian ngắn; các chính sách nào giúp Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mối lo ngại cũng như thách thức trong tương lai của VN là gì; bẫy thu nhập trung bình là gì, làm sao thoát được bẫy thu nhập trung bình; làm sao để đưa VN phát triển nhanh và mạnh xứng đáng với tiềm năng; làm sao để VN trở thành quốc gia thượng đẳng … tất cả các vấn đề trên được Gs Trần Văn Thọ trình bày đầy đủ trong cuốn “Cú sốc thời gian và kinh tế VN”. Sách đạt giải sách hay năm 2016 do Quỹ văn hoá Phan Chu Trinh tài trợ.
Nói thêm về gs Trần Văn Thọ. Ông sinh năm 1949 tại Quảng Nam, năm 1967 sang Nhật Bản du học. Ông học cho đến khi lấy được bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Hitotsubashi, Tokyo. Từ năm 2000 đến nay, ông làm Giáo sư kinh tế Đại học Waseda (Tokyo). Ông từng là thành viên Tổ Tư vấn cải cách kinh tế và hành chính hoặc trong Ban Nghiên cứu chính sách của các thủ tướng Việt Nam như Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Tháng 7/2017 ông là một trong 15 thành viên Tổ tư vấn kinh tế của TT Trần Xuân Phúc. Mặc dù đến nay đã sống ở Nhật Bản hơn 40 năm nhưng ông vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho mình.
——————————-
Thế kỷ 15-16, ng Châu Âu đã vượt Đại dương đi khám phá những vùng đất mới, sang thế kỷ 18-19, nhờ thành tựu khoa học công nghệ từ cuộc CM công nghiệp lần thứ I&II, đưa một số quốc gia Châu Âu phát triển vượt bậc trở thành nước đế quốc và bắt đầu tìm kiếm thuộc địa ở các khu vực còn lạc hậu. Trong khi TQ, quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất thế giới, đóng cửa tự mãn và ru ngủ mặc cho sự phát triển ồ ạt của văn minh nhân loại. Hậu quả là, cuối TK 19 đầu TK 20, thế giới chứng kiến nạn xâm lược thuộc địa Á, Phi, các nước chậm phát triển đều bị các nước phương Tây biến thành thị trường thuộc địa phục vụ chính quốc, ngoại trừ Nhật Bản. Liệu rằng lịch sử có lập lại trong TK 21 với các quốc gia chậm phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, năm 2015, Gs Trần Văn Thọ cho đời ra cuốn sách “Cú sốc thời gian và kinh tế VN” phân tích và đánh giá sự tương quan về kinh tế giữa VN và một số quốc gia trong cùng khu vực. Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ mất 35 năm phát triển để trở thành nước CN, Trung Quốc từ khi mở cửa (1980) cũng mất 30 năm để thành nền kinh tế thứ 2 thế giới (2010) ngay cả một số nước Đông Nam Á, cùng hoàn cảnh với VN như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia hiện cũng trở thành nước công nghiệp mới (NIC). Vậy đâu là nguyên nhân thành công của các quốc gia này và VN học hỏi từ gì được họ ?.
Tác giả cho rằng các yếu tố làm nên thành công đó là: Có tư tưởng cởi mở, đặt mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế lên hàng đầu và dồn mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế phát triển; lãnh đạo có tâm và có tầm (Hàn Quốc có Park Chung Hee, Kim Da jung, Nhật có Ikeda Hayato, Trung Quốc có Đặng Tiểu Bình, Singapore có Lý Quang Diệu) đã quy tụ được tầng lớp trí thức trong và ngoài nước cùng sự đồng thuận của xã hội; biết phát huy tinh thần dân tộc tự cường .v.v.v. Ko bàn về các quốc gia có thể chế chính trị khác VN, ngay cả TQ cũng biết tận dụng thời cơ để phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế TB hàng năm 9-10%, riêng vùng duyên hải là 15% (từ 2008 trở lại đây chỉ còn 7%) và năm 2010 trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, 2013 nước có lượng dự trữ ngoại hối cao nhất tg. Vì sao cùng thể chế mà 2 thành tích phát triển, tác giả cho rằng điểm mấu chốt là TQ đã lựa chọn “chủ nghĩa phát triển” chứ ko phải ý thức hệ là mục tiêu phấn đấu. Giới lãnh đạo TQ đã hành động theo phương châm “Lấy thực tiễn là thước đo chân lí” lấy thành quả cải cách làm nền tảng để thuyết phục phe bảo thủ. Ngay từ giai đoạn mở cửa 1980, TQ đã tạo mọi đk để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến sản xuất và chuyển giao công nghệ; sớm thành lập các đặc khu kinh tế (từ năm 1980, thành lập 2 đặc khu ở Quảng Đông và Phúc Kiến – tỉnh có số Hoa Kiều đông nhất và ra sức kêu gọi Hoa kiều hồi hương đồ vốn về nước đầu tư) đến nay TQ có 05 đặc khu kt … “Chủ nghĩa phát triển” còn áp dụng cho cả chính quyền địa phương, các địa phương phải cạnh tranh nhau phát triển và là điều kiện để lãnh đạo được cất nhắc vị trí cao hơn …
Còn VN thì sao ?
Theo tác giả VN sau thống nhất đất nước năm 1975 thì 10 năm tiếp đó nóng vội bước lên CNXH, đến 1986 mới chính thức thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần nhưng đến năm 1990 mới có luật doanh nghiệp, nhưng phải đợi đến năm 1999 luật doanh nghiệp mới ra đời, cho phép DNTN đầu tư mọi lĩnh vực mà nhà nước ko cấm. Năm 1990 thì hạn chế vốn đầu tư FDI thì đến năm 2007 (sau khi gia nhập WTO) thì mở cửa ồ ạt, làm chết nghẹt những DN vừa và nhỏ trong nước; các DN còn lại quá yếu ko kết nối thị phần với các DN nước ngoài (tới 80% DN FDI là 100% vốn nước ngoài) nên hầu như đến nay VN ko chuyển giao và ứng dụng công nghệ; kinh tế VN phân hóa thành 2 khu vực, khu vực có vốn FDI và khu vực tư nhân. Từ năm 1990 đến năm 2007, VN hội tụ mọi điều kiện để phát triển 10% năm (nếu vậy thì đến nay đã trở thành nước có thu nhập TB cao chuẩn bị cho gđ thành nước CN) thì tốc độ phát triển chỉ dừng mức khiêm tốn 7%, từ năm 2008 đến nay còn lại trên dưới 6% (Nhật, HQ, TQ trong giai đoạn phát triển thần kỳ là 9-10% năm). Sau 40 năm pt, VN vẫn ở top quốc gia có thu nhập trung bình thấp (GDP 2016 là 2.200 USD) và nguy cơ bẫy thu nhập TB là khó tránh khỏi. Khoảng cách giữa VN và TQ ngày càng nới rộng, nhập siêu dị thường từ TQ ngày càng tăng; tư bản dân tộc kém phát triển ko đủ sức cạnh tranh ngay cả trong nước, cán cân thương mại nghiêng về nhập siêu, các DN đa phần cần nhiều lao động giản đơn (dệt, vải sợi); ng dân thất nghiệp phải xuất khẩu lao động, phụ nữ thì lấy chồng ngoại … gây ra nhiều tệ nạn, tiêu cực làm xấu hình ảnh VN trên trường quốc tế. Những thách thức VN phải đối mặt trong tương lai là ko đạt được chỉ tiêu đề ra trở thành nước CN năm 2020, tụt hậu so với thế giới, nguy cơ chưa-giàu-đã-già (từ năm 2020 đến 2025 VN sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng), bẫy thu-nhập-trung-bình (GDP 2016 là 2.200 USD và để trở thành nước CN thì GDP phải trên 12.475 USD) và thách thức trước sự trỗi dậy của TQ.
Các giải pháp nào cho VN hiện nay, làm sao để VN trở thành quốc gia thượng đẳng ?
Tác giả cho rằng: Lãnh đạo phải là những ng có tài, có tâm huyết, khát khao đưa đất nước đi lên. Lđ phải là những người bức xúc với tình trạng trì trệ của đất nước, thấy được hình ảnh lao động VN bị đối xử tệ ở nước ngoài. Muốn làm được phải có chiến lược và chính sách trung, dài hạn hợp lý và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đó. Phải cải cách, cố làm sao cho chất lượng thể chế phải bằng hoặc hơn TQ mới đuổi kịp họ (năm 2016 VN tăng trưởng chỉ còn 6,2%, TQ là 6,7%); thu dụng ng tài, tập hợp mọi nguồn lực (trong và ngoài nước) để hướng vào mục tiêu phát triển; đổi mới mô hình tăng tưởng, tái cấu trúc nền kt (hiện đang triển khai nhưng rất chậm); nhà nước chỉ làm vai trò kiến – tạo – phát – triển, lĩnh vực kinh doanh phải để tư nhân đảm nhiệm; xây dựng nền kttt lành mạnh; sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả và nhanh chóng tốt nghiệp ODA; có chiến lược thu hút vốn FDI (ko thu hút những dự án gây ô nhiễm MT, ảnh hưởng an ninh quốc gia, những ngành nghề mà DN trong nước tự chủ được); tạo mọi đk cho tư bản dân tộc phát triển; chú trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ; cuối cùng là có chiến lược thoát Trung …
Sách dày chỉ có 250 trang, nên có nhiều vấn đề tác giả trình bày một cách vắn tắt, ko đi sâu phân tích nguyên nhân nhưng cũng khái quát thực trạng kt VN, những khó khăn và nguy cơ VN phải đối mặt trong thời gian đến. Thông qua cuốn sách đọc giả cũng cảm nhận được lòng yêu nước của tác giả, bức xúc trước sự trì trệ của đất nước. Gs Thọ dù sống xa quê hương đã lâu nhưng luôn theo dõi tình hình kinh tế nước nhà, khát khao đóng góp công sức, xây dựng VN ngày càng giàu mạnh, có tiếng nói trên nghị trường quốc tế. Thời gian là còn lại là ko còn nhiều, mỗi ng VN phải ý thức được trách nhiệm quốc gia, dân tộc, phải hung đúc khí phách, tinh thần Việt, tích cực hd để xd quê hương giàu đẹp.
“Một đất nước muốn trở thành quốc gia thượng đẳng phải bắt đầu tư khí khái, quyết tâm hành động của giới lãnh đạo, từ đó quy tụ nhân tài và đưa ra được quyết tâm nhìn về hướng phát triển, đáp ứng được mơ ước của dân chúng” – trang 177.
Mời các bạn đón đọc Cú Sốc Thời Gian Và Kinh Tế Việt Nam của tác giả Trần Văn Thọ.
Chia sẻ ý kiến của bạn