Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 12
Bắt đầu từ kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ GD&ĐT quyết định Lịch Sử là môn thi trắc nghiệm 100% với tên gọi một bài thi trong tổ hợp môn khoa học xã hội thay cho một môn thi truyền thống là bài thi tự luận 180 phút. Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Lớp 12 là cuốn cẩm nang không thể thiếu cho các em học sinh trong kỳ thi đầy căm go phía trước.
Tham khảo thêm:
- Phân Loại Và Hướng Dẫn Giải Đề Thi ĐHCĐ Môn Lịch Sử
- Bộ 46 đề thi đai học khối C môn Lịch Sử
- 1260 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12
Trên cơ sở các Đề thi minh họa (nói nôm na là đề mẫu) và Đáp án của Bộ GD&ĐT về thi trắc nghiệm môn Sử, Thư viện Sách Mới hân hạnh gửi đến các em bộ Đề Cương Ôn Tập Lịch Sử Lớp 12 gồm 2 trọng tâm sau:
Trọng tâm thứ nhất:
Số lượng kiến thức của phần lịch sử thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam là 70%. Mức độ phân bố câu hỏi từ “nhận biết kiến thức”, “thông hiểu”, “vận dụng”, “vận dụng cao” sẽ dao động là 60%, 20%,10%, 10%. Đề thi sẽ có sự phân hóa từ thấp đến cao, từ dễ đến khó đảm bảo về cơ bản các mức độ sau:
Mức độ biết: là những câu hỏi đơn giản mang tính chất tái hiện kiến thức lịch sử như sự kiện, thời gian, không gian, nhân vật…
Mức độ hiểu: là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải lý giải, phân tích, chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá năng lực học sinh ở mức độ cao hơn.
Mức độ vận dụng (bao gồm vận dụng và vận dụng cao): là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét, đánh giá; vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề thực tiễn đặt ra. Đây là nhóm câu hỏi khó nhất và phân loại, phân hóa học sinh cao nhất.
Trọng tâm thứ hai:
Nắm vững những kiến thức căn bản trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 hiện hành của Bộ GD&ĐT theo cấu trúc và trình tự thời gian của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000.
Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, hãy học các bài Tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vẫn đề.
Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài Tổng kết và đa phần giáo viên, học sinh không để ý.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Chương I: Sự Hình Thành Trật Tự Thế Giới Mới Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1945 – 1949)
Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
Chương II: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000) Liên Bang Nga (1991 – 2000)
Chương III: Các Nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 – 2000)
Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
Bài 6: Nước Mĩ
Bài 7: Tây Âu
Bài 8: Nhật Bản
Chương V: Quan Hệ Quốc Tế (1945 – 2000)
Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Chương VI: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá
Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Chương I: Việt Nam Từ Năm 1919 Đến Năm 1930
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Chương II: Việt Nam Từ Năm 1930 Đến Năm 1945
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
Chương III: Việt Nam Từ Năm 1945 Đến Năm 1954
Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Chương IV: Việt Nam Từ Năm 1954 Đến Năm 1975
Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Chương V: Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 2000
Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Leave a Reply