Cuốn sách “Dê những món ăn và vị thuốc” của tác giả Bùi Xuân Mỹ biên soạn giúp chúng ta hiểu hơn về những món ăn chế biến từ thịt dê và nó có công dụng như thế nào đối với sức khỏe của con người. Thịt dê có mùi mồ hôi rất đặc trưng, nếu chúng ta không biết sơ biến trước khi chế biến món ăn thì sẽ làm cho món ăn kém phần ngon, do mùi của thịt dê vẫn còn.
Ở góc độ khoa học Dê có tên khoa học Capra SP, và là loại con vật tương đối dễ nuôi. Ở Việt Nam có 3 giống Dê chính: Dê Việt Nam, Dê Ấn Độ, Dê Mông Cổ.
Trong 3 loại trên, dê Ấn Độ là loại to lớn nhất. Dê được phát triển khắp nơi, nhất là vùng Trung du, mịền núi; ở ngoài Bắc vùng Lạng Sơn, Nam Hà, Ninh Bình; ở miền Trung: Gia Lai, Kontum, Buôn Mê Thuộc; ở Miền Nam: Đồng Nai, Tiền Giang, v.v… đều nuôi rất nhiều Dê từ vài chục đến vài trăm con. Hầu như các bộ phận của Dê như: Thịt dê, Tiết dê, Gan dê, Dạ dày dê, Tinh hoàn dê, Xương dê, Sữa dê đều dùng làm thuốc.
Dưới đây chúng ta điểm qua một số công dụng vị thuốc của Dê:
1. Thịt dê: (Dương nhục).
- Theo tài liệu cổ, thịt dê có vị ngọt, tính hơi nóng, không độc vào 3 kinh tỳ, vị và can, có tác dụng trợ dương, người dương sự kém nên ăn, ho hen, gầy yếu, phụ nữ sau khi sinh yếu sức khí hư, cạn sữa nên dùng.
- Nhiều món ăn từ thịt dê khá độc đáo, phổ biến nhất là tái dê. Thịt dê lựa chỗ thật ngon, như thịt đùi dê, phi hành mỡ ướp da vị cho thơm, áp chảo đem ra thái mỏng, bỏ vào đĩa, rắc mè, rau thơm sau đó dùng nước mắm đường, gừng ớt thì ăn rất ngon.
- Các món ăn khác cũng từ thịt dê như: Cari dê, dê xào lăn, chao dê, dê bọc mỡ chài nướng, dê nướng chả 3 lớp,…
- Nhiều người cho rằng ăn nhiều thịt dê như vậy rất bổ cho sức khỏe, nhất là những người chân dương suy yếu, hay đau lưng, mỏi gối chân tay lạnh, ăn một thời gian các chứng này biến mất.
- Trong sách kim Quỹ nói “Phụ nữ sau khi sinh đẻ suy yếu, gầy còm ít sữa nên dùng thịt dê”.
- Theo viện dịch tể Hà Nội (năm 1972) trong 100g thịt dê có 17,5% Protid; 40% Lipid. Như vậy ta thấy rằng trong thịt dê có nhiều chất béo.
2. Tiết dê: (Dương huyết).
- Theo tài liệu cổ tiết dê có tác dụng giải độc, nhất là giải độc Đoạn trường thảo (lá ngón), uống ½ xị tiết dê là có thể giải độc ngay, còn bổ huyết, chữa choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi.
3. Gan dê
- Dùng để chữa Can phong hư nhược, mắt mờ đỏ, sau khi khỏi sốt bị mờ mắt: Mỗi ngày ăn từ 30 – 60g, nấu chín mà ăn, ăn liên tục nữa tháng.
4. Dạ dày dê: (Vị dương).
- Chữa gầy yếu, ăn vào bị nôn mữa: Dạ dày dê phơi khô tán nhỏ, mỗi lần uống từ 5-10g.
5. Tinh hoàn dê: (Ngọc Dương).
- Trị thận yếu, hoạt tinh ngày dùng từ 20-30g ngâm rượu uống.
6. Sữa Dê:
- Rất bổ, chống suy nhược, mệt mỏi, bổ sức, tăng lực, ốm yếu, nhiều người cho rằng dùng sữa dê tốt hơn sữa bò, lại không nóng. Tuy vậy sữa dê thường không cho nhiều được như sữa bò.
Chia sẻ ý kiến của bạn