Giết Người Trong Mộng là tác phẩm về nhân vật Miss Marple hay nhất của Agatha Christie.

Một câu chuyện lấy quá khứ làm điểm rơi trong tương lai ám ảnh nhân vật chính một cách kỳ lạ. Bắt đầu từ đấy, những dấu ấn chập chờn vén từng chút bức màn bí mật ẩn sâu nhằm đưa những uẩn khuất phơi mình trước sự thật.

Một thiên tiểu thuyết gây kinh ngạc khi đã đi sâu vào lòng quá khứ bằng sự khắc khoải của logic.  Xứng đáng để người yêu truyện trinh thám cất công giấu nó vào mộng.




***

Nữ nhà văn Agatha Christie sinh năm 1890 tại Torquay, Anh. Cha bà tên là Frederick Miller, nên tên khai sinh của bà là Agatha Miller. Hồi còn nhỏ, Agatha không được tới trường mà chỉ được gia đình thuê gia sư về dạy dỗ tại nhà.

Là một đứa trẻ nhút nhát, khó có thể diễn tả chính xác ý kiến của mình, ban đầu bà tìm đến âm nhạc như một cách giải tỏa tâm sự và sau này là viết sách. Năm 1914, bà kết hôn với Archie Christie, một phi công chiến đấu. Trong khi đức lang quân bận rộn chiến đấu ngoài chiến trường thì bà làm y tá trong bệnh viện. Chính trong thời kỳ này, ý tưởng viết tiểu thuyết trinh thám đã nảy sinh trong tâm trí bà. Chỉ một năm sau bà đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Những bí ẩn vùng Styles, nhưng phải tới 5 năm sau nó mới được xuất bản (1920).




Trong cuốn sách này, độc giả lần đầu tiên được làm quen với một thám tử lập dị người Bỉ tên là Hercle Poirot với bộ ria ngộ nghĩnh, mái tóc điểm bạc và một tính cách tỉ mỉ, sạch sẽ. Nhưng phải tới năm 1926, những cuốn sách của Agatha mới thu hút được sự chú ý của công chúng khi bà xuất bản cuốn Vụ ám sát Roger Ackroyd. Truyện này được đăng trên một tờ báo tiếng Ireland năm 1938 và được tái bản ba lần.

Nhân vật thám tử Poirot có khả năng phá những vụ án phức tạp và được coi là nhân vật xứng đáng kế vị thám tử lừng danh Sherlock Holmes của nhà văn Arthur Conan Doyle. Christie đã viết hơn 30 tiểu thuyết trinh thám về viên cảnh sát Poirot với những truyện nổi tiếng như The Murder of Roger Ackrovd (1926), Murder on the Orient ExPress (1934) và Death on the Nile (1937). Trong đó có nhiều truyện đã được chuyển thể thành phim.

Năm 1926, hai vợ chồng Agatha ly dị bởi ông chồng ngoại tình. Đã sẵn đau buồn vì mẹ mới mất, Agatha đột nhiên biến mất. Cả nước Anh trở nên sôi sục vì một nữ nhà văn nổi tiếng bị mất tích. Ba ngày sau người ta phát hiện bà tại một khách sạn nhỏ với lời giải thích rằng bà bị mất trí nhớ. Năm 1930, bà tái hôn với một nhà khảo cổ học trẻ tuổi tên là Max Mallowan.




Ngoài nhân vật thám tử Poirot, cô Jane Marple – một nhân vật nổi tiếng và được nhiều độc giả yêu thích – được nữ nhà văn sáng tạo và giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn Murder at the Vicarage vào năm 1930. Đây là một phụ nữ trung niên độc thân sống trong một ngôi làng tại St. Mary Mead. Cô không phải là một thám tử nhưng chỉ bằng trực giác nhạy bén và sự tập trung cao độ, cô đã phá được tất cả các vụ án mà cảnh sát chịu bó tay. Nhân vật Jane Marple được Agatha sử dụng trong 12 tiểu thuyết và trở nên nổi tiếng trong Thời đại vàng của tiểu thuyết tại Anh thời kỳ những năm 1920 và 1930.

Agatha Christie được mọi người tôn vinh là Nữ hoàng truyện trinh thám. Trong suốt cuộc đời mình, bà đã sáng tác 66 tiểu thuyết, rất nhiều truyện ngắn, kịch và hàng loạt tiểu thuyết tình cảm lãng mạn với bút danh là Mary Westmacott. Vở kịch Chiếc bẫy chuột của bà có lẽ là vở kịch trinh thám hay nhất thế giới. Một số tác phẩm của bà đã được chuyển thể thành phim, nổi bật là bộ phim Murder on the Orient Express (Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông) đã đoạt giải thưởng Hàn lâm năm 1974. Tác phẩm của bà được dịch ra hơn 100 thứ tiếng.

Trong suốt cuộc đời mình, nữ nhà văn Agatha Christie luôn căm ghét bạo lực và máu. Bà thường thú nhận rằng không biết gì về những công cụ giết người thông thường. Thậm chí bà cũng chưa từng một lần tiếp xúc với một kẻ giết người.




***

“Nhưng nghĩ lại, Gwenda, tôi không thể bỏ đi để cô em ở lại đây một mình”. Marple vừa nói. “Tôi biết còn một tên đáng sợ nữa, dù đang ở sau vườn, tôi vẫn để mắt theo dõi”.

“Vậy cô đã nhận dạng đích thị là hắn ngay từ lúc đầu? Gwenda hỏi.




Cả ba người, Marple, Gwenda với Giles đang ở trên sân thượng khách sạn Imperial ở vùng Torquay.

“Ta dời qua điểm mới nhé’’, Marple vừa nói. Nghe xong Giles gật đầu, Gwenda thấy thích thú. Ngài thanh tra Primer nghe chịu liền, mọi người lên xe đi về Torquay.

Tới đây nàng Marple mới trả lời câu hỏi của Gwenda.




‘‘Ôi, có thể nói ta sắp nhận dạng ra hắn. Khổ cái ở chỗ ta chưa có đủ bằng chứng. Mới phát hiện có dấu hiệu cho biết’’.

Chưa hiểu ra sao Giles nói:

“Tôi thì chưa nhìn ra được một chút nào hết”.




“Ô, kìa Giles, nhớ lại thử coi. Mới đầu hắn có mặt tại hiện trường”.

“Đó là điều chắc chắn. Lúc Kelvin Halliday tới tìm hắn ngay trong đêm đó cũng vừa lúc hắn rời khỏi bệnh viện. Thời đó nghe dân địa phương kể lại địa điểm bệnh viện nằm sát bên ngôi nhà Hillside hay còn gọi là Sainte Catherine. Vậy là ông nhận ra chưa, ta đã xác định rõ đúng người đúng chỗ. Và hơn nữa ta còn nêu ra được một ngàn lẻ một hành vi lẻ tẻ. Đã có lần Helen Kennedy kể cho Richard Erskine nghe nàng phải bỏ đi xa để lấy anh chàng Walter Fane bởi nàng ở lại nhà không được bình yên. Không bình yên, tức là phải sống chung với người anh. Bởi anh nàng lo lắng cho nàng hết mình. Vậy nói sao nàng không được bình yên? Ông còn nhớ Afflick kể lại “ông thấy thương hại cho nàng”. Tôi cho là ông nói thật. Ông thấy nàng tội nghiệp. Vì sao nàng phải lén lút gặp anh chàng Afflick? Rõ ràng nàng không yêu thuơng gì anh chàng. Hay bởi vì nàng không được hẹn hò yêu đương như bao cô nàng cùng trang lứa? Người anh nàng “nghiêm khắc” và “cổ hủ”. Nghe sao mà mang máng chuyện tình của ngài Barrett ở phố Wimpole”.

Gwenda rùng mình.




“Ông ta bị ma ám”, nàng nói, “bị ma ám”.

“Đúng thế”, Marple nói. “Không được bình thường. Ông ta say mê người em gái cùng cha khác mẹ. Một thứ tình yêu bệnh hoạn, tội lỗi. Cô em chưa biết đâu, ông ta cấm không cho con gái lấy chồng, cấm luôn cả chuyện hẹn hò dan díu. Y như chuyện ngài Barrett. Lúc nghe thuật lại câu chuyện chiếc lưới căng trên sân tennis, tôi sực nhớ câu chuyện thuở trước”.

“Lưới đánh quần vợt?




“Đúng thế, nó khiến tôi phải lưu ý. Thử tưởng tượng nàng Helen lúc còn là một cô học sinh, sau buổi học thích được tung tăng bay nhảy như bạn bè, nao nức được hẹn hò bạn trai, để được ve vãn làm dáng …”

“Y như chuyện khát tình”

“Không đâu”, Marple muốn nói rõ hơn. “Đấy mới là chuyện còn ghê gớm hơn cả vụ hình sự. Bác sĩ Kennedy không giết nàng như thể là hủy diệt một thân xác. Cô em chịu khó nhớ lại, chứng cứ duy nhất có thể thấy được vì sao Helen Kennedy lại có thói mê trai hay ta có thể nói đúng nghĩa của nó là gì cưng nhỉ? À đúng thế thói cuồng dâm, là do bác sĩ Kennedy mà ra. Tôi biết nàng là một cô gái xinh đẹp, và như bao cô gái khác cũng thích đùa cợt trêu ghẹo, nếu gặp phải anh chàng nào hợp nhãn tính chuyện trăm năm luôn, chỉ có thế thôi. Ta thử quay lại từng bước hành vi của người anh nàng. Phải kể ra trước, tính ông ta nghiêm khắc, bảo thủ, ngăn cấm nàng đủ chuyện. Một bữa nọ nàng gặp gỡ bạn bè trên sân tennis, một trò giải trí lành mạnh nghiêm túc, ông ỡm ờ cho người em gái gặp gỡ bạn bè, để rồi một bữa tối ông lẻn vô sân cắt xẻo bộ lưới nát bét, phải gọi đấy là một trò chơi tàn ác y như bọn ác dâm. Mặc dù vẫn nói cô em được tự do đi lại nhảy nhót chơi tennis bình thường. Nhân nàng bị vấp té trầy da, lợi dụng ông ta để cho da làm độc lâu lành. À ra thế, tôi hiểu vì sao ông bày ra cái trò đó … Thảo nào, tôi biết mà.




“Cô em nên nhớ, Helen không hẳn nhận ra mấy chuyện đó đâu. Nàng biết ông anh say mê nàng. Nàng quyết bỏ nhà đi qua bên Ấn Độ lấy anh chàng Fane may ra được thoát ly. Thoát ly khỏi cái gì đây? Nàng chưa hiểu. Tuổi thanh niên còn non dạ. Nàng bỏ ra đi qua Ấn Độ trên chuyến tàu nàng gặp rồi chịu lấy anh chàng Richard Erskine. Và lần này không như một kẻ khát tình, nàng vẫn là một cô gái nề nếp. Nàng không buộc gã phải bỏ vợ. Không, nàng không muốn. Đến khi gặp lại Walter Fane nàng không muốn làm vợ, không còn cách xoay xở ra sao nàng đánh điện cho người anh biết để xin tiền về quê.

“Trên chuyến tàu trở về nàng gặp cha cô em đây, lại một lần nữa nàng mong được giải thoát. lần này coi bộ nàng sẽ được nếm mùi hạnh phúc…

“Nàng lấy ông không nhằm một ý đồ xấu xa. Bởi ông vừa mới mất vợ, còn nàng hãy còn nhức nhối vì cuộc hôn nhân dang dở. Hai người vừa tìm thấy một nơi nương tựa. Tôi thấy nàng lấy được Kelvin Halliday là tốt số, sau đó giã từ London trở lại Dillmouth rồi.




“Kelvin Halliday với Kennedy là chỗ thân thiết với nhau từ trước. Nghe tin Kennedy rất vui mừng. Halliday và Kennedy tìm mua một ngôi nhà khang trang ở luôn tại đó.

“Giờ ta mới nói tới điểm then chốt, giả sử Kelvin bị vợ đầu độc. Có thể nêu ra đây hai giả thiết, chỉ có thể nêu tên hai nghi can trong vụ này. Hay biết đâu Helen Kennedy, chính tay nàng đã đầu độc giết chồng, mà sao vậy nhỉ? hay là thuốc độc do bác sĩ Kennedy đưa cho. Bởi Kennedy là bác sĩ riêng của Halliday, mỗi khi có đau ốm phải nhờ đến ông. Như vậy thuốc độc do chính tay bác sĩ đưa ra cho Helen”.

“Hay biết đâu có món thuốc nào uống vào là tưởng đâu mình đưa tay ra siết cổ vợ?”. Giles hỏi lại “Tôi thấy chả có món thuốc nào hết, phải không, món thuốc gây ra một phản ứng kỳ quặc?”.

“Này, Giles coi chừng không khéo ông lại sa bẫy, nhẹ dạ cả tin những chuyện người ta kể. Chỉ có ông bác sĩ Kennedy mới dám nói là Halliday mắc chứng hoang tưởng thôi. Trong tập nhật ký bỏ lại không thấy ông nói tới. Ông có hoang tưởng nhưng mà không thể xếp vô dạng nào. Tôi biết chính Kennedy đã kể cho ông nghe những ngưòi thắt cổ đều mắc chứng hoang tưởng như Kelvin Halliday”.

“Bác sĩ Kennedy một tên tội phạm nhan hiểm”, Gwenda nói:

“Theo tôi”, Marple nói. “Lúc đó ông không còn nhận ra mình tỉnh hay điên. Tội nghiệp cho Helen chỉ có nàng biết việc đó. Chính nàng đã thốt ra câu nói ngày hôm đó Lily nghe thấy được. “Lúc nào tôi cũng cảm thấy lo sợ vì ông”. Nàng vừa thốt ra câu đó là một manh mối quyết định, nàng muốn rời khỏi Dillmouth. Nàng giục chồng mua một ngôi nhà ở Norfolk, đừng nói cho ai biết. Đấy cô em thấy một dấu hiệu khác thường. Bức màn bí mật đã được vén lên. Phải nói nàng lo sợ người khác biết chuyện, ngẫm lại hoàn toàn không khớp với giả thiết có thể nghi can là Walter Fane hay Jackie Afflick, lại càng không khớp với nghi can Richard Erskine. Không, ta phải đi tìm một nơi gần quanh đâu đây.

“Cuối cùng, bị dằn vặt bởi muộn phiền lo âu, Kelvin Halliday bộc bạch với người anh vợ.
Mời các bạn đón đọc Giết Người Trong Mộng của tác giả Agatha Christie.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.