Cuốn sách “Học thuyết âm dương ngũ hành” của tác giả Lê Văn Sửu biên soạn giúp các độc giả hiểu được bản chất của ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH. Đây là học thuyết vô cùng quan trọng, bởi nó là kiến thức cốt lõi của nhiều bộ môn như phong thủy, tử vi, tướng số. Nguồn gốc của học thuyết này có từ mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ.
Cuốn sách này đề cập đến 4 chương:
Chương 1: Lịch sử học thuyết âm dương ngũ hành
- Đặc điểm hoàn cảnh sống ở khu vực Phương Đông, quê hương của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
- Những nét khởi đầu của học thuyết Âm dương Ngũ hành
- Thuật ngữ Âm dương Ngũ hành – Âm dương Ngũ hành ra đời từ bao giờ
- Học thuyết Âm dương Ngũ hành trong nền văn minh nhân loại
Chương 2: Âm dương
- Các căn cứ để tiến hành bàn luận về Âm dương
- Phương hướng tiến hành bàn luận
- Bản chất của từng loại ký hiệu và đồ hình âm dương
- Bát quái hoành đồ (thứ tự 8 quẻ của Văn Vương)
- Thái cực đồ
- Tiên thiên bát quái đồ (Phương vị 8 quẻ của Phục Hy)
- Hậu thiên bát quái đồ (Phương vị 8 quẻ của Văn Vương)
- Hà đồ và Lạc thư
- Biến đổi âm dương trong thiên nhiên, trong vạn vật là biến đổi chất trong sự sống của vạn vật.
- Kết luận âm dương
Chương 3: Ngũ hành
- Học thuyết Ngũ hành trong đời sống tự nhiên và xã hội
- Những đoạn văn trích về Ngũ hành
- Nhận xét về các đoạn văn trích
- Bản chất vật chất của quy luật Ngũ hành
- Phạm vi ứng dụng quy luật ngũ hành trong đời sống ở phương Đông xưa
- Nội dung của Ngũ hành
- Tỷ lệ khí theo Ngũ hành
- Tỷ lệ khí tương ứng với biến đổi vật chất, với hành
- Những nhận thức sai lạc về Ngũ hành hiện đang tồn đọng
- Những tính chất đặc trưng của hành thổ
- Sinh, khắc, chế, hóa của Ngũ hành
- Ngũ hành tương ứng trong các quy luật.
- Xuất xứ của quy luật Ngũ hành
- Mục đích tìm xuất xứ của quy luật Ngũ hành
- Những giả thiết đã có về xuất xứ của học thuyết Ngũ hành
- Nhận xét mới trên cơ sở môi trường sống của địa lý khu vực và nội dung thư tịch
- Về phương diện địa lý
- Về phương diện thư tịch chữ Hán
- Khả năng giải đáp đúng về xuất xứ của quy luật Ngũ hành
- Triển vọng về những ứng dụng của học thuyết Ngũ hành trong nền văn minh nhân loại tương lai
- Học thuyết Ngũ hành với đời sống con người ngoài khu vực Phương Đông
- Các loại hiện tượng tương ứng khác nhau của Ngũ hành
- Triển vọng về những ứng dụng của ngũ hành trong nền văn minh nhân loại tương lai
Chương 4: Khí chất sinh học người Việt Nam và Âm dương Ngũ hành
- Cảm giác và ý thức trong quy luật tự nhiên
- Quy luật Âm dương Ngũ hành trong ngôn ngữ tiếng Việt và dân ca tộc Việt
- Bản chất sinh học của ngôn ngữ tiếng Việt là thanh
- Hình thái của thanh trong tiếng Việt
- Tính chất tượng hình của thanh trong ngôn ngữ tiếng Việt
- Âm dương của thanh trong ngôn ngữ văn học Việt Nam
- Đường hình kết cấu thanh trong câu văn học
- Quy luật âm dương trong từ ghép, từ lấp láy, hư thanh, hư từ
- Tính chất âm dương trong ngôn ngữ giao tiếp xã hội Việt Nam
- Tính chất Ngũ hành tương ứng với tâm sinh lý, với độ cao, độ dài ở thanh tự nhiên trong tiếng Việt
- Mối quan hệ tương ứng Ngũ hành với tâm sinh lý người Việt mở rộng trong quan hệ xã hội
- Quan hệ giữa nội dung và hình thức trong ngôn ngữ thông dụng Việt Nam
- Tập quán sai lệch thanh
Leave a Reply