Lược Sử Thời Gian cố gắng giải thích nhiều chủ đề của Vũ trụ học, trong đó có lý thuyết Big Bang, Lỗ đen, Nón ánh sáng và Lý thuyết Siêu Dây, cho độc giả không chuyên sâu. Mục đích chính của nó là giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về chủ đề, nhưng khác với nhiều sách khoa học phổ thông khác, nó cũng cố giải thích một số ý niệm toán học phức tạp. Tác giả chú thích rằng một biên tập viên đã cảnh báo ông ta rằng cứ thêm một phương trình vào cuốn sách thì số độc giả lại giảm đi một nửa, vì vậy cuốn sách chỉ có một phương trình duy nhất: E = mc². Ngoài sự kiêng cữ của Hawking đối với các phương trình, quyển sách còn làm đơn giản bớt các vấn đề bằng việc thêm vào các tranh minh họa, miêu tả những mô hình và biểu đồ phức tạp.

 

Cuốn “Lược Sử Thời Gian” được viết xong năm 1987. Ngay từ khi ra đời, nó đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. “Lược sử thời gian” đứng trong danh mục sách bán chạy nhất của New York Times trong 53 tuần, và tại nước Anh, 205 tuần liền nó có tên trong mục sách bán chạy nhất của Sunday Times. Chính Stephen Hawking cũng phải kinh ngạc. Từ trước đến nay, chưa có một cuốn sách khoa học nào được công chúng đón nhận nồng nhiệt như vậy.




 

Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay. Cuộc tìm kiếm của Hawking giúp người đọc khám phá hết bí mật này đến bí mật khác. Đôi khi ông dụ độc giả vào những ngộ nhận tưởng như rất có lý, rồi lại bất ngờ chỉ ra sự phi lý trong cách nghĩ, để rồi phá vỡ mọi ngộ nhận. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng và hóc búa nhất của vật lý lý thuyết, như vụ nổ lớn, lỗ đen, không – thời gian, thuyết tương đối, nguyên lý bất định… mà không hề làm bạn đọc bị rối.

 




Mục Lục :

 

Phần I




Chương 1: Bức tranh của chúng ta về vũ trụ

Chương 2: Không gian và thời gian

Chương 3: Vũ trụ giãn nở




Chương 4: Nguyên lý bất định

Chương 5: Các hạt cơ bản và các lực trong tự nhiên

Chương 6: Lỗ đen




Chương 7: Lỗ đen không quá đen

Chương 8: Nguồn gốc và số phận của vũ trụ

Chương 9: Mũi tên thời gian




Chương 10: Lý thuyết thống nhất của vũ trụ học

Chương 11: Kết luận

Albert Einstein




Galileo Galilei

Isaac Newton

Thuật ngữ




Lược sử về “Một lược sử”

 

Phần II




Chương 12: Vũ trụ tuần hoàn

Chương 13: Vũ trụ hệ

Chương 14: Đấu tranh sinh tồn

Chương 15: Cha đỡ đầu của kỷ nguyên nguyên tử

Albert Einstein và thuyết tương đối


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.