Một Người Chồng Lý Tưởng
TẬP KỊCH MỘT NGƯỜI CHỒNG LÝ TƯỞNG
OSCAR WILDE
Trong gia tài kịch của Oscar Wilde – 3 bi kịch, 4 hài kịch và 2 vở di cảo dở dang – thì quyển sách này chỉ có hai hài kịch: Một người chồng lý tưởng và Chiếc quạt của Windermere phu nhân. Thật khó để đoán ra lí do vì sao ban biên tập lại chọn hai vở này để in, bởi chúng không được coi là kiệt tác của Wilde đến mức ngày nay vẫn còn diễn như vở Ai cũng muốn nghiêm trang (The Importance of being Earnest) và bi kịch một hồi Salomé; nhưng tôi mạnh bạo đoán có thể do ban biên tập nhận thấy hình ảnh của chính Wilde hiện lên rõ nét nhất trong hai vở này chăng?
Ở Một người chồng lý tưởng ai cũng biết rằng Wilde đã lấy chính mình để hoá thân vào một nhân vật trong tác phẩm, nhân vật ấy là một anh chàng bảnh bao, một triết gia biết ăn diện đầu tiên trong lịch sử, một người thích được người khác hiểu nhầm, một tay quí tộc nhàn rỗi và tự hào về lối sống không làm gì của mình, một người yêu mến tuổi trẻ đến mức ám ảnh về nó – đây cũng là ý tưởng để trước đó Wilde viết ra Bức hoạ Dorian Gray.
Còn ở Chiếc quạt của Windermere phu nhân chúng ta thấy rõ nét quan điểm đạp lên dư luận mà ung dung sống của Wilde. Bà Erlynne trong vở kịch này thay mặt Wilde cho chúng ta thấy những đánh giá của dư luận về nhân cách của ai đó thật nông cạn và võ đoán, nhưng mặt khác lại cho thấy cái tính thích được hiểu nhầm và mặc kệ cho người đời hiểu nhầm của Wilde, miễn sao tự ta biết ta đúng và không thẹn với bản thân là được, và cuối cùng là một cái kết trêu ngươi người khác khi bà Erlynne chẳng cần giải thích với dư luận mà chỉ lẳng lặng cưới một ông chồng giàu và ra nước ngoài sống, mãi mãi hạnh phúc và m
***
Ngay từ năm 1880, Oscar Wilde đã cho ra đời vở kịch đầu tiên và được hoan nghênh là Vera (trình diễn tại New York năm 1883), rồi năm 1883 vở Bà công tước Padua, in năm 1883 (trình diễn lại New York năm 1891). Tuy đây là hai vở đầu tiên, rất thành công, nhưng chúng không thể coi là báo hiệu cho bốn vở tiếp theo, những vở gắn liền với tên tuổi của Oscar Wilde. Đó là:
- Cái quạt của Windermere phu nhân (trình diễn 1892, in năm 1893).
- Một người đàn bà không có tầm quan trọng gì (trình diễn năm 1892, in năm 1894).
Sơ lược về tác giả • Một người chồng lý tưởng (trình diễn 1895, in 1899).
- Tầm quan trọng của tính nghiêm túc (trình diễn 1895, in năm 1899).
Những vở này có thể xếp vào loại kịch trào phúng, với rất nhiều kịch tính, gây nên một sự đổi mới trong sân khấu nước Anh lúc đó đang ở vào thời kỳ tàn lụi.
Cốt truyện được trình bày theo thể qui ước, những lời đối thoại đầy trí tuệ, tế nhị. Những vở này làm cho Oscar Wilde thành con cưng của xã hội thượng lưu Luân Đôn, và nhiều nhà phê bình không ngần ngại xếp các vở đó vào loại những kịch cổ điển của nước Anh.
Oscar Wilde nhiều lần sang thăm Pháp và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp đương đại. Ông viết bằng tiếng Pháp vở kịch thơ Salomé(1), bị cấm trình diễn tại Anh năm 1892 vì đưa lên sân khấu những nhân vật trong Kinh Thánh. Năm 1893, Salomé được in bằng tiếng Pháp và bản dịch bằng tiếng Anh được in năm 1894.
Từ năm 1891, Oscar Wilde kết bạn thân với Huân tước Alfred Douglas (1870-1945), con thứ ba của Nam tước Queensberry. Đây là một thanh niên ngạo mạn và hay gây sự, bị ông bố rất ghét. Oscar Wilde hầu như thách thức dư luận Luân Đôn bằng cách luôn luôn giao du với Alfred Douglas, và do đó bị dính vào mâu thuẫn giữa bố con Nam tước Queensberry, đến mức Oscar Wilde đã kiện Nam tước về tội phỉ báng ông, nhưng thua kiện và bị Nam tước kiện lại về tội đồng tính luyến ái với Alfred Douglas. Ở phiên toà thứ nhất, hội đồng thẩm phán không nhất trí với nhau, nhưng đến phiên thứ hai thì (1) Salomé không phải kịch thơ, có thể người viết đã nhầm sang vở The Duchess of Padua. Trong tất cả kịch của Oscar Wilde chỉ có hai kịch thơ, một vở đã hoàn thiện là The Duchess of Padua, và một vở còn mãi dở dang là A Florentine Tragedy; cả hai đều được viết bằng thể thơ vô vận.
Tháng 11 năm đó, hoạ vô đơn chí, Oscar Wilde lại bị tuyên bố vỡ nợ trước toà án. Những lần bị toà xử đã làm cho Oscar mất hết uy tín, báo chí lên án ông, và tên ông trở thành một đề tài cho người ta chế giễu. Ông vô cùng đau khổ về thể xác cũng như về tinh thần. Trong tù ông viết một lá thư dài và chua xót gửi Huân tước Alfred Douglas, cáo tội ông này, lá thư mang tên Từ những tầm sâu (De Profundis(1)) (xuất bản một phần năm 1905, toàn phần năm 1962).
Ra khỏi nhà tù, Oscar Wilde từ giã nước Anh, sang Pháp sống, bắt đầu từ tháng 5 năm 1897, và cũng có lúc sống ở Ý. Thỉnh thoảng, ông dùng tên là Sebastian Melmoth. Những kinh nghiệm sống trong tù được ông ghi lại trong tập Ba-lát về nhà tù Reading (1898) và trong hai bức thư gửi báo chí về những cải cách chế độ lao tù.
Ngoài những tác phẩm đó ra, Oscar Wilde, vì không còn được xã hội chấp nhận, nên không thành công trong những cố gắng để quay lại với nghề viết. Ông sống đơn giản trong nghèo khổ tương đối, nhưng một số bạn bè thân thiết vẫn cưu mang ông, trong số đó có André Gide.
Trong nhóm bạn bè này, ông vẫn nổi bật về những cuộc nói chuyện đầy trí tuệ cũng như về những bức thư trao đổi biểu hiện tài năng văn học của ông. Ông mất ở Paris ngày 30/11/1900.
Với một vẻ bề ngoài lạnh lùng, uể oải và vô sỉ trơ trẽn, Oscar Wilde là một người có kiến thức rất rộng và đầy tính nhân văn, những lời nói, bài viết rất trí tuệ của ông không có một chút ác ý nào cả. Bạn bè của ông (1) Những từ đầu của một chương trong Kinh Thánh, thường được đọc để cầu kinh cho người chết. (Mọi chú thích từ đây trở đi đều là của người dịch) Sơ lược về tác giả đánh giá ông là người nói chuyện giỏi nhất thời đại, và cho rằng khía cạnh này của thiên tài Oscar Wilde còn cao hơn khía cạnh trí tuệ của những gì ông đã viết ra.
Vở kịch bốn hồi, trình diễn lần đầu năm 1893
Robert Chiltern, thứ trưởng ngoại giao Anh, là một người được coi như rất đạo đức, lại đầy tài năng, mới có 40 tuổi, nên con đường danh vọng còn dài. Trong gia đình, vợ ông coi ông như “một người chồng lý tưởng” và tha thiết yêu ông. Nhưng một người đàn bà từ Vienna tới, bà Cheveley, với một ý đồ thâm hiểm… Lúc ấy ở Anh có vấn đề Chính phủ ủng hộ hay không ủng hộ một công trình làm kênh ở Argentina. Xét theo lợi ích của Anh thì không nên ủng hộ. Nhưng bà Cheveley, đại diện cho những thế lực muốn Anh ủng hộ, đã tới tìm ông thứ trưởng ngoại giao và ép ông này phải ra Nghị viện, thay mặt Chính phủ ủng hộ công trình đào kênh. Vũ khí của bà ta: một bức thư của ông Thứ trưởng cách đây gần 20 năm, khi ông này mới bước vào đời hoạt động chính trị.
Qua thư sẽ thấy ông là một người rất không tốt, thiếu đạo đức. Nếu ông Chiltern không làm theo ý bà ta, bà ta sẽ công bố bức thư và sự nghiệp của ông sẽ tiêu tan, cả đến hạnh phúc gia đình của ông sẽ không còn nữa. Và ông Chiltern nghiêng ngả.
Nhưng đã có một người cứu được ông. Đó là Nam tước Goring, người yêu em gái ông Chiltern, và bản thân lại là người tình cũ của bà Cheveley: bà này từng ăn cắp một chiếc vòng quí và Goring có đầy đủ chứng cớ. Nhưng câu chuyện rắc rối: vì bà Chiltern biết được chuyện quá khứ của chồng, nên viết một bức thư cầu cứu ông Goring (trong lúc chưa biết Goring rõ chuyện ăn cắp của bà Cheveley) mà lời lẽ bức thư lại có thể hiểu là bức thư viết cho một người tình.
Câu chuyện qua nhiều giai đoạn rất ly kỳ, có những tình huống đầy kịch tính, và đó là sở trường của Oscar Wilde, cuối cùng kết thúc tốt đẹp: ông Chiltern vững vàng, vừa gỡ được danh dự do tác động của Goring, vừa giữ được phẩm giá trong con mắt của vợ (xem kịch sẽ rõ bằng cách nào), như vậy đối với vợ lại càng là một “người chồng lý tưởng”, mặt khác, Goring cũng trở thành một “người chồng lý tưởng” trong con mắt của cô em gái Chiltern.
Mời các bạn đón đọc Một Người Chồng Lý Tưởng của tác giả Oscar Wilde.
Leave a Reply