Tháng Ba năm 1995, thủ đô Tokyo của Nhật Bản rung chuyển bởi một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước này nhằm vào thường dân – các hành khách của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo. Chỉ mười hai chết, nhưng hàng ngàn người đã bị thương, trong đó nhiều người bị tổn thương vĩnh viễn. Khủng khiếp hơn, đây là một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, do một tổ chức tự xưng là giáo phái Aum chế tạo, lên kế hoạch và tiến hành.
Được mô tả là một tác phẩm báo chí đẫm chất văn chương, Ngầm đã khẳng định cho tài năng của Haruki Murakami – vốn hầu như không cần tranh cãi trong lĩnh vực tiểu thuyết – ở thể loại phi hư cấu. Trong loạt phỏng vấn với 60 nạn nhân của vụ tấn công và 8 thành viên của giáo phái Aum, Murakami đã đem lại cho chúng ta chân dung về những con người ở cả hai phía, bức nào cũng rõ ràng, hiển hiện như chính họ bằng xương bằng thịt, với những quan điểm cá nhân mạnh mẽ, không hề bị bóp méo để phục vụ cho bất kỳ mục đích gì. Ngầm đem lại cái nhìn khách quan và khá toàn diện về vụ tấn công, đồng thời cố cắt nghĩa sự kiện kinh hoàng đó bằng cách nhìn sâu hơn vào những bất ổn của hệ thống xã hội đang được duy trì trong thời hiện đại, bất ổn đằng sau bề ngoài bình lặng của mỗi cá nhân, và con đường dẫn đến tội ác của những kẻ không phù hợp với hoặc đã từ chối cuộc chạy đua không mệt mỏi của chủ nghĩa vật chất trong xã hội bình thường nhưng lại cạn kiệt niềm tin vào những điều tốt đẹp khác.
Một vài nhận xét về cuốn sách:
“Cách tiếp cận giản dị hấp dẫn của ông đã biến tập hợp những lời kể về một cơn ác mộng thành một tác phẩm mang tính xoa dịu tâm hồn”
“Qua cách đặt vấn đề nhạy cảm nhưng cương quyết của Murakami, ta thấy những người đã gia nhập Aum cũng đang dạt trôi không phương hướng trong thế giới như chính các nhân vật trong tiểu thuyết của ông.”
“Ngầm là một cuộc kiếm tìm mang tính cá nhân. Murakami có một mục tiêu chính: Phá vỡ khái niệm chúng ta và bọn chúng, phá vỡ thái độ cho rằng chúng ta tỉnh táo còn bọn chúng (những kẻ tiến hành vụ tấn công) thì điên rồ.”
“Tài năng văn chương của Murakami đã được chứng minh qua việc tổ chức và sắp xếp các nguồn thông tin để phát triển lên thành một cách kể chuyện gai góc và khách quan như trong Tội ác và Trừng phạt.”
“Xuất sắc. Tác phẩm của Murakami chủ yếu được cấu thành từ lời kể của các nạn nhân. Trong khi nhắc lại cái ngày định mệnh ấy, họ đã đưa người đọc đến một góc lạ thường trong cuộc sống của những người dân Tokyo. Kết quả tổng hợp không chỉ là một tác phẩm ấn tượng của nền văn học nhân chứng, mà còn là dư âm độc đáo của những tâm hồn Nhật Bản bình thường.”
Mời bạn đón đọc Ngầm của tác giả Haruki Murakami.
Chia sẻ ý kiến của bạn