Nghệ thuật lãnh đạo của người châu Á trình bày những nguyên tắc quản lý và tài lãnh đạo tuyệt vời của các bậc hiền triết Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan.

Cuốn sách được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế của chính tác giả – Khun Korsak Chairasmisak – Chủ tịch thường trực hội đồng điều hành kiêm CEO của công ty TNHH C.P. 7-Eleven Public, Thái Lan. Để điều hành kinh doanh, Khun Korsak đã tích hợp một cách thông minh các quan niệm Á Đông chọn lọc cùng nghệ thuật và khoa học lãnh đạo hiện đại

Đây là một trong những cuốn sách có giá trị hiện nay về quản lý kinh doanh và nghệ thuật lãnh đạo, vì nó được trình bày theo phong cách châu Á.




Khái niệm CEO[1] đã trở nên thân thuộc dù có thể nhiều người còn chưa hiểu kỹ. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chương trình kịch truyền hình về CEO, và sách CEO được bày bán nổi bật trên các giá sách.

Ngày nay ở Mỹ, CEO của các công ty lớn được người dân kính trọng ngang hàng với các thành viên nội các chính phủ. Ở Nhật cũng vậy. Các CEO tầm cỡ như thế thật sự là những cỗ máy của công cuộc phát triển kinh tế.

Ông Korsak Chairasmisak, tác giả cuốn sách này, là một trong số CEO của C.P. Group Thái Lan. Khi mở cuốn sách này, điều gây ấn tượng cho tôi là “mùi nhang khói” của nền văn hóa châu Á, ngọn đèn thờ sáng mãi.




Những cửa hiệu tiện nghi của 7-Eleven với ông Korsak làm CEO, như mẫu hình rất hiện đại với 6 tầng lầu mở cửa bảy ngày thông thường ở Thái Lan, và một trung tâm cũng đã được ra mắt ở Thượng Hải. Ông đã dùng trí khôn và sức mạnh để làm mình nổi bật hơn người khác. Dù là nhà doanh nghiệp hiện đại nổi tiếng phong lưu, là một ngôi sao hiện thời của giới kinh doanh, mà dưới bộ trang phục kiểu Âu, đôi giày da và phong cách thời trang ấy, lại là một nhân cách khác. Cũng như bao bì hàng hóa, bên ngoài có thể giống nhau nhưng tiêu chuẩn và phẩm chất bên trong không hề đồng nhất. Ông Kosak là người say mê văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Ông thông thạo tác phẩm của các nhà hiền triết như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử, Tuân Tử. Tất cả đều là tâm giao với ông.

Cũng tự nhiên thôi, ông đặc biệt yêu thích môn “Cờ vây” cổ của châu Á. Ông đánh giá “Cờ vây” như đánh giá doanh nghiệp của mình. Thứ làm ông say mê vô tận đó là “Cờ vây” và “Đạo” – chỉ sau kinh doanh. Đạo là cùng nhau hay bổ sung cho nhau. Trong cuốn sách của mình, ông đặc biệt đề cập đến Lão Tử và Trang Tử, hai đại diện cho Đạo giáo và thuyết cai trị bằng vô vi (không là gì, không làm gì), suy nghĩ đúng như thiên nhiên đã giúp ông đạt kết quả lớn hơn trong khi công sức bỏ ra ít hơn. Tuy nhiên, ông là vô vi lẫn hữu vi (là cái gì đó). Ông luôn giữ “công việc cộng đồng” trong trái tim mình. Tôi nghĩ điều ấy giải thích thế giới thần linh của Kosak không chỉ chịu ảnh hưởng của Đạo giáo mà còn cả Khổng giáo. Nét khác biệt trong truyền thống tri thức cổ truyền Trung Quốc là sự hiệp lực giữa Đạo giáo và Khổng giáo. Với Kosak, “Cờ vây” và kinh doanh là sự hiệp lực Khổng – Đạo. Ông biết rằng các học giả Trung Quốc thường vận dụng Khổng giáo trong công việc và đời sống. Nhưng khi gặp khó khăn họ lại dựa vào Đạo giáo để tìm lối đi. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao nền văn hóa của dân tộc Trung Quốc có thể co giãn để thích nghi với hoàn cảnh khác nhau.

Và “Cờ vây” giúp ông tiếp cận với nền văn hóa Trung Quốc. Ông đã bảy lần đại diện cho Thái Lan tại giải quán quân “Cờ vây” quốc tế. Ông còn gắng sức phổ biến “Cờ vây” ở Thái Lan qua truyền hình và báo chí, ông tổ chức giải “Cờ vây” trong các trường đại học ở Thái Lan, mời các kiện tướng “Cờ vây” từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên về huấn luyện.




Ông còn tổ chức một sân chơi khá lớn tại trung tâm Bangkok cho mọi người chơi “Cờ vây”. Nhờ những nỗ lực của ông, Thái Lan ngày nay đã có hơn một triệu kỳ thủ yêu thích “Cờ vây”. Là chủ tịch hội “Cờ vây” Thái Lan, ông được coi như là người cha của “Cờ vây” đất nước này.

Là một doanh nhân luôn nghĩ về sự sống còn và phát triển, ông phải tìm ra cách trụ vững trước nền kinh tế toàn cầu. Nhưng có nhiều yếu tố bất định và ẩn giấu đối với công việc. Chúng ta có thể so sánh tình trạng này với sự thay đổi 361 điểm của bàn “Cờ vây”.

Những ý tưởng điều hành doanh nghiệp của Korsak đã tiến dần đến chiều sâu ẩn giấu của “Cờ vây”. Giữa CEO và “Cờ vây”, Korsak đã không phân biệt. Trong “bạn” có “tôi” và trong “tôi” có “bạn”; dùng “Cờ vây” trong kinh doanh và dùng “Cờ vây” làm ý tưởng điều hành. Cả hai như muối và nước, hòa tan và không thể phân biệt, tạo nên một sản phẩm CEO “Korsak” đặc sắc.




“Cờ vây” có nhiều người hâm mộ giao đấu vì sự đổi mới, giàu trí tưởng tượng, và ẩn chứa một lực đẩy làm nó biến đổi không ngừng. Nhưng “Cờ vây” tương tự sự kiểm tra về tính thích nghi, sự quyết tâm và kiên trì của mỗi con người. Ai nhận ra điều đó thì dễ tìm ra thắng lợi, nhưng thắng lợi thường đến sau biết bao thất bại.

“Cờ vây” là một thế giới rộng lớn. Vai trò của CEO chỉ là một quân cờ trong thế giới ấy, nhưng là vai trò định hướng và tạo nét đặc trưng, sáng tạo ý tưởng và sự giàu có.

Chỉ đến khi người phương Tây cố gắng khám phá các phương pháp phương Đông, thì ở phương Đông mới nhận ra rằng mình đã cố gắng đi theo phương Tây với đôi phần mù quáng. Chỉ khi đã nỗ lực đến kiệt sức, ta nhìn lại và nhận ra rằng mình đã quay về nơi ông cha xưa vẫn đứng, chính xác là nơi mà ta đã gắng thoát ra – Korsak viết như vậy. Trong cuốn sách này, Korsak muốn tạo một khuynh hướng, một phong cách – trở về phương Đông, không chệch hướng khỏi phong cách cổ truyền.

CEO cuối cùng cũng phải về hưu, tôi chỉ muốn lật đến trang cuối cuốn sách này. Gập cuốn sách lại không có nghĩa là kết thúc, như là tình yêu sâu thẳm và sự hiến dâng của Korsak cho nền văn hóa phương Đông. Nó là Đạo “Cờ vây” và là “Đạo Con người” của Korsak.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.