Phong Thủy chuyên đề Quyển 1 TRẦN VĂN HẢI

ĐỊA LÝ PHONG THỦY TẠI VIỆT NAM QUỐC TỰ

SÀI GÒN NĂM 1972

LỜI DẪN NHẬP

Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không phần lớn có liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ có chọn được đất lành hướng tốt hay không. Và Thuật Phong Thủy ra đời nhằm đáp ứng chu cầu tâm lý cầu may tị họa đó của nhân dân. Tất nhiên trong Thuật Phong Thủy có chứa đụng những yếu tố hợp lý, song không ít điều tệ hại do mê tín gây ra. Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự giao lưu văn hóa từ lâu và sự thẩm thấu giữa 2 nền văn hóa đó được thể hiện khá rõ. Ở Việt Nam ta hiện nay xem ra việc coi đất dựng nhà, cất mộ đang còn khá thịnh hành, sách bói toán tràn lan, khiến người đọc không biết đâu là khoa học, là dị đoan. Hy vọng với sự giới thiệu dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho những ai quan tâm tới lĩnh vực này.




Vậy Phong Thủy là gì? Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mấy cách giải thích như sau:

“Từ Hải” cho rằng “Phong Thủy, còn gọi là Kham Dư, một loại mê tín của ngưòi Trung Quốc xưa. Cho rằng các hình thế như  ướng gió, nước chảy… Xung quanh nhàở hoặc phần mộ đều có thể đem họa phước đến cho cả gia đình ở trong ngôi nhà đó  oặc của người chôn trong ngôi mộ đó. Còn gọi là thuật xem tướng nhà, tướng mộ”. “Từ Nguyên” giải thích rằng “Phong Thủy là chỉ địa thế phương hướng… của nhà ở hoặc phần mộ. Ngày xưa mê tín dựa vào đó để gán ghép sự may rủi hoạ phước của con người. Gần đây trong cuốn “Phong Thủy thám nguyên” do nhà xuất bản Đại học Đông Nam (Trung Quốc) xuất bản, giáo sư Phan Cốc Tây viết trong phần tựa như sau: “Nội dung cơ bản của Phong Thủy là loại học vấn mà mọi người dùng nó để lựa chọn và xử lý đối với hoàn cảnh cư trú. Phạm vi của nó bao gồm các phương diện nhà ở, cung thất, tự quan, lăng mộ, thôn lạc, thành thị, trong đó những điều đề cập đến lăng mộ gọi là âm trạch, còn đề cập đấn phương diện khác được gọi là dương trạch. Nhưng điều mà Phong Thủy cho rằng có gây ảnh hưởng cho hoàn cảnh cư trú chủ yếu biểu hiện trên 3 phương diện:

1/ Sự chọn lựa đối với phần nền móng, tức là tìm những điều kiện địa hình có thể thỏa mãn được cả mặt sinh lý và tâm lý.




2/ Xử lý về mặt hình thái bố trí đối với nơi ở, bao gồm việc lợi dụng và cải tạo đối với hoàn cảnh tự nhiên, sự bố trí các yếu tố của căn nhà như hướng, vị trí, cao thấp, to nhỏ, cửa ra vào, đường xá cấp nước, thoát nước.

3/ Trên cơ sở đã trình bài ở trên, còn thêm các phù hiệu nào đó để thoả mãn nhu cầu tâm lý tránh dữ cầu lành của mọi người.

Còn trong cuốn “Trú trạch Phong Thủy kham cát hung” do nhà xuất bản Học Viện dân tộc trung ương (Trung Quốc) xuất bản ở phần nói đầu tác giả viết: “ Trong học vấn cổ xưa của Trung Quốc có môn gọi là Kham Dư, thường được gọi là Phong Thủy này nếu gọi theo ngôn ngữ hiện đại thì thì gọi là “Địa  ầu từ trường dữ nhân loại quan hệ học”. Xét về nội dung học vấn về Phong Thủy được phân thành 2 bộ phận chính. Một bộ phận chú trọng đến hình thế của núi, còn bộ phận kia chú trọng đến phương vị lý khí”.




Về phía quốc tế gần đây học giả Ihoji thuộc khoa Địa Lý của trường Đại Học Aokeland của New Zealand, một chuyên gia nghiên cứu Phong Thủy nổi tiếng thế giới có viết cuốn “ Mối quan hệ Phong Thủy giữa văn hóa Triều Tiên và giới tự nhiên”.

Mấy năm gần đây ông nghiên cứu Phong Thủy Trung Quốc, trong một bài viết của ông đăng trên “Nghiên cứu lịch sử khoa học tự nhiên” Số 1-1989 có đọan viết: “Phong Thủy chính là hệ thống bình giá cảnh quan để tìmkiếm địa điểm may mắn cho công trình kiến trức. Đó là nghệ thuật chọn và bố cục móng đất của Địa Lý cổ đại Trung Quốc, không nên thoe khái niệm phương Tây giản đơn gọi nó là mê tín hoặc khoa học… Phong Thủy của Trung Quốc được xây dựng trên ba tiền đề sau đây:

1/ Địa điểm nào đó so với địa điểm khác có lợi hơn trong việc xây nhà hoặc cất mộ.




2/ Địa điểm may mắn chỉ có thể tuân theo nghuyên tắc của Phong Thủy, thông qua sự khảo sát địa điểm đó mới có được.

3/ Một khi đã tìm được địa điểm đó, những người sống trên địa điểm đó hoặc tổ tiên chôn trên địa điểm đ1o và con cháu đời sau đều được hưởng sự may mắn do địa điểm đó mang lại”.

Nhưng vậy, căn cứ các tài liệu Phong Thủy, ta thấy Phong Thủy là một hiện tượng văn hóa được lưu truyền từ xa xưa ở Trung Quốc. Đó là một phương pháp chọn điều lành tránh dữ, một học vấn về mối quan hệ giữa con người và hòan cảnh, một sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Phong Thủy còn được phân làm dương trạch và âm trạch. Dương trạch là nơi hoạt động của người sống, còn âm trạch là mộ huyệt của người chết. Lý luận Phong Thủy có phái hình thế và phí lý khí, phái hình thế chú trọng xem lành dữ qua hình thế sông núi còn phaí lý khí chú trọng xem lành dữ qua âm dương quái lý. hạt nhân của Phong Thủy là “Sinh khí”. Khái niệm đó rất phức tạp, đề cập đến các phương diện Long mạch, minh đướng, huyệt vị, hà lưu, phương hướng… Nó cũng nhiều cấm kỵ và rất chú trọng đến thời gian, phương vị địa điểm. Học thuyết âm trạch mang đậm màu sắc mê tín, gây nhiều tổn hại cho dân chúng. Còn lý luận của dương trạch có sự hợp lý nhất định với thực tiễn. Nếu biết chắc lọc tinh hoa, nó sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống.

Trong bộ sách này, chúng tôi sẽ lý giải Thuật Phong Thủy dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, với tinh thần gạn đục khơi trong nhằm chấn hưng văn hóa dân tộc. Trong từng đoạn đều có sự chú thích, bình giải theo tinh thần khoa học.

GS.TRẦN VĂN HẢI.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *