Ngày mai được phóng thích, 

TẠI SAO VƯỢT NGỤC NGÀY HÔM NAY?

Audie Palmer đã phải ngồi bóc lịch mười năm trời đằng đẵng trong nhà tù bang Texas sau khi bị tuyên án vì dính dáng đến một vụ cướp đã gây ra cái chết cho bốn người cùng sự biến mất của bảy triệu đô la. Trong suốt những tháng ngày đó, anh đã bị đe dọa, bị đâm, bị bóp cổ, đánh đập không ít lần bởi chính những cai ngục và đám tù nhân chung trại. Tất cả những hành động liễu lĩnh ấy chỉ nhằm tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi duy nhất: Bảy triệu đô la đi đâu mất?




Và rồi Audie đột nhiên biến mất ngay trước ngày được phóng thích. Tất cả mọi người đều ráo riết săn lùng anh – từ cảnh sát, FBI, cho đến các băng nhóm và cả những nhân vật quyền lực khác – thế nhưng Audie không hề trốn chạy. Thay vào đấy, anh  đang cố gắng cứu mạng kẻ nào đó… chứ không chỉ mạng sống của riêng anh.

SỐNG HAY CHẾT – Tác phẩm đạt giải CWA Gold Dagger năm 2015 và được đề cử giải Edgar năm 2016, được chuyển ngữ và xuất bản tại nhiều quốc gia như Úc, Mỹ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

***




Không phải ngẫu nhiên mà Michael Robotham – một trong những cây bút nổi tiếng nhất nước Úc, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết trinh thám – đã làm nên một chiến thắng ngoạn mục khi đánh bại J.K.Rowling – tác giả của series truyện ăn khách “Harry Potter” để giành giải thưởng cao nhất của Hiệp hội Nhà văn Anh CWA cho tiểu thuyết trinh thám: “Sống hay chết”.

Tiểu thuyết đã đặt ra một vấn đề trái khoáy: Vì sao một người đàn ông đã chịu án tù trong một thời gian rất dài cuối cùng lại vượt ngục đúng vào 1 ngày trước khi ngày mai là đến ngày mãn hạn tù của mình? Với tài nghệ của một tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất của nước Úc, Michael Robotham đã đặt ra những tiền đề “trái khoáy”, “trêu ngươi” về tác phẩm đoạt giải Gold Dagger của mình:

“Life or death” (Sống hay chết là cuốn tiểu thuyết trinh thám mới nhất của Michael, được xuất bản ngày 29/7/2014, mười năm sau tác phẩm đầu tay của ông, và mới đây, ông vinh dự vượt qua những tiểu thuyết gia “siêu hạng” để đoạt giải thưởng danh giá của Hiệp hội Nhà văn Anh năm 2015. Những ý tưởng về cuốn sách và sự ám ảnh về việc thực hiện nó đã in sâu trong lòng tác giả gần 20 năm. Tác phẩm được ông lấy cảm hứng từ một bài báo trên tờ The Sydney Morning Herald vào năm 1955 nói về một vụ sát nhân đôi. Kẻ giết người Athony Lanigan đã trốn thoát một ngày trước khi được thả.




Với cuốn sách này, Michael Robotham đã vượt qua nhiều nhà văn lừng danh khác, đặc biệt là J.K.Rowling – tác giả của bộ truyện “Harry Potter” nổi tiếng thế giới để đoạt giải. Chia sẻ với tờ The Sydney Morning Herald, ông cảm thấy ngoài những lợi ích thương mại mà cuốn sách đạt được thì cái đưa ông lên một tầm cao mới – đó là trở thành một tiểu thuyết gia trinh thám xuất sắc, một nhà văn chuyên nghiệp, và những đồng nghiệp khác đã dành cho ông sự tôn trọng rất lớn. Bản thân Michael từng nổi tiếng là người viết thuê rất nhiều tự truyện khi còn làm nghề báo ở Anh.

Ngoài giải thưởng danh tiếng Gold Dagger của Hiệp hội Nhà văn Anh với cuốn “Sống và chết” thì ông còn gặt hái được khá nhiều thành tích khác như giải thưởng Ned Kelly dành cho thể loại trinh thám vào năm 2005 với tác phẩm “Lost”, vào năm 2008 với tiểu thuyết “Shatter”- cuốn sách đã giành giải thưởng Steel Dagger của Hiệp hội Nhà văn Anh CWA, và còn nhiều giải thưởng khác.

***




Trước đây Audie Palmer chưa từng học bơi. Lúc còn nhỏ, trong những lần đi câu cá cùng bố ở hồ Conroe, ông luôn nhắc nhở anh rằng trở thành một tay bơi cừ khôi rất nguy hiểm vì nó mang lại cho người ta cảm giác sai lầm về sự an toàn. Hầu hết những người chết đuối đều cố bơi vào bờ vì tin rằng họ có thể tự cứu được bản thân, trong khi những kẻ sống sót lại tìm cách bám vào vật gì đó.

“Con cũng phải làm thế,” bố anh nói, “phải bám chặt như đỉa.”

“Đỉa là gì ạ?” Audie hỏi.




Bố anh suy nghĩ một chút. “Được rồi, tức là con sẽ phải bám chặt như người chỉ có một tay bám vào vách đá trong khi đang bị cù lét vậy.”

“Con có máu buồn đấy.”

“Bố biết.”




Rồi bố anh cù anh cho đến lúc chiếc thuyền chòng chành nghiêng ngả hết mạn này sang mạn kia, lũ cá xung quanh nấp hết vào những cái hốc đen ngòm, còn Audie thì són cả ra quần.

Câu chuyện tiếp tục trở thành trò đùa giữa hai người – không phải chuyện anh tè ra quần mà là các ví dụ về việc bám chặt.

Chẳng hạn như Audie nói, “Bố phải bám chặt như một con mực khổng lồ đang cuốn lấy con cá nhà táng.” Bố anh sẽ đáp, “Con phải bám chặt như con mèo đang sợ hãi túm lấy chiếc áo len,” hay “Con phải bám chặt như đứa trẻ sơ sinh ôm lấy bầu sữa của Marilyn Monroe.”

Và cứ tiếp diễn như thế…

Đứng lặng giữa con đường bụi đất lúc hơn nửa đêm, Audie hồi tưởng lại những chuyến đi câu ưa thích và cảm thấy nhớ bố vô cùng. Vầng trăng nhô cao, tròn đầy và trong trẻo, rải một lớp sáng bạc xuống mặt hồ. Dù không nhìn thấy bờ bên kia, nhưng anh biết chắc chắn nó ở đó. Tương lai của anh phụ thuộc vào bờ hồ xa xôi ấy, bởi vì cái chết đang rình rập anh phía bên này.

Mời các bạn đón đọc Sống Hay Chết của tác giả Michael Robotham.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.