Công trình nghiên cứu “Tâm lý dân tộc An Nam” (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran – một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam.

Tác phẩm ra mắt người đọc Pháp quốc năm 1904, vào thời điểm những cuộc chinh phục bằng sức mạnh quân sự của người Pháp trên Vương quốc An Nam và bán đảo Đông Dương đã bước vào hồi kết, và công cuộc thuộc địa hóa xứ sở này dần chuyển sang một giai đoạn mới. Những kinh nghiệm ở Bắc Phi (Algérie, Tunisie, Maroc…) cho người Pháp hiểu rằng để duy trì sự hiện diện của họ ở An Nam nói riêng và xứ Đông Dương nói chung, họ cần đến một quá trình lâu dài. 

Đó là phải tìm cách làm sao cho sự phân ly mẫu quốc-thuộc địa không trở thành một sự đứt gãy thảm khốc về nhiều mặt. Và để tìm ra con đường, trước hết những người Pháp cần phải hiểu về tâm lý dân tộc An Nam, mà công trình nghiên cứu này của Paul Giran chính là một trong những tài liệu tham khảo cho các chính khách ở mẫu quốc lúc bấy giờ. 




Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.” Hai nguyên nhân chính, theo Paul Giran, đã góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộc và môi trường, đó cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát.

Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam; tất cả nhằm phục vụ cho công cuộc thực dân của nước Pháp.

Như vậy, 115 năm (1904-2019) đã qua đi kể từ thời điểm tác phẩm được xuất bản. Một thế kỷ, với rất nhiều sự kiện, trở thành một quãng độ thích hợp cho sự nhìn nhận của người Việt Nam hiện đại về quá khứ của chính dân tộc mình, để cố gắng hiểu hơn về ông cha mình và những gì đã xảy ra trong quá khứ.




Sự thấu hiểu có được không chỉ thông qua tài liệu của người Việt mà còn qua “lăng kính” nhìn nhận của người Pháp đương thời, mà dù muốn hay không, đã gắn kết, trên một số phương diện, vào số phận Việt Nam thế kỷ XX. 

Giới thiệu “Tâm lý dân tộc An Nam” trong “Tủ sách Pháp ngữ – Góc nhìn sử Việt”, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả một tài liệu tham khảo khả tín, góp thêm một tài liệu có ích để tìm hiểu về “Tâm lý dân tộc An Nam: đặc điểm quốc gia; sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, xã hội và chính trị”, hòng truy nguyên căn tính của một số hiện tượng tâm lý xã hội có thể còn gây nhức nhối cho chúng ta ngày hôm nay.

Ảnh bìa: sử dụng các hình ảnh về người phụ nữ, gánh tuồng… của nhiếp ảnh gia  Émile Gsell (1838-1879).

***

Chế độ thuộc địa đã cáo chung trên thế giới, khi bàn về chế độ thực dân Pháp ở An Nam (Việt Nam), các vấn đề: chính sách cai trị, kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… do người Pháp áp dụng thường được khảo sát và đề cập. Tuy nhiên, để biến toàn bộ An Nam trở thành xứ bảo hộ và áp đặt chính sách cai trị ở Nam kỳ (thuộc địa) cũng như Bắc-Trung kỳ (bảo hộ), từ rất sớm người Pháp đã ý thức được rằng: việc thấu hiểu diện mạo, đời sống, tính cách và tinh thần người An Nam là những thách thức không nhỏ mà họ sẽ gặp phải khi đặt chân đến xứ sở này. Chính vì vậy, thu thập và tích lũy các quan sát để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam được xem là một phần công việc của những người đi thực dân-bành trướng – một đặc tính di truyền của dân tộc Pháp[2].

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, đại úy hải quân Léopold Pallu – người trực tiếp tham gia cuộc viễn chinh Nam kỳ năm 1861, đã viết trong cuốn ký sự chiến trường Nam kỳ viễn chinh ký 1861: “Cho đến tận ngày nay, người An Nam vẫn gần như không được biết tới dưới góc độ dân tộc học. […] Những nghiên cứu về diện mạo và tinh thần người An Nam chưa từng xuất hiện trước cuộc chiến tranh Nam kỳ.

Vì vậy, thấu hiểu thực sự về khả năng và phong tục của dân tộc này sẽ là lời bình luận hùng hồn nhất cho những khó khăn mà người Pháp đã gặp phải ở đây.”[3]

Đầu thế kỷ XX, sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, Paul Giran – một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, cho xuất bản công trình Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du peuple annamite) vào năm 1904. Ông cho rằng, “để cai trị tốt một dân tộc, trước tiên phải học hỏi tìm hiểu, phải biết rõ, phải thấu đáo tâm hồn, thần minh của họ.” Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.”[4]

Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, xã hội và chính trị An Nam; tất cả nhằm phục vụ cho công cuộc thực dân của nước Pháp, “để thành công quân sự không trở nên vô ích, theo sau đó phải là chiến thắng của tiến bộ trước giấc ngủ mê Viễn Đông.”[5] Từ đây, ông rút ra hai nguyên nhân chính góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộcmôi trường, cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát.

Nhận xét về Tâm lý dân tộc An Nam, Étienne Aymonier đã viết trong “Lời tựa”: “Một công trình chắc chắn, phong phú, có nội dung, tài liệu, chắc chắn không có tham vọng giải quyết những vấn đề lớn làm thay đổi sự thống trị của chúng ta, nhưng chí ít tuyên dương công trạng ở một vài khía cạnh.” “Tôi hy vọng, đối với ông (Paul Giran) và cho đất nước chúng ta, rằng tương lai sẽ chắp nối tất cả nguyện ước về những khởi đầu đáng kính này trong sự nghiệp thuộc địa.”[6] Trước khi về Paris phụ trách Trường Thuộc địa, Aymonier đã có hơn 15 năm ở nước Pháp-Á Đông, am hiểu xứ sở này với tư cách một nhà chính trị. Đứng đầu cơ quan đào tạo nhân viên cai trị thuộc địa, Aymonier vẫn là một nhà chính trị. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên về cách đánh giá ông dành cho công trình Tâm lý dân tộc An Nam và cá nhân Paul Giran.

Tâm lý dân tộc An Nam ra đời hơn 100 năm trước, thời điểm mà người Pháp đã đặt ách cai trị trên đất An Nam, những bài học rút ra từ nghiên cứu tâm lý này vẫn ít nhiều có giá trị tham khảo, “không cần phải dạy người An Nam ngôn ngữ của chúng ta, cho họ tòa án của chúng ta, tìm cách khắc sâu vào họ tôn giáo, ý tưởng và giáo điều của chúng ta.” “Phải tôn trọng tính toàn vẹn của tổ chức xã hội; không được chạm vào cả niềm tin cũng như luật pháp, kể cả bộ máy hành chánh, hay phong tục bản xứ.”[7] v.v…

Nhân danh “khai hóa văn minh”, nước Pháp cho họ quyền thống trị các dân tộc khác, người Pháp thì đưa ra “những lý tưởng, những sứ mệnh, những bổn phận rất cao cả, linh thiêng để biện hộ cho chế độ thuộc địa của họ.”[8] Étienne Aymonier, Paul Giran… là những con người yêu nước mình, những mắt xích trong guồng máy thực dân của một thời quá vãng. Một phần quan điểm của họ được viết ra dưới giác độ của người đi thực dân, đó là điều mà chúng tôi lưu ý độc giả khi tiếp cận cuốn sách mỏng này.

Dẫu vậy, Tâm lý dân tộc An Nam là một cuốn sách khá cô đọng, lồng trong đó nhiều kiến thức lịch sử, nhân chủng, tiến hóa, văn hóa, tín ngưỡng… Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi có bổ sung một số cước chú cần thiết ở chân trang, có những cước chú khá dài do người dịch đã dụng công tra cứu và dịch từ nhiều nguồn tài liệu tiếng Pháp, nếu bạn đọc không thấy cộng hưởng xin vui lòng bỏ qua.

Giới thiệu Tâm lý dân tộc An Nam trong “Tủ sách Pháp ngữ – Góc nhìn sử Việt”, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu khả tín, góp thêm một tài liệu có ích cho những nhà nghiên cứu. Chúng tôi cũng rất cần sự hợp tác của quý vị độc giả, giúp chúng tôi chấn chỉnh những sai sót để bản dịch được hoàn thiện hơn trong lần tái bản.

Trân trọng,

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH OMEGA VIỆT NAM

***

Không ai phủ nhận rằng nước Pháp phải nhận thức đầy đủ về các vấn đề nghiêm trọng và tế nhị khởi từ việc mở rộng thuộc địa gần đây. Sau khi chúng ta trả giá đắt bằng hàng ngàn con người và hàng trăm triệu franc, những đầu tư quá an toàn này – như một trong những chính khách của chúng ta đã nói – liệu có tạo ra được một sự vận hành hiệu quả cho mục tiêu thực tiễn trước mắt: sự phát triển thịnh vượng và hoạt động quốc gia, hay ở mục đích cao xa hơn: truyền bá văn minh, cải biên chính tinh thần của chúng ta cho phù hợp với não trạng của các dân tộc kém phát triển mà chúng ta coi sóc?

Câu trả lời chỉ có thể được khẳng định dựa theo điều kiện đầu tiên và thiết yếu: vấn đề thời gian thu hoạch. Tương lai tùy thuộc Thiên Chúa – hay định phận rủi may – phải giới hạn mọi dự đoán, thậm chí táo bạo nhất, trong một khoảng thời gian tương đối hạn chế nhưng phải là mức tối thiểu thực sự cần thiết cho những cuộc chinh phục tốn kém để sau này khỏi phải mang tiếng lừa dối con cháu chúng ta. Hãy lấy ba trăm năm làm mốc: đó không là gì đối với lịch sử nhân loại và rất ngắn ngủi đối với lịch sử quốc gia; với chúng ta, chỉ là khoảng thời gian trôi qua giữa triều đại Đại đế Vert Galant[9] và Tổng thống Émile Loubet. Vậy thử hỏi, tình trạng các thuộc địa của chúng ta sẽ như thế nào vào lúc bình minh của thế kỷ XXIII?

Ở Bắc Phi, vào cuối triều đại Napoléon III, Prévost-Paradol[10] đã trình ra một tác phẩm hứa hẹn mang đến sự thỏa lòng cho tiếng thét cảnh tỉnh, vang vọng âu lo và gần như tuyệt vọng.

Tại Algérie[11], nhân danh nước Pháp, sự máu lửa của tất cả các dân tộc La-tinh được hòa quyện vào nhau. Luật Nhập tịch năm 1889, luật có hiệu lực tương lai, luật không thể xác thực nếu không bao giờ được thực hiện[12], sẽ kích hoạt việc Pháp hóa chính thức tất cả các yếu tố vốn không khác biệt lắm về nền tảng, vả lại các bậc sơ học, dẫu còn chưa được mở rộng mấy, đang dần thấm nhuần tinh thần Pháp. Nếu sự xâm chiếm thắng lợi của nông dân Sicile buộc chúng ta phải bắt đầu lại cuộc chinh phục Tunisie[13], nếu có thể nói như vậy, thì thật dễ hiểu khi nhận ra rằng với sức mạnh to lớn đang tăng lên, từ tứ phía mọi luồng tấn công nhắm vào đầu óc đặc quyền, đặc lợi đáng tiếc của những đại điền chủ, tự cho mình là thực dân vì đã chiếm đoạt hầu hết vùng đất có sẵn, và của những phái bộ thảm hại bấy lâu nay luôn nhắm đến việc gây mất uy tín trước chính quyền vương quốc[14] cái công cuộc thuộc địa hóa chính thức và sự thiết lập những địa chủ nhỏ mà Algérie kể từ đây đã có thể cung cấp tương tự như Pháp quốc.

Đến lượt mình, vấn đề Maroc đang dần chín muồi[15], đè nặng lên mọi đầu óc, đang đi đến cách giải quyết tự nhiên của nó, với sự chấp nhận hoặc từ bỏ của châu Âu; và trừ khi có những sai phạm hiển nhiên, những thảm họa không lường trước được, viên ngọc này, trong số những viên ngọc quý của nước Pháp, trong thời gian ngắn, sẽ nhân đôi, nhân ba giá trị tài sản tuyệt vời của chúng ta ở lục địa Atlantis[16].

Khi đó, từ Vịnh Gabès[17] đến khắp đại dương rộng lớn, hàng triệu người châu Âu mà chúng ta tin sẽ sớm tăng nhanh nhờ năng lực sinh sản cũng như dòng chảy không ngừng của người La-tinh, trong chưa đến ba thế kỷ, sẽ trở thành một quốc gia mạnh mẽ gồm ba mươi triệu người châu Âu nói tiếng Pháp, pha lẫn với ít nhất cũng là một con số tương đương số người bản xứ cũng sẽ sử dụng tiếng nói của chúng ta, điều vốn không làm hài lòng một số ít người thiếu ý thức, những kẻ mơ mộng chấn hưng, làm sống lại hoặc hợp nhất mọi phương ngữ của xứ sở. Sáu mươi triệu người Pháp Atlantis này sẽ tràn qua biên giới tự nhiên, băng qua sa mạc Sahara vươn tới Tây Phi của chúng ta, để có thể khai thác nó hiệu quả; bởi không ai biết những tài nguyên của cải nào dành cho chúng ta, trong sa mạc mênh mông, kiến thức về lòng đất, sự tiến bộ của khoa học hay việc sử dụng nhiệt năng, chẳng hạn như nhiệt năng mặt trời.

Giữa nước Pháp-Phi trẻ này và Mẫu quốc Pháp già nua ở châu Âu, sự phân ly chính trị là không thể tránh khỏi, có lẽ nó được nhận định quá cứng nhắc và sẽ chỉ là một sự kiện quan trọng thứ yếu, được khởi xướng từ phương Bắc[18], là do tự thấy mình bị ảnh hưởng quá nhiều trong đời sống nội tại từ cái thuộc địa gần gũi và gợi cảm hứng này. Điều đáng mong muốn, điều phải là trên hết, đó là hàng trăm triệu con người sẽ sử dụng tiếng Pháp trên cả hai bờ Địa Trung Hải và đều thấy giống như đang ở nhà mình, tất cả được đào tạo trong một khối đại đồng về ý niệm và tình cảm, hàm chứa sự đồng nhất ngôn từ hiển nhiên, do đó mang lại cho nhau sự hỗ tương, giúp đỡ và trợ lực. Vì, dù đẹp đến đâu, liệu có phải chính từ các thuộc địa hiện tại của mình mà nước Anh đã lấy được chỗ dựa tư tưởng lớn nhất? Không phải thế sao, khi mà bất chấp sự phân ly dữ dội và lan tỏa giông bão Đại Tây Dương, tám mươi triệu người Bắc Mỹ, với chủng tộc pha trộn, nhưng tất cả đều nói ngôn ngữ của họ, mua sách báo, tham gia vào đời sống trí tuệ của họ?

Vậy, với mọi viễn cảnh trên, công trình của nước Pháp sẽ mạnh mẽ và đạt thành tựu ở châu Phi.

Thành công ở Madagascar còn đầy hoài nghi. Chúng ta mang lại sự yên bình và thịnh vượng tương đối cho dân cư rất sinh sôi nảy nở của hòn đảo lớn này. Chỉ tăng gấp đôi số lượng dân cư của hàng trăm năm qua và, vào đầu thế kỷ XXIII, sẽ vượt qua con số hai mươi triệu sinh linh, trong đó có vài trăm nghìn người Âu và người lai. Đặc điểm của dân tộc này sẽ là gì và giá trị của nó đối với sự bành trướng của nước Pháp trên thế giới sẽ ra sao? Chúng ta có thể mạnh dạn trả lời rằng giá trị này sẽ đến trực tiếp từ kiến thức và việc sử dụng ngôn ngữ chúng ta. Vậy điều trở ngại là cần tránh làm lụi tắt những nhiệt huyết tốt đẹp ban đầu của cuộc chinh phục, trong khi phải đồng thời chống lại tiếng Anh; là quên rằng nếu tất cả các công chức Pháp phải biết ngôn ngữ của xứ này, thì bên cạnh đó tất cả người bản xứ phải học và có thể nói khá hơn ngôn ngữ của chúng ta; là khuyến khích những chủ nhân của hòn đảo đã thấp thoáng ló dạng, lớp học giả nửa mùa tai hại[19], nhanh chóng bị mê hoặc bởi sự ngưỡng mộ về chủ đề nghiên cứu đặc biệt của họ, vì niềm hữu ý và vụ lợi nhiều hơn là sự chân thành và công chính, dễ dàng sẵn lòng coi thường nhiệm vụ yêu nước của mình để bảo lưu, thanh lọc, củng cố, tạo ra, có thể nói, một bản ngữ, và tiếp theo là một đặc tính quốc gia bản địa. Vậy làm sao không nghi ngờ cho được những nỗ lực của các quỹ của Viện Ngôn ngữ Malgache[20] mà chính những kẻ thống trị tài trợ, nếu họ có ý định áp đặt chương trình “cải cách xác đáng” của mình lên các quy tắc ngôn ngữ của xứ này!

Sự hồ nghi này sẽ chuyển thành nỗi lo lắng nếu chúng ta chuyển sang Đông Dương, nơi tất yếu cần xem xét trước tiên là sự hấp thụ, dù hòa bình hay đối kháng, của đất nước này đối với khối khổng lồ bốn trăm triệu người Trung Hoa, mà dù có thế nào đi nữa cũng sẽ phát triển dưới áp lực của thời cuộc. Tại sao đất nước Trung Hoa, có nền văn minh đỉnh cao, rốt cùng thoát khỏi quy luật này lại biểu hiện quá tự mãn kể từ năm 1870[21]? Hầu như tất cả các dân tộc, thậm chí còn sơ khai, có những bước tiến vượt bậc về ý thức phòng vệ và sử dụng vũ trang khi bị đánh thức khỏi sự ngủ mê hay bị quấy rối sự yên tĩnh bởi việc xâm nhập bạo lực của người châu Âu. Nhật Bản và Abyssinia[22] chỉ là một số ví dụ, đúng là nổi bật nhất, cho những tiến bộ phổ quát này, chứng tỏ cái phúc cho những kẻ sở hữu[23] và làm cho mọi cuộc chinh phục trong tương lai ngày càng khó khăn hơn.

Để qua một bên viễn cảnh của hiểm họa Trung Hoa, mà những thuận lợi rất đáng gờm về giao lưu không ngừng gia tăng[24] có thể xảy ra theo sau cuộc chiến với một cường quốc to lớn nào đó và sẽ gây tổn thất từ xứ Đông Dương nằm cách nước Pháp đến 3.000 hải lý, vậy thì ở cuối con đường mà chúng ta không phải là chủ tể, vị thế của những thần dân châu Á của chúng ta trong ba trăm năm nữa là gì?

Ở đây, ít ra không bao giờ phải dùng chính sách mũ ni che tai hay cường điệu hóa bằng những ngôn từ sáo rỗng để làm hài lòng tinh thần có ở hầu khắp đồng bào chúng ta.

Biến đổi xứ sở bằng cách cung cấp cho nó các công cụ kinh tế tinh vi, tái tạo nòi giống, ngăn chặn tình trạng tử vong ở trẻ em, làm cường tráng thân thể, chấn hưng tâm hồn, phục dựng tinh thần, v.v. Đó là những công thức phổ biến và biến hóa vô cùng. Trong thực tế những việc này có ý nghĩa gì? Tóm tắt chỉ có ba điều, không nhiều hơn: cải thiện cơ sở vật chất của xứ sở, gia tăng dân số ở mức nhất định, và sự tiến hóa tất nhiên của tâm hồn; ba điều đó sẽ cấu thành nhiệm vụ không thể tránh của kẻ chinh phục, với lợi ích gần như độc quyền cho các thần dân.

Kể từ năm 1886, tôi hài lòng khi nhắc lại điều đó với các quan lại An Nam, họ quá muộn phiền vì sự hỗn loạn kinh khủng của thời đại và sự đàn áp tàn bạo không thể tránh: “Tôi đã nói với họ, chủng tộc của bạn trong quá khứ từng chịu những khủng hoảng lớn hơn nhiều mà còn không làm sao ngăn được nó phát triển. Về cơ bản, tất cả chúng tôi là người Pháp, chúng tôi chỉ làm vì bạn. Chúng tôi sẽ không lấy đất nước của bạn, chúng tôi sẽ biến đổi nó. Chúng tôi không làm giống nòi bạn biến mất, mà chắc chắn sẽ tiến bộ và giàu có lên dưới sự hướng dẫn của chúng tôi. An Nam của bạn là một trong số ít các vương quốc khép mình tuyên bố bế quan, một việc bất khả thi ở thời điểm này; chúng tôi mở nó ra, vì lợi ích của nó, cho hoạt động phổ quát.”

Tôi vẫn tin rằng ngày nay những quan điểm này là chính xác. Nhưng trong mức độ nào thì công trình có thể mang lại lợi nhuận cho nước Pháp?

Bảy hoặc tám phần mười thần dân Đông Dương cùng một chủng tộc mà phần mở rộng tất nhiên sẽ hấp thụ hoặc loại bỏ mọi yếu tố dị biệt trong tương lai như nó đã hấp thụ hoặc loại bỏ chúng trong quá khứ. Sự thống trị của chúng ta dường như không gây trở ngại cho kết quả chung cuộc. Có dòng máu rất pha trộn, người An Nam không lập nên được một quốc gia có tổ chức và thống nhất chặt chẽ bằng ngôn ngữ, tín ngưỡng dân tộc, sự tự hào về chủng tộc, tình cảm về một quá khứ với đầy rẫy nét vẻ của một chủ nghĩa yêu nước có thể so sánh với tình yêu nước của người Pháp ở một thời xưa cũ. Sự trung quân bị nhầm lẫn với tình yêu đất tổ và không gì hủy diệt được nó. Ông lão bảy mươi tuổi, như Phan Thanh Giản vào năm 1867[25], người ở độ tuổi hai mươi, như Tôn Thất Đạm vào năm 1888[26], đã kiên cường tự tử sau khi ra lệnh cho thuộc cấp quy hàng để chờ đợi thời cơ tốt hơn. Tinh thần đoàn kết của quốc gia và đại diện tối cao của nó vẫn được hiện rõ trong những lời tuyên bố long trọng, những lời nhận lỗi công khai, trong đó vua chúa hạ mình xuống, than vãn và tự buộc tội bản thân cho những tai họa lớn xảy ra trong triều đại của mình.

Theo một quy luật quen thuộc, các nhóm dân tộc thiểu số[27] ở An Nam sẽ nổi lên chống đối. Sự nổi dậy mạnh mẽ sẽ khai phóng ý niệm về Tổ quốc, sẽ khiến nó xuất hiện với tất cả sức mạnh và sự trong sáng của nó, như các quốc gia nhiệt thành nhất của châu Âu hiện nay, đó là nhân tố ngoại lai, là sự hiện diện của chúng ta và hành động không chủ ý nhưng đương nhiên của họ, những cái đang thấm nhuần vào các ý tưởng và nền văn minh của chúng ta một cảm giác phiền nhiễu ngày càng rõ ràng gây ra bởi những kẻ cai trị hoặc thậm chí là sự thù hận mà họ kích động. “Kẻ thù của chúng ta là chủ nhân của chúng ta”, tinh thần này sẽ được lặp lại, đó là người Hoa, người An Nam, người Pháp dù xấu hay tốt. Thậm chí phải thừa nhận rằng bằng cách nào đó thần dân sẽ nợ chúng ta ít nhiều sự công nhận của họ vì họ thấy biết ơn chúng ta, điều mà ngày nay chúng ta vẫn có cơ sở tin tưởng. Bên nào nặng hơn, trên bàn cân đong đếm, một mặt là tình cảm lợi ích của chúng ta, ngay cả khi chúng không bị tranh cãi, và mặt khác, ký ức về những khó khăn của việc chinh phục, và hơn thế nữa, sự xấu hổ về sự hiện diện của chúng ta?

Sẽ không quá đỗi huyễn hoặc để tin rằng họ sẽ đợi ba thế kỷ trôi qua trước khi ngẩng đầu tuyên bố độc lập, rằng năm mươi triệu người dân An Nam, nơi sẽ hòa lẫn vài trăm ngàn người lai, điều này sẽ thật sự rất nguy hiểm cho sự thống trị của chúng ta, nếu chúng ta phạm phải sai lầm không thể tha thứ là duy trì họ ở tình trạng đẳng cấp trung gian?

Không thể nào so sánh công cuộc ở Ấn Độ, đó là bức tranh ghép của các dân tộc xa lạ với nhau, còn chia ra thành những đẳng cấp không thể khắc phục, và ở xứ An Nam này, nơi cuộc chinh phục đã gặp một chủng tộc hòa hợp tuyệt vời, đặt lên trên những nền tảng vững chắc của tổ chức gia đình và làng xã, sự phân cấp thông tuệ của những Nho gia quan lại, tôn vinh thiết chế xưa cũ của vương quyền, đại giáo chủ và đại diện tối cao của dân tộc!

Bây giờ, khi thời điểm báo hiệu cho sự phân ly không thể tránh khỏi, hòa hoãn hoặc bạo lực, mà phải có dự tính lạnh lùng, điều này tốt hơn việc thoái lui, ở đây chúng ta sẽ còn làm việc cho Pháp chỉ trong phạm vi mà chúng ta gây dựng vững chắc ngôn ngữ của chúng ta. Tồn tại một ngôn ngữ An Nam, trừu tượng với sáu thanh sắc của các âm đơn, là một phương ngữ rõ ràng, phong phú về các từ ngữ thông thường, chuẩn và chính xác. Nhưng từ hơn 2000 năm nay, tiếng nói phổ thông này được duy trì ở trạng thái phương ngữ nội bộ không phát triển hoặc có tiến hóa khả dĩ nào, bằng ngôn ngữ Trung Hoa được dẫn dắt với văn minh của Đại đế quốc và hằng định là một ngôn ngữ trí tuệ, văn học và chính thức. Tất cả người An Nam được đào tạo – và giáo dục rất phổ biến – sử dụng hai ngôn ngữ trong giao tiếp, ngôn ngữ của họ, có cú pháp đơn giản như ngôn ngữ của người Pháp, và trong ngôn ngữ viết, là tiếng Trung Hoa, mà cấu trúc của nó luôn đảo ngược (so với tiếng Pháp).

Trong số các vấn đề cần phải ngay lập tức xem xét, có việc liệu chăng nên dùng tiếng Pháp, ngôn ngữ có cấu trúc câu của tiếng An Nam, thay cho tiếng Hoa, ngôn ngữ cú pháp hoàn toàn khác nhưng cận kề tiếng An Nam hơn bởi tính đơn âm, nhiều ngữ điệu và nhiều thuật ngữ sử dụng thông thường của nó đã bổ sung vào phương ngữ bình dân, ít nhất là trong lĩnh vực tiếng nói cao cấp (trong xã hội). Sau đó, hãy để tương lai quyết định có bao nhiêu từ tiếng Pháp sẽ làm phong phú hoặc sửa đổi thổ ngữ này trong phạm vi rất hạn chế đó là tiếng An Nam hiện thời.

Giải pháp khiêm tốn và khả thi này sẽ có những ưu và nhược của nó. Chữ Hoa tượng hình tạo thành một ngôn ngữ chung, phổ biến trong số năm trăm triệu người da vàng; trong khi việc sử dụng tiếng Pháp sẽ xoay An Nam về phía thế giới châu Âu, cả khoa học và nền văn minh của nó. Trong hai hướng này, điều gì sẽ thuận lợi nhất cho các thần dân của chúng ta? Vấn đề có thể vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng lợi ích của những kẻ chinh phục thoát khỏi tất cả tranh cãi và đó là điều cần phải cân nhắc.

Điều này cho thấy bao nhiêu khó khăn và lo lắng – câu này không phải là quá nặng – cho công trình được nước Pháp thực hiện ở vùng Viễn Đông[28]. Một trong những điều kiện thiết yếu của hành vi tốt rõ ràng của nó là kiến thức thấu đáo về các thần dân chúng ta, liên quan đến các nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về tâm lý của họ. Chúng tôi không thể vì thế quá hoan nghênh phát kiến thông minh của Paul Giran, một công trình chắc chắn, phong phú, có nội dung, tài liệu, chắc chắn không có tham vọng giải quyết những vấn để lớn làm thay đổi sự thống trị của chúng ta, nhưng chí ít tuyên dương công trạng ở một vài khía cạnh.

Việc kết lại một vài nhận xét nhằm giới thiệu về cuốn sách này đã yêu cầu tôi giới thiệu thêm cho độc giả, và tự tôi làm điều này, rằng cũng muốn giới thiệu về con người tác giả. Ông thuộc loại người hiếm có, người được tin tưởng từ cái nhìn đầu tiên, những người miền Nam bình tĩnh và chín chắn. Sau khi học tú tài, người con của thành Nimes học ba năm chính quy tại Trường Thuộc địa, tiếp là ba năm nghĩa vụ quân sự, ông vui vẻ theo đuổi công việc, với tất cả tinh thần trách nhiệm yêu nước. Ra khỏi quân đội, ông hân hoan tác hợp với bạn đời đồng hành của mình, mong muốn cao quý tạo một mái ấm, ổn định cần thiết, của phẩm hạnh cá nhân với các thuộc địa. Và ngay sau đó, đi đến Đông Dương, nơi sự tin tưởng và quý mến của các lãnh đạo đã kêu gọi ông, trong thời gian ba năm lưu trú đầu tiên, đảm nhận các nhiệm vụ tế nhị, cho phép ông thu thập và tích lũy các quan sát để hôm nay công bố cho công chúng.

Tôi hy vọng, đối với ông và cho đất nước chúng ta, rằng tương lai sẽ chắp nối tất cả nguyện ước về những khởi đầu đáng kính này trong sự nghiệp thuộc địa.

ÉTIENNE AYMONIER[29]

Tháng 12 năm 1903

Không ai phủ nhận rằng nước Pháp phải nhận thức đầy đủ về các vấn đề nghiêm trọng và tế nhị khởi từ việc mở rộng thuộc địa gần đây. Sau khi chúng ta trả giá đắt bằng hàng ngàn con người và hàng trăm triệu franc, những đầu tư quá an toàn này – như một trong những chính khách của chúng ta đã nói – liệu có tạo ra được một sự vận hành hiệu quả cho mục tiêu thực tiễn trước mắt: sự phát triển thịnh vượng và hoạt động quốc gia, hay ở mục đích cao xa hơn: truyền bá văn minh, cải biên chính tinh thần của chúng ta cho phù hợp với não trạng của các dân tộc kém phát triển mà chúng ta coi sóc?

Câu trả lời chỉ có thể được khẳng định dựa theo điều kiện đầu tiên và thiết yếu: vấn đề thời gian thu hoạch. Tương lai tùy thuộc Thiên Chúa – hay định phận rủi may – phải giới hạn mọi dự đoán, thậm chí táo bạo nhất, trong một khoảng thời gian tương đối hạn chế nhưng phải là mức tối thiểu thực sự cần thiết cho những cuộc chinh phục tốn kém để sau này khỏi phải mang tiếng lừa dối con cháu chúng ta. Hãy lấy ba trăm năm làm mốc: đó không là gì đối với lịch sử nhân loại và rất ngắn ngủi đối với lịch sử quốc gia; với chúng ta, chỉ là khoảng thời gian trôi qua giữa triều đại Đại đế Vert Galant[9] và Tổng thống Émile Loubet. Vậy thử hỏi, tình trạng các thuộc địa của chúng ta sẽ như thế nào vào lúc bình minh của thế kỷ XXIII?

Ở Bắc Phi, vào cuối triều đại Napoléon III, Prévost-Paradol[10] đã trình ra một tác phẩm hứa hẹn mang đến sự thỏa lòng cho tiếng thét cảnh tỉnh, vang vọng âu lo và gần như tuyệt vọng.

Tại Algérie[11], nhân danh nước Pháp, sự máu lửa của tất cả các dân tộc La-tinh được hòa quyện vào nhau. Luật Nhập tịch năm 1889, luật có hiệu lực tương lai, luật không thể xác thực nếu không bao giờ được thực hiện[12], sẽ kích hoạt việc Pháp hóa chính thức tất cả các yếu tố vốn không khác biệt lắm về nền tảng, vả lại các bậc sơ học, dẫu còn chưa được mở rộng mấy, đang dần thấm nhuần tinh thần Pháp. Nếu sự xâm chiếm thắng lợi của nông dân Sicile buộc chúng ta phải bắt đầu lại cuộc chinh phục Tunisie[13], nếu có thể nói như vậy, thì thật dễ hiểu khi nhận ra rằng với sức mạnh to lớn đang tăng lên, từ tứ phía mọi luồng tấn công nhắm vào đầu óc đặc quyền, đặc lợi đáng tiếc của những đại điền chủ, tự cho mình là thực dân vì đã chiếm đoạt hầu hết vùng đất có sẵn, và của những phái bộ thảm hại bấy lâu nay luôn nhắm đến việc gây mất uy tín trước chính quyền vương quốc[14] cái công cuộc thuộc địa hóa chính thức và sự thiết lập những địa chủ nhỏ mà Algérie kể từ đây đã có thể cung cấp tương tự như Pháp quốc.

Đến lượt mình, vấn đề Maroc đang dần chín muồi[15], đè nặng lên mọi đầu óc, đang đi đến cách giải quyết tự nhiên của nó, với sự chấp nhận hoặc từ bỏ của châu Âu; và trừ khi có những sai phạm hiển nhiên, những thảm họa không lường trước được, viên ngọc này, trong số những viên ngọc quý của nước Pháp, trong thời gian ngắn, sẽ nhân đôi, nhân ba giá trị tài sản tuyệt vời của chúng ta ở lục địa Atlantis[16].

Khi đó, từ Vịnh Gabès[17] đến khắp đại dương rộng lớn, hàng triệu người châu Âu mà chúng ta tin sẽ sớm tăng nhanh nhờ năng lực sinh sản cũng như dòng chảy không ngừng của người La-tinh, trong chưa đến ba thế kỷ, sẽ trở thành một quốc gia mạnh mẽ gồm ba mươi triệu người châu Âu nói tiếng Pháp, pha lẫn với ít nhất cũng là một con số tương đương số người bản xứ cũng sẽ sử dụng tiếng nói của chúng ta, điều vốn không làm hài lòng một số ít người thiếu ý thức, những kẻ mơ mộng chấn hưng, làm sống lại hoặc hợp nhất mọi phương ngữ của xứ sở. Sáu mươi triệu người Pháp Atlantis này sẽ tràn qua biên giới tự nhiên, băng qua sa mạc Sahara vươn tới Tây Phi của chúng ta, để có thể khai thác nó hiệu quả; bởi không ai biết những tài nguyên của cải nào dành cho chúng ta, trong sa mạc mênh mông, kiến thức về lòng đất, sự tiến bộ của khoa học hay việc sử dụng nhiệt năng, chẳng hạn như nhiệt năng mặt trời.

Giữa nước Pháp-Phi trẻ này và Mẫu quốc Pháp già nua ở châu Âu, sự phân ly chính trị là không thể tránh khỏi, có lẽ nó được nhận định quá cứng nhắc và sẽ chỉ là một sự kiện quan trọng thứ yếu, được khởi xướng từ phương Bắc[18], là do tự thấy mình bị ảnh hưởng quá nhiều trong đời sống nội tại từ cái thuộc địa gần gũi và gợi cảm hứng này. Điều đáng mong muốn, điều phải là trên hết, đó là hàng trăm triệu con người sẽ sử dụng tiếng Pháp trên cả hai bờ Địa Trung Hải và đều thấy giống như đang ở nhà mình, tất cả được đào tạo trong một khối đại đồng về ý niệm và tình cảm, hàm chứa sự đồng nhất ngôn từ hiển nhiên, do đó mang lại cho nhau sự hỗ tương, giúp đỡ và trợ lực. Vì, dù đẹp đến đâu, liệu có phải chính từ các thuộc địa hiện tại của mình mà nước Anh đã lấy được chỗ dựa tư tưởng lớn nhất? Không phải thế sao, khi mà bất chấp sự phân ly dữ dội và lan tỏa giông bão Đại Tây Dương, tám mươi triệu người Bắc Mỹ, với chủng tộc pha trộn, nhưng tất cả đều nói ngôn ngữ của họ, mua sách báo, tham gia vào đời sống trí tuệ của họ?

Vậy, với mọi viễn cảnh trên, công trình của nước Pháp sẽ mạnh mẽ và đạt thành tựu ở châu Phi.

Thành công ở Madagascar còn đầy hoài nghi. Chúng ta mang lại sự yên bình và thịnh vượng tương đối cho dân cư rất sinh sôi nảy nở của hòn đảo lớn này. Chỉ tăng gấp đôi số lượng dân cư của hàng trăm năm qua và, vào đầu thế kỷ XXIII, sẽ vượt qua con số hai mươi triệu sinh linh, trong đó có vài trăm nghìn người Âu và người lai. Đặc điểm của dân tộc này sẽ là gì và giá trị của nó đối với sự bành trướng của nước Pháp trên thế giới sẽ ra sao? Chúng ta có thể mạnh dạn trả lời rằng giá trị này sẽ đến trực tiếp từ kiến thức và việc sử dụng ngôn ngữ chúng ta. Vậy điều trở ngại là cần tránh làm lụi tắt những nhiệt huyết tốt đẹp ban đầu của cuộc chinh phục, trong khi phải đồng thời chống lại tiếng Anh; là quên rằng nếu tất cả các công chức Pháp phải biết ngôn ngữ của xứ này, thì bên cạnh đó tất cả người bản xứ phải học và có thể nói khá hơn ngôn ngữ của chúng ta; là khuyến khích những chủ nhân của hòn đảo đã thấp thoáng ló dạng, lớp học giả nửa mùa tai hại[19], nhanh chóng bị mê hoặc bởi sự ngưỡng mộ về chủ đề nghiên cứu đặc biệt của họ, vì niềm hữu ý và vụ lợi nhiều hơn là sự chân thành và công chính, dễ dàng sẵn lòng coi thường nhiệm vụ yêu nước của mình để bảo lưu, thanh lọc, củng cố, tạo ra, có thể nói, một bản ngữ, và tiếp theo là một đặc tính quốc gia bản địa. Vậy làm sao không nghi ngờ cho được những nỗ lực của các quỹ của Viện Ngôn ngữ Malgache[20] mà chính những kẻ thống trị tài trợ, nếu họ có ý định áp đặt chương trình “cải cách xác đáng” của mình lên các quy tắc ngôn ngữ của xứ này!

Sự hồ nghi này sẽ chuyển thành nỗi lo lắng nếu chúng ta chuyển sang Đông Dương, nơi tất yếu cần xem xét trước tiên là sự hấp thụ, dù hòa bình hay đối kháng, của đất nước này đối với khối khổng lồ bốn trăm triệu người Trung Hoa, mà dù có thế nào đi nữa cũng sẽ phát triển dưới áp lực của thời cuộc. Tại sao đất nước Trung Hoa, có nền văn minh đỉnh cao, rốt cùng thoát khỏi quy luật này lại biểu hiện quá tự mãn kể từ năm 1870[21]? Hầu như tất cả các dân tộc, thậm chí còn sơ khai, có những bước tiến vượt bậc về ý thức phòng vệ và sử dụng vũ trang khi bị đánh thức khỏi sự ngủ mê hay bị quấy rối sự yên tĩnh bởi việc xâm nhập bạo lực của người châu Âu. Nhật Bản và Abyssinia[22] chỉ là một số ví dụ, đúng là nổi bật nhất, cho những tiến bộ phổ quát này, chứng tỏ cái phúc cho những kẻ sở hữu[23] và làm cho mọi cuộc chinh phục trong tương lai ngày càng khó khăn hơn.

Để qua một bên viễn cảnh của hiểm họa Trung Hoa, mà những thuận lợi rất đáng gờm về giao lưu không ngừng gia tăng[24] có thể xảy ra theo sau cuộc chiến với một cường quốc to lớn nào đó và sẽ gây tổn thất từ xứ Đông Dương nằm cách nước Pháp đến 3.000 hải lý, vậy thì ở cuối con đường mà chúng ta không phải là chủ tể, vị thế của những thần dân châu Á của chúng ta trong ba trăm năm nữa là gì?

Ở đây, ít ra không bao giờ phải dùng chính sách mũ ni che tai hay cường điệu hóa bằng những ngôn từ sáo rỗng để làm hài lòng tinh thần có ở hầu khắp đồng bào chúng ta.

Biến đổi xứ sở bằng cách cung cấp cho nó các công cụ kinh tế tinh vi, tái tạo nòi giống, ngăn chặn tình trạng tử vong ở trẻ em, làm cường tráng thân thể, chấn hưng tâm hồn, phục dựng tinh thần, v.v. Đó là những công thức phổ biến và biến hóa vô cùng. Trong thực tế những việc này có ý nghĩa gì? Tóm tắt chỉ có ba điều, không nhiều hơn: cải thiện cơ sở vật chất của xứ sở, gia tăng dân số ở mức nhất định, và sự tiến hóa tất nhiên của tâm hồn; ba điều đó sẽ cấu thành nhiệm vụ không thể tránh của kẻ chinh phục, với lợi ích gần như độc quyền cho các thần dân.

Kể từ năm 1886, tôi hài lòng khi nhắc lại điều đó với các quan lại An Nam, họ quá muộn phiền vì sự hỗn loạn kinh khủng của thời đại và sự đàn áp tàn bạo không thể tránh: “Tôi đã nói với họ, chủng tộc của bạn trong quá khứ từng chịu những khủng hoảng lớn hơn nhiều mà còn không làm sao ngăn được nó phát triển. Về cơ bản, tất cả chúng tôi là người Pháp, chúng tôi chỉ làm vì bạn. Chúng tôi sẽ không lấy đất nước của bạn, chúng tôi sẽ biến đổi nó. Chúng tôi không làm giống nòi bạn biến mất, mà chắc chắn sẽ tiến bộ và giàu có lên dưới sự hướng dẫn của chúng tôi. An Nam của bạn là một trong số ít các vương quốc khép mình tuyên bố bế quan, một việc bất khả thi ở thời điểm này; chúng tôi mở nó ra, vì lợi ích của nó, cho hoạt động phổ quát.”

Tôi vẫn tin rằng ngày nay những quan điểm này là chính xác. Nhưng trong mức độ nào thì công trình có thể mang lại lợi nhuận cho nước Pháp?

Bảy hoặc tám phần mười thần dân Đông Dương cùng một chủng tộc mà phần mở rộng tất nhiên sẽ hấp thụ hoặc loại bỏ mọi yếu tố dị biệt trong tương lai như nó đã hấp thụ hoặc loại bỏ chúng trong quá khứ. Sự thống trị của chúng ta dường như không gây trở ngại cho kết quả chung cuộc. Có dòng máu rất pha trộn, người An Nam không lập nên được một quốc gia có tổ chức và thống nhất chặt chẽ bằng ngôn ngữ, tín ngưỡng dân tộc, sự tự hào về chủng tộc, tình cảm về một quá khứ với đầy rẫy nét vẻ của một chủ nghĩa yêu nước có thể so sánh với tình yêu nước của người Pháp ở một thời xưa cũ. Sự trung quân bị nhầm lẫn với tình yêu đất tổ và không gì hủy diệt được nó. Ông lão bảy mươi tuổi, như Phan Thanh Giản vào năm 1867[25], người ở độ tuổi hai mươi, như Tôn Thất Đạm vào năm 1888[26], đã kiên cường tự tử sau khi ra lệnh cho thuộc cấp quy hàng để chờ đợi thời cơ tốt hơn. Tinh thần đoàn kết của quốc gia và đại diện


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.