Thuật Khởi Nghiệp

Không phải vì danh vọng hay giàu sang,

Điều tôi muốn là những gì sâu thẳm,

Từ trong trái tim được cất thành lời.

– Ludwig van Beethoven

“Ước gì hồi ấy tôi khôn ngoan như bây giờ” là điều phần lớn các doanh nhân từng trải ít nhất một lần thốt lên. Và đó chính là điều tôi không muốn xảy đến với các bạn một khi bạn đã đọc cuốn sách này.

Tôi khởi sự với ba công ty, đầu tư vào mười công ty khác, và tư vấn cho rất nhiều công ty, tổ chức khác nhau, từ những công ty bé xíu với hai nhân viên cho tới những tập đoàn khổng lồ như Google. Trong đó có hai lần tôi làm việc cho Apple, và cũng chính là người đặt nền móng cho một startup tên gọi Canva. Hàng trăm công ty đã tham vấn tôi, cho tới mức tai tôi ong lên không ngừng.

Nói về khởi nghiệp, tôi đã đích thân tham chiến vài lần. Bây giờ, tôi đang làm việc mà các chuyên gia vi tính hay gọi là “xổ bộ nhớ” – nôm na là viết lại những gì tôi đã trải qua. Và bạn, ít nhất, sẽ được hưởng điều gì đó có ích từ những hiểu biết của tôi – những hiểu biết được tích cóp từ những kinh nghiệm thương đau của chính tôi.

Mục đích của tôi thì đơn giản và rõ ràng thôi: Tôi muốn việc khởi nghiệp được dễ dàng hơn cho chính bạn, để khi tôi qua đời, bạn sẽ nói “Guy đã chắp cánh cho tôi”. Tôi thực sự muốn càng nhiều người nói điều này càng tốt, vì thế cuốn sách này là dành cho số đông những người như:

  1. Các chàng trai, cô gái từ những garage, ký túc xá, văn phòng muốn làm nên một đột phá lớn lao.
  2. Những tâm hồn dũng cảm trong các công ty đã ổn định muốn đưa sản phẩm mới ra thị trường.
  3. Những nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức phi lợi nhuận muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Những công ty tầm cỡ, những phòng ban năng động, những trường học danh tiếng, những nhà thờ lớn mạnh, những tổ chức thiện nguyện hiệu quả, những doanh nhân thành đạt. Đấy chính là những thứ tôi muốn góp phần gây dựng qua cuốn sách này. Nhưng để đạt được điều đó, trước hết, ta cũng cần lướt qua một vài điểm trước khi cùng bắt đầu cuộc hành trình:

  • Thứ nhất, mục đích ban đầu của cuốn sách này chỉ là cập nhật cuốn tôi đã viết về khởi nghiệp trước đây. Tuy nhiên, việc cứ thêm, bớt, thay đổi tới lui đã khiến cho cuốn này không còn là phiên bản “1.1” nữa mà thực sự là một bản “2.0”, một bản hoàn toàn mới. Khi người biên tập của tôi ở nhà xuất bản Penguin nói tôi sử dụng chức năng Track Changes của Word để thuận tiện cho việc chỉnh sửa, tôi đã cười lớn, đơn giản là vì nó đã dài hơn tới 64% so với cuốn cũ.
  • Thứ hai, để cho rõ ràng hơn, và theo ý tôi, phần lớn doanh nhân thường có những suy nghĩ khá giống nhau, tôi quyết định sử dụng từ “startup” để dùng chung cho tất cả các dự án kinh doanh mạo hiểm, bao gồm cả lợi nhuận và phi lợi nhuận; từ “sản phẩm” cho các sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng mới. Các bạn có thể áp dụng những bài học trong cuốn sách này để bắt đầu gần như mọi thứ, vì vậy đừng quá lệ thuộc vào chữ nghĩa.
  • Như mọi lời khuyên, luôn có ngoại lệ, và tôi cũng có thể sai. Học hỏi từ những giai thoại có thể mạo hiểm, nhưng chờ đợi các bằng chứng khoa học cũng thế. Hãy nhớ, ít khi có đúng hoặc sai trong kinh doanh – chỉ có hiệu quả hoặc không hiệu quả.

Tôi tin rằng mục tiêu của bạn là thay đổi thế giới – chứ không chỉ là tìm hiểu nó. Kinh doanh là hành động chứ không chỉ là học hỏi. Nếu phong cách của bạn là“Đừng nói nhiều – hãy bắt đầu làm” thì bạn đang đọc đúng sách, đúng tác giả. Và bây giờ, chúng ta cùng lên đường nào…

Guy Kawasaki

Silicon Valley, California

GuyKawasaki@gmail.com

***

Sách vở có ích theo cách riêng của chúng, nhưng chúng là sự thay thế ít đau đớn cho sự sống.

– Robert Louis Stevenson

Cảm ơn bạn vì đã đọc sách của tôi – có lẽ cả hai phiên bản! Điều này cần đến sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Để đáp lại tôi hi vọng rằng bạn đã có những hiểu biết về cách làm thế nào để tạo ra ý nghĩa và thay đổi thế giới.

Có nhiều cách miêu tả sự khó khăn và dễ dàng, lên xuống, giai đoạn hình thành bong bóng và vỡ bong bóng trong các chu kỳ kinh doanh. Sau đây là một cách khác để mô tả điều này: kính hiển vi và kính viễn vọng.

  • Giai đoạn kính hiển vi: Có một sự tập trung cho những suy nghĩ cẩn trọng, chú ý vào những thứ cơ bản, và tập trung vào các kết quả tài chính ngắn hạn. Các nhà chuyên môn soi kỹ các chi tiết, những vấn đề quan trọng, và chi phí và rồi đòi hỏi những dự đoán, nghiên cứu thị trường, và phân tích sự cạnh tranh.
  • Giai đoạn kính viễn vọng: Các doanh nhân tiến gần đến tương lai hơn. Họ mơ ước về những thứ lớn lao sắp tới, thay đổi thế giới, và làm cho những người chấp nhận muộn sử dụng sản phẩm của họ. Tiền bạc bị lãng phí, nhưng một vài ý tưởng điên khùng vẫn thành công, và thế giới vẫn tiến lên.

Khi kính viễn vọng hoạt động, tất cả mọi người đều trở thành những nhà thiên văn học, và thế giới đầy sao. Khi kính viễn vọng tắt ngúm, mọi người quay trở lại với kính hiển vi, và thế giới đầy những sai lầm. Sự thật là các doanh nhân cần cả kính viễn vọng và kính hiển vi để đạt được thành công. Tôi hi vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn thực hiện được những nhiệm vụ liên quan đến kính hiển vi và kính viễn vọng của bạn.

Lewis Pugh là người đầu tiên bơi qua Bắc Cực – chính xác là 1km. Ông ấy làm điều này để hình thành nhận thức về sự thay đổi khí hậu; mọi người đã nghĩ rằng toàn bộ Bắc Cực đều đóng băng. Sau vài phút dưới nước ở âm 1,7 độ C hay 29 độ F, bạn sẽ bị quay chín – không phải “quay chín” trong nóng bức, mà là “quay chín” trong hôn mê (thực sự là như vậy). Ông ấy bơi trong 18 phút, và mặc một bộ Speedo, chứ không phải bộ đồ bơi.

img1011

Để làm được điều này ông đã sử dụng biện pháp đánh lừa nhận thức: cứ mỗi 100m ông cắm một lá quốc kỳ của tất cả các thành viên trong đội để chia nhỏ 1km thành mười khoảng dễ đạt được hơn. Lá cờ áp chót là của Australia, vì là một người Anh, ông sẽ không đầu hàng vào phút chót trước Australia – một đối thủ trong Khối thịnh vượng chung.

Trong những ngày tăm tối, đáng sợ và buồn bã (hãy tin tôi đi, sẽ có những lúc như vậy) hãy nhớ câu chuyện của Lewis và chia nhỏ điều không thể thành 10 điều có thể. 1 tỷ đô-la là 10 phần của 100 triệu đô-la. 1 triệu đô-la là 10 phần của 100 ngàn đô-la. Apple bán Macintosh, iPhone, iPad và iPod nhưng nó khởi sự với chỉ vài trăm chiếc Apple I.

Cuối cùng hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ gặp bạn. Nếu mang cuốn sách này theo, hãy cho tôi xem các đoạn ghi chú, những trang nhàu nát và những chỗ gạch chân. Không có gì tuyệt vời hơn để nhìn thấy rằng bạn đã biến cuốn sách của tôi thành một mớ nhàu nát.

Tôi đã giữ chân bạn quá lâu. Hãy khởi hành ngay, vì bản chất của kinh doanh là hành động chứ không chỉ là học hỏi.

Guy Kawasaki

Silicon Valley, California Guy

Kawasaki@gmail.com

Các doanh nhân làm gì?

Tôi có bốn đứa con, và tôi thấy thật khó để giải thích chính xác tôi làm gì. Các bạn của con tôi là bác sĩ, luật sư, giáo viên, và môi giới bất động sản. Những nghề này rất dễ để giải thích. Nhưng làm thế nào để bạn giải thích cho một đứa trẻ hiểu các doanh nhân làm gì? Đây là một món quà kèm theo mà tôi dành cho bạn để giúp bạn giải thích các doanh nhân làm gì.

***

Ông có phải là Thành Long không?

– Một cô gái không biết tên

Hai mươi lăm năm trước tôi có một chiếc Porsche 911 Cabriolet. Một ngày nọ tôi dừng đèn đỏ trên đường El Camino Real ở Menlo Park, California. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một chiếc xe với bốn cô bé. Họ đang nhìn tôi, mỉm cười và rồi cười to.

Tôi nghĩ tôi đã thực sự đến đích: ngay cả những cô bé cũng biết tôi là ai. Một cô ra hiệu cho tôi quay kính xuống – cô này rõ ràng không có một chiếc 911 vì 911 có kính hạ điện. Tôi hạ kính, nghĩ rằng cô ấy sẽ nói với tôi rằng cô ấy yêu thích các cuốn sách hoặc những bài nói chuyện của tôi nhiều thế nào, hay những hình ảnh đầy bí ẩn của tôi.

Thay vì vậy cô ấy hỏi: “Ông có phải là Thành Long không?”

Việc này có liên quan gì đến các startup không? Không nhiều lắm, nhưng điểm mạnh của một tác giả giỏi là khả năng bám sát chủ đề. Tuy nhiên điểm mạnh của một tác giả lớn là khả năng có thể đi xa chủ đề rồi quay trở lại. Tôi sẽ cho bạn thấy điều này xảy ra thế nào.

Đi xa tới cỡ này trong một cuốn sách giống việc nán lại xem phần danh sách đoàn làm phim trong một bộ phim của Jackie Chan để coi các cảnh hậu trường. Tôi sẽ tặng các bạn một thứ để dành nữa, tương tự cách Steve sẽ nói “Thêm một điều nữa”.

img1068

Mười sai lầm hàng đầu của các doanh nhân

Đây là 10 sai lầm hàng đầu mà doanh nhân thường mắc phải, được tập hợp thành một danh sách để giúp bạn có thể tránh được càng nhiều càng tốt. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, là mắc những lỗi mới.

  1. SAI LẦM: TÍNH RA NHỮNG SỐ LỚN CHỈ VỚI 1%. Các doanh nhân yêu thích việc tiếp cận một thị trường tiềm năng khổng lồ (như thị trường an ninh mạng), rồi tính toán rằng ngay chỉ với 1% thị phần sẽ là rất lớn và dễ tiếp cận, và rồi ngồi tưởng tượng những con số mà họ sẽ đạt được.

CÁCH SỬA: TÍNH TỪ DƯỚI LÊN. Thay vì thế bạn hãy làm một phép tính từ dưới lên. Bạn sẽ thấy khó thế nào để đạt được chỉ một phần trăm thị phần khi bạn bắt đầu từ con số không. Một khi lên đường, bạn sẽ thấy các kết quả của năm đầu tiên còn gần số không hơn là một phần trăm của một con số khổng lồ nhiều.

  1. SAI LẦM: MỞ RỘNG QUÁ NHANH. Một hậu quả của việc tính ra một con số lớn với 1% thị phần là việc kết luận rằng bạn cần mở rộng cơ sở hạ tầng và nhân lực để đáp ứng sự thành công to lớn chắc chắn sẽ xảy ra. Vì thế bạn tăng mức độ chi tiêu, điều này làm cạn kiệt nguồn lực của bạn, và cuối cùng làm cho bạn thất bại.

CÁCH SỬA: ĂN NHỮNG GÌ BẮT ĐƯỢC. Hãy chấp nhận rủi ro của việc thúc đẩy bán hàng và sự ảnh hưởng đến danh tiếng về sự phục vụ của bạn khi không mở rộng cho đến khi doanh thu ổn định. Tôi chưa từng thấy một công ty thất bại vì không mở rộng đủ nhanh, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một công ty luôn giao hàng đúng hẹn. Công ty của bạn có thể là đầu tiên, nhưng xu hướng chung không phải là người ủng hộ bạn.

“Một trong những mục tiêu của đời tôi là một ngày nào đó, một cô bé sẽ hỏi Thành Long rằng ông ấy có phải là Guy Kawasaki không?”

  1. SAI LẦM: TẠO DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC. Các doanh nhân yêu thích chữ “P” – (partnership) quan hệ đối tác – đặc biệt khi họ không thể sử dụng chữ “S” – (sales) bán hàng. Nếu một mối quan hệ không giúp bạn thay đổi bảng tính của mình, nó sẽ là một thứ vớ vẩn. Phần lớn các mối quan hệ đối tác là một bài tập PR và một sự lãng phí thời gian.

CÁCH SỬA: TẬP TRUNG VÀO BÁN HÀNG. Thay vì để cỗ xe của bạn chạy theo các mối quan hệ đối tác, hãy tập trung vào việc bán hàng. Hãy xăm câu này lên cánh tay của bạn “Doanh số sẽ giải quyết mọi điều”. Nếu một bức ảnh đánh giá hàng ngàn con chữ, thì việc bán hàng đánh giá hàng ngàn mối quan hệ đối tác. Bạn có thể sử dụng chữ P dài nhất là trong 6 tới 12 tháng. Rồi bạn sẽ thấy chữ F – “fired” – bị sa thải.

  1. SAI LẦM: TẬP TRUNG VÀO VIỆC HUY ĐỘNG VỐN. Thành công không phải là huy động vốn. Thành công là xây dựng được một công ty lớn. Nhiều doanh nhân quên mất huy động vốn chỉ là phương tiện để đạt được mục đích chứ không phải mục đích, vì thế họ mất nhiều tuần để chuẩn bị cho bài thuyết trình và kế hoạch kinh doanh rồi xuất hiện trước bất kỳ nhà đầu tư nào với sự lo lắng sợ hãi.

CÁCH SỬA: TẬP TRUNG VÀO SẢN PHẨM MẪU. Hoàn thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng nhất trong những ngày đầu tiên của startup của bạn. Một sản phẩm mẫu cho phép bạn nhận được sự phản hồi từ thế giới thực và biết đâu được, sẽ bán được hàng. Dùng nguồn vốn của bản thân, vay mượn và huy động từ cộng đồng là những gì bạn cần để tồn tại, và nên dành năng lượng của mình vào việc hoàn thành sản phẩm.

  1. SAI LẦM: SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU CÁC SLIDE: Khi bạn phải thuyết trình, đừng dùng tới 50 hay 60 slide. Tôi biết bạn nắm rõ nguyên tắc càng ít càng tốt, nhưng bạn sẽ có thể nghĩ rằng mình là ngoại lệ cho nguyên tắc này. Không phải vậy đâu. Nếu bạn cần tới 50 slide để thuyết trình ý tưởng của bạn thì ý tưởng của bạn có vấn đề.

CÁCH SỬA: TUÂN THEO NGUYÊN TẮC 10/20/30. Con số tối đa là 10 slide. Bạn nên thực hiện bài thuyết trình trong 20 phút. Font chữ lý tưởng là 30. Thậm chí tốt hơn, hãy cố không dùng các slide và tiến hành giới thiệu sản phẩm… đây là một lý do nữa để bạn cần tới sản phẩm mẫu.

  1. SAI LẦM: TIẾN HÀNH MỌI VIỆC THEO THỨ TỰ. Các doanh nhân cố gắng làm mọi việc theo thứ tự, huy động vốn, tuyển dụng, tạo ra sản phẩm, bán hàng, rồi lại huy động thêm vốn. Họ muốn làm chỉ một việc tại một thời điểm và làm tốt việc đó. Đây không phải là cách các công việc tự nhiên hoạt động.

CÁCH SỬA: TIẾN HÀNH NHIỀU VIỆC CÙNG LÚC. Cuộc đời của các doanh nhân là sự tồn tại song song. Hãy làm quen với điều đó, hiểu nó, và sống cùng với nó. Bạn cần làm nhiều thứ cùng lúc, và đủ tốt là đủ tốt. Bạn không có thời gian để làm mỗi lần một việc.

  1. SAI LẦM: NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT TRÊN CÁC CON SỐ. Các nhà sáng lập yêu thích việc nắm quyền kiểm soát, vì vậy họ cố tối đa hóa giá trị và bán càng ít cổ phần càng tốt. Họ nghĩ rằng chừng nào họ còn nắm ít nhất 51% số phiếu bầu, họ còn kiểm soát công ty.

CÁCH SỬA: HÃY TẠO RA CHIẾC BÁNH LỚN HƠN. Cách để kiếm tiền là tăng kích cỡ của chiếc bánh, chứ không phải nắm miếng bánh lớn nhất có thể. Sẽ tốt hơn nhiều để sở hữu 0,01% của Google hơn là 51% trong công ty Mediocre Technology Inc. Và sự kiểm soát là một ảo giác – ngay tại thời điểm bạn nhận nguồn tiền từ bên ngoài, bạn bắt đầu phải làm việc cho các nhà đầu tư.

  1. SAI LẦM: DÙNG CÁC BẰNG SÁNG CHẾ ĐỂ PHÒNG VỆ. Các doanh nhân đọc các câu chuyện về việc vi phạm bằng sáng chế làm tiêu tốn nhiều triệu đô-la trong những vụ kiện tụng và họ nghĩ rằng điều này có nghĩa là các bằng sáng chế có thể bảo vệ tài sản trí tuệ của họ. Điều này giống như đang đọc một thông báo một tên trộm bị bắt và bạn không cần khóa cửa nữa.

CÁCH SỬA: DÙNG SỰ THÀNH CÔNG ĐỂ PHÒNG VỆ. Việc phòng vệ bằng các sáng chế là một trò chơi cho những công ty lớn với rất nhiều luật sư và tiền bạc. Điều này có phù hợp cho công ty của bạn không? Điều duy nhất giúp một startup bảo vệ mình là phát triển, thành công, và hút được oxy từ thị trường. Bạn sẽ không có thời gian và tiền bạc chiến thắng bất kỳ ai đáng để kiện tụng.

  1. SAI LẦM: TUYỂN DỤNG DỰA TRÊN HÌNH ẢNH BẢN THÂN. Nhiều doanh nhân tuyển dụng nhân viên giống phần còn lại của công ty. Các kỹ sư tuyển các kỹ sư. Những người có bằng thạc sỹ kinh doanh tuyển những người cũng có bằng thạc sĩ kinh doanh. Nam giới tuyển nam giới. Hợp nhau là một chuyện, nhưng nó thực sự đi quá xa khi tất cả mọi người đều trẻ tuổi, đều là nam giới, hay đều yêu thích công nghệ, hoặc gì gì đi nữa.

CÁCH SỬA: TUYỂN DỤNG ĐỂ HOÀN THIỆN. Một startup cần có sự đa dạng về kỹ năng, quan điểm, và nền tảng để đạt được thành công. Thay vì tuyển dụng những hình ảnh phản chiếu chính mình, bạn nên tuyển những người có khả năng bổ sung cho nhau. Hai kỹ năng cần bổ sung quan trọng nhất là sản xuất và bán hàng, vì vậy hãy ý giải quyết hai điều này ngay lập tức.

  1. SAI LẦM: THÂN THIẾT VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ. Trong giai đoạn tuần trăng mật, thường là 90 ngày sau khi lần đầu tiên bạn bỏ lỡ việc giao hàng, bạn có thể có mong muốn trở nên thân thiện với các nhà đầu tư. Điều này là vì bạn và các nhà đầu tư của bạn thông cảm lẫn nhau và họ không bao giờ sa thải bạn vì họ đầu tư vào công ty vì chính bạn. Xin chào, Tiên Răng…

CÁCH SỬA: VƯỢT QUA MONG MUỐN. Nếu bạn muốn có những mối quan hệ thân thiện, hãy sử dụng Tinder hay eHarmony vào những ngày cuối tuần. Công việc của bạn là huy động vốn từ các nhà đầu tư, sử dụng nó một cách khôn ngoan, và rồi trả lại gấp 10 lần những gì họ đổ vào. Sẽ chẳng vấn đề gì ngay cả khi các bạn kết thúc bằng việc căm ghét nhau chừng nào bạn còn hoàn thành mọi việc đúng thời hạn, và đạt được doanh số cao hơn mục tiêu.

Nếu bạn muốn thấy tôi hành động, tôi đã có một bài nói chuyện về chủ đề này cho Haas School of Business trên YouTube. Tôi là một anh chàng hài hước – không hài hước được như Thành Long, nhưng cũng đủ hài hước. Và một trong những mục tiêu của cuộc đời tôi là một ngày nào đó một cô bé sẽ hỏi Thành Long rằng ông ấy có phải là Guy Kawasaki không.

Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu ngốc, mà là ảo giác của kiến thức.

– Daniel J. Boorstin

 

Mời các bạn đón đọc Thuật Khởi Nghiệp của tác giả Guy Kawasaki.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *