Cao Đài có nghĩa đền đài tối cao, nơi Đức Thượng Đế ngự trị. Cao Đài còn là danh hiệu của một tôn giáo do Đức Thượng Đế sáng lập ra để cứu rỗi nhơn loại lần thứ ba.

Tôn giáo mới này (thành lập từ 1926) có gốc rễ từ những giáo lý cổ xưa. Tính cách đặc biệt nhất của Đạo Cao Đài là tinh thần tổng hợp và đại đồng, coi tất cả nhơn loại là anh em, có cùng một nguồn gốc Thiêng Liêng nên buộc thương yêu và hiểu biết lẫn nhau, không phân biệt màu da và tôn giáo.

Đầu thế kỷ XIX, phong trào Thần linh học phát triển và thịnh hành ở nhiều nước. Việt Nam là nước bị đô hộ nên nhiều người yêu nước tìm đến phong trào này. Họ muốn nhờ thế giới vô hình giải quyết những thắc mắc nan giải của cõi thế gian như vận mạng cá nhân, vận mạng dân tộc và thế giới. Họ thực hiện những cuộc thông công bằng phép xây bàn và cơ bút với các chơn linh theo lối Thần linh học.




Những chức sắc đại tông đồ đầu tiên của Đạo Cao Đài gồm có ông Ngô Văn Chiêu, Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Lê Văn Trung.

Vị Giáo chủ vô hình của Đạo Cao Đài ban đầu xuất hiện dưới danh hiệu AĂÂ, sau đó thường xưng danh là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát hay Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài giảng dạy về Đạo và phương pháp tu để đạt đến sự hoàn thiện. Ngài hướng dẫn chúng sanh tiến hóa mãi để đạt đến phẩm vị cao nhất, hiệp nhất cùng Thượng Đế .

Tổ chức tôn giáo buổi đầu chưa thành hình tướng rõ rệt, nhưng về sau được Ơn Trên chỉ dạy tổ chức chặt chẽ và qui mô, có giáo lý, triết lý, Hội Thánh và Luật, Pháp Đạo.




 

II. Ý NGHĨA DANH HIỆU

Đạo Cao Đài còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.




Đại Đạo là con đường lớn, mối Đạo lớn

Tam Kỳ là lần thứ ba

Phổ Độ là bày ra để cứu chúng sanh




Như vậy, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có thể hiểu là con đường lớn hay mối Đạo lớn được lập ra để cứu nhân loại lần thứ ba.

A. ĐẠI ĐẠO

Khi phê phán về học thuyết Cao Đài, người ngoài thường hoài nghi về chữ Đại trong từ Đại Đạo này. Đại không có nghĩa là lớn hơn tất cả, không phải các hình thức tôn giáo, triết học khác nhỏ hơn. Nếu xét tính dung hoà tư tưởng, đồng nguyên tôn giáo chúng ta mới thấy chữ Đại chỉ có nghĩa là trải rộng, bao gồm tất cả. Tất cả nhơn loại, chúng sinh đều có từ một nguồn gốc duy nhất. Đó là Thượng Đế.




Vậy Đại Đạo là một mối Đạo cho tất cả, một danh hiệu chung cho các con đường tìm hiểu tâm linh, đưa con người về với chơn tâm chí thiện.

 

B. TAM KỲ




Theo giáo lý Cao Đài, kể từ khi xuất hiện đến nay, nhơn loại đã trải qua 3 Chuyển, mỗi Chuyển có 3 Nguơn. Hiện nay nhơn loại đang ở vào cuối Hạ nguơn Tam chuyển, sắp bước qua Thượng nguơn Tứ chuyển.

Do đấu tranh ác liệt để sinh tồn nên nhiều lần nhơn loại đứng trên bờ diệt vong. Trước nguy cơ ấy nhiều vị Giáo chủ giáng trần lập Đạo, giảng dạy đường lối, phương cách để con người biết nguồn cội của mình, biết làm lành lánh dữ để có thể sống đời Thánh đức.

Tìm con số niên lịch chính xác phân định giữa các mốc thời gian thật khó làm được vì đó là thời kỳ rất xa xưa. Sự phân chia này có tính tổng quát và tương đối. Chủ yếu là những niên đại đã được ghi lại hay nhắc đến trong kinh sách.




 a. Thời kỳ đầu (1250-1000 trước CN)

 

 b. Thời kỳ thứ hai (từ thế kỷ 7 trCN đến 7 sau CN)




          Giáo chủ các tôn giáo lớn hoạt động ở những vùng chính trên thế giơí.

Ở vùng Hy Lạp có các triết gia như Platon, Aristote, Socrate, Pythagore đưa ra vai trò của triết học trong tôn giáo.Pythagore (570 – 480 BC) giảng về luân hồi và dạy rằng kiếp sống trần gian là cơ hội thanh luyện linh hồn.

          Ở vùng Trung Đông có Zarathustra lập Hỏa giáo và các nhà tiên tri của dân Hebrew như Isaiah, Amos, Jeremiah giúp phân biệt Thượng Đế và Thần Thánh. Quan niệm một Thượng Đế duy nhất đã ảnh hưởng đến Thiên Chúa Giáo và Hồi giáo sau này.




             Ở vùng Ấn Độ có Đức Phật Thích Ca (563 – 483 trước CN).Cuộc đời nhiều khổ não, vô thường.Con người bị luân hồi triền miên do nhiều tham vọng và gắn bó vào cái vật chất giả tạm. Ngài giảng về Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo để thoát khổ. Ngài Mahavira của đạo Jain (Kỳ na giáo) giảng về thuyết bất bạo hành đối với vạn vật.     Đạo Hindu (Ấn giáo) giữ những nét chánh của Bà la môn giáo, thờ Đấng Brahma, Siva, Visnu, nổi tiếng với kinh Vedas và Upanisad giảng về sự đồng nhất giữa tiểu ngã và Đại ngã, tin tưởng vào luân hồi .

          Ở vùng Trung Quốc, có Đức Lão Tử (650-500 trước CN) chủ trương trau giồi đạo đức, ẩn danh, tu luyện. Ngài đã trước tác nên Đạo Đức Kinh, quyển sách căn bản của Lão giáo. Ngài là hóa thân của Đức Thái Thượng Lão Quân, được xem là Giáo chủ của Đạo giáo hay Tiên giáo. Đức Khổng Tử (551-479 trước CN) chú giải Kinh Dịch, Kinh Lễ, Nhạc, san định Kinh Thi và viết Kinh Xuân Thu. Ngài phát triển Nho giáo cả 2 mặt : Hình nhi hạ dạy về Nhơn đạo và Hình nhi thượng dạy về Thiên lý, Thiên mệnh, sự hòa điệu giữa Thiên – Địa – Nhân. Ngài được xem là Giáo chủ của Khổng giáo

Đức Jesus Nazareth, giáo chủ của Thiên Chúa giáo, mở đạo Thánh nơi nước Do Thái. Ngài giảng về lòng yêu thương, bác ái và nhấn mạnh tất cả con người đều là con của Thiên Chúa, phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Ngài dạy: “Phục vụ Chúa là phải phục vụ những con cái khổ đau nhất của Ngài. Không gì to lớn hơn, vĩ đại và cao cả hơn Tình Yêu Thương. Kinh chính là quyển kinh Tân Ước.




Từ vùng đất Á Rập, Mohammed (570-632 sau CN) sáng lập Hồi giáo, dạy thờ Đấng Tối Cao: Tất cả đều từ Thượng Đế mà ra và sẽ trở về với Ngài sau khi chết để được phán xét công minh về những gì đã làm trong kiếp sống. Không có Thần Thánh nào khác ngoài Thượng Đế và Mohammed là sứ giả của Người. Kinh chính là Kinh Coran.

c. Thời kỳ thứ ba

Mỗi tôn giáo được lập ra dựa trên phong tục và tập quán của các giống dân ở từng thời kỳ và từng địa phương khác nhau. Mỗi vị Giáo chủ khi xuống thế gian mở Đạo là đã lãnh sứ mạng của Thượng Đế. Nhưng con người với tánh phàm đã canh cải, sửa đổi nên theo thời gian, các tôn giáo ấy đã bị làm sai lạc chơn truyền. Sự hiềm khích giữa các tín đồ khác Đạo còn bị dẫn dắt, đưa đến những cuộc thánh chiến đẫm máu.




Ngày nay, nhơn loại dễ liên thông nhau và hiểu biết nhau hơn nên Thượng Đế quyết định qui hiệp tất cả tôn giáo thành một mối duy nhứt. Giáo lý Cao Đài dung hợp tinh hoa của các tôn giáo xưa, đồng thời đưa ra những quan điểm mới giải thích rõ những vấn đề như : sự sáng lập vũ trụ, tam thể của con người, mục đích cuộc sống, và Thần, Thánh, Tiên, Phật từ đâu có, các luật Tiến hóa, Luân hồi, Nhơn quả…

Trong kỳ Phổ độ lần ba này, Đức Cao Đài đã chọn 3 vị sau đây giữ trọng trách đại diện cho Quyền Pháp của Tam giáo

·   Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Phật giáo)




·   Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch (Tiên giáo)

·   Đức Quan Thánh Đế Quân (Thánh giáo)

C. PHỔ ĐỘ




Phổ độ có nghĩa là bày ra để cứu chúng sanh. Muốn vậy, sự độ rỗi của một tôn giáo phải mang hai ý nghĩa: tư tưởng và hành động

Tư tưởng – giúp con người biết mình từ đâu đến, được sanh ra để làm gì và chết rồi sẽ đi về đâu? Có luân hồi quả báo không? Luật thương yêu, sự công chánh giúp ích gì cho con người? Làm thế nào để hưởng hồng ân của Thượng Đế trong kỳ đại ân xá này?

 Những ứng dụng thực tiễn được dạy trong đời sống bao gồm những điểm chính:




– Thương yêu từ thảo mộc, thú vật đến con người vì tất cả đều là con của Thượng Đế.

– Hiểu rõ sự tạm bợ và vô thường của thế giới vật chất.

– Phụng sự nhơn loại bằng cách an ủi và giúp đỡ những người đau khổ về vật chất hay tinh thần mà họ đang cần đến.




– Giải quyết tốt những bổn phận về Nhơn đạo trong gia đình và ngoài xã hội

– Giữ đức tin nơi Thượng Đế và ghi khắc lời dạy của Thượng Đế dựa trên lòng yêu mến điều Thiện và tôn thờ Chân lý.

Những đặc ân của Thượng Đế dành cho các tín đồ:




Khi còn sống, được hưởng các phép bí tích Tắm Thánh, Giải oan, Phép Hôn phối. Khi chết rồi được hưởng Phép xác, Phép đoạn căn để cắt đứt 7 dây oan nghiệt, và các bài Kinh tận độ gồm có: Cầu siêu khi hấp hối, Kinh Khi Chết Rồi, các Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường. Theo các bài kinh, linh hồn ở mỗi tầng Trời sẽ được các Đấng Thiêng Liêng đón tiếp và giảng dạy giáo lý.

Phổ độ là bày ra, hẳn nhiên chỉ mới bày ra những gì hữu hình, hữu tướng. Con người có được giải thoát hay không còn tùy theo tâm đức của tín đồ có sống thật với Đạo hay không. Ngoài phương nhập thế, còn có con đường xuất thế giúp nhìn thấy tự tánh mà đồng nhất cùng thể Đạo vô vi.

Tóm lại, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một mối đạo lớn do Thượng Đế bày ra, có cả thể pháp và bí pháp, để tận độ nhơn sanh, lập nên một xã hội đại đồng.

 

    • Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
    • Đức Thái Thượng Lão Quân
    • Vua Phục Hy với Kinh Dịch
    • Do Thái giáo xuất phát từ tộc trưởng Abraham và Thánh Moises phát triển(1500-1250 trước CN). Ngài được mặc khải về 10 điều răn trên đỉnh núi Sinai. Kinh sách chính là Talmud, Kabala. Đây là tôn giáo cổ nhứt thần, chỉ thờ Đấng Thượng Đế Jehovah.
    • Vệ Đà giáo ( 1500 trước CN), Bà la Môn giáo (1250-1000 trước CN) thờ Brahma, Đấng tối cao, tối linh của vũ trụ.
    • Các Pharaoh của Ai Cập như Akhenaten (1400 trước CN) và Ramses II (1299-1232 trước CN) dạy thờ Thần Mặt Trời

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *