Trong quyển “cẩm nang châm cứu” của Thượng Trúc in năm 1972, số lượng hệt vị giới thiệu tuy khá nhiều nhưng cách lấy huyệt và hình vẽ chỉ dẫn vị trí huyệt lại chưa được rõ ràng, làm cho người đọc nhiều khi lúng túng, không biết xác định huyệt ở đâu cho đúng. Đến năm 1986, quyển “cẩm nang từ vựng châm cứu” của Hoàng Duy Tân, tuy giới thiệu đến hơn 800 huyệt gồm cả các huyệt cũ và mới, tương đối khá rõ về cách lấy huyệt theo giải phẫu học nhưng còn nhiều thiếu sót, nhất là về hình ảnh đính kèm. Mãi cho đến năm 1988, quyển “danh từ huyệt vị châm cứu” của Lê Quý Ngưu mới tương đối khá rõ trong cách trình bày và tham khảo. Tuy nhiên, môn Châm cứu vẫn không ngừng phát triển, nhiều huyệt mới đã được tìm ra…
Ngoài ra, châm cứu không chỉ có duy nhất phương pháp thể châm mà còn rất nhiều phương pháp châm khác được khám phá ra sau này như diện châm, đầu châm, nhĩ châm, thủ châm, tích châm, túc châm, tỵ châm, uyển lão châm, xích y châm… Những phương pháp châm này mới chỉ được giới thiệu riêng lẻ trong các sách chuyên đề hoặc các tạp chí chuyên sâu, khi tra cứu, phải tìm từng chuyên đề, gây trở ngại và mất nhiều thời gian cho người nghiên cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *