Tứ trụ căn bản thiết yếu Kim Tử Bình

Âm và Dương là 2 cực khác nhau, như Sáng và Tối…

10 thiên can, 12 địa chi chia ra thành nửa phần đối đãi nhau.

Can và Chi được giải thích là những giai đoạn sinh trưởng có trật tự cố định trong trời đất, từ lúc nẩy mầm, vươn lên, trưởng thành, thuần thục, kết hoa trái, thành quả, sinh hạt, suy tàn và chết.




  • Can dương : Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm (+)
  • Can âm : Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quí (-)
  • Chi dương : Dần, Ngọ, Thìn, Tuất, Thân, Tí (+)
  • Chi âm : Mão, Tỵ, Sửu, Mùi, Dậu, Hợi (-)

Ngũ hành là 5 khí tương tác lẫn nhau làm cho sự vật ra đời: Thổ, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Ngũ hành cũng chia 2 loại Dương và Âm.

Giáp = Can Dương MộcẤt = Can Âm Mộc

Bính = Can Dương Hỏa




Đinh = Can Âm Hỏa

Mậu = Can Dương Thổ

Kỷ = Can Âm Thổ




Canh = Can Dương Kim

Tân = Can Âm Kim

Nhâm = Can Dương Thủy




Quý = Can Âm Thủy

Thìn, Tuất = Chi Dương ThổSửu, Mùi = Chi Âm Thổ

Thân = Chi Dương Kim

Dậu = Chi Âm Kim




= Chi Dương Thủy

Hợi = Chi Âm Thủy

Dần = Chi Dương Mộc




Mão = Chi Âm Mộc

Ngọ = Chi Dương Hỏa

Tỵ = Chi Âm Hỏa

Tính chất của các Can và Chi cùng khí chất kể trên có quan hệ với nhau theo nguyên lý của Dịch, chúng ta chỉ cần nắm vững các nguyên tắc này:




  1. Đồng hành, đồng cực thì đẩy nhau (kỵ nhau nhưng không hại nhau):

Thìn Tuất (cùng là +Thổ); Sửu Mùi (cùng là -Thổ)

  1. Đồng hành mà khác cực thì hút nhau (tương trợ cho mạnh lên):
  • Giáp Ất (+ Mộc)
  • Bính Đinh (+ Hỏa)
  • Mậu Kỷ (+ Thổ)
  • Canh Tân (+ Kim)
  • Nhâm Quý (+ Thủy)
  • và các Chi: Tý Hợi, Tỵ Ngọ, Dần Mão, Thân Dậu
  1. Khác hành mà nghịch nhau (hành này hủy diệt hành kia):
  • Thủy khắc Hỏa
  • Hỏa # Kim
  • Kim # Mộc
  • Mộc # Thổ
  • Thổ # Thủy
  1. Khác hành mà tương sinh (hành này sinh lợi cho hành kia):
  • Thủy sinh cho Mộc
  • Mộc > Hỏa
  • Hỏa > Thổ
  • Thổ > Kim
  • Kim > Thủy
  1. Khác hành mà đồng cực thì càng sinh hoặc khắc mạnh hơn!

Nếu là tương sinh thì hành đi sinh lợi sẽ bị hao tổn khí lực, hành được sinh sẽ vững mạnh. Nếu là tương khắc thì hành đi khắc cũng hao mòn rất nhiều và hành bị khắc đã yếu lại còn yếu hơn, mau chóng lụi tàn!

  1. Khác hành mà khác cực: tốt, xấu tùy theo âm dương của 2 đối tượng.

Nếu chủ thể là dương mà bị thể là âm thì sự sinh hay khắc bình thường, thuận lý âm dương.




Nếu chủ thể là âm, bị thể là dương thì sinh/khắc yếu đuối. Đôi khi chủ thể âm trường hợp này còn đau đầu xứt trán là khác nếu không có cứu giúp!

Các thí dụ thì phải tìm trong các bảng Can/Chi hợp/xung/hình/hại

Chủ yếu biết đó là những trường hợp cần chú ý nhất khi chọn dụng thần sau này.

Trong tử bình có nhiều từ ngữ riêng, thí dụ như “chế”; “hóa”…, nhưng đơn giản để hiểu là như Hỏa mà yếu thì không chế được Kim mạnh (lửa của cây đèn cầy làm sao đúc được một thanh kiếm?); Mộc âm thì sinh thế nào cho Hỏa dương (gỗ ướt nhẹm làm sao đốt thành lửa?)…


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.