Tử vi bổ túc – Nguyễn Mạnh Bảo

Cùng các bạn đọc

(Thay lời tựa)

Tôi đã được các bạn ưa chuộng khoa Tử vi Đẩu số quá khen ngợi và vì nhiều thơ quá không thể trả nhồi riêng từng bạn, nên có thơ này để tỏ bầy tâm sự và rất cảm ơn quí bạn đã qua mến tôi, đã viết thơ cho tôi; không có gì bởi đắp cái lòng quí báu và sự đòi hỏi của quí bạn nên tội đã cho in lần thứ hai quyển Tử vi Đấu số đầu và cố gắng trong lúc thời giờ rất co hẹp để in bộ “Dịch — Kinh — Tản — Khảo” của tôi cỡ chừng 10 quyển (độ 5000 trang) tôi vẫn nhớ đến các bạn “Tử vi” mà soạn thêm bộ: Tử vi Bổ túc, cãi nguyễn ý của tôi là khoa học hóa khoa Tử vi, vì nó là một khoa học trên một nền tảng vững chắc cho nên tôi mới lập ra những đổ biểu của từng Sao, mà là một khi đã có đô biểu thị theo Toán học tây phương có thể tính ra con số được. Như vậy thì trong một giờ với những công thức đã định cho từng sao bạn có thể tính vị trí ảnh hưởng của tất cả các Sao trong Tử vi, tức là bạn đã có một bài toán của Vũ trụ tuyến ảnh hưởng vào một giờ nhất định.

ý tôi muốn đưa ra một luận án để các nhà Bác học về Toán pháp Việt Nam có những định lý và nguyên tắc đó để tìm kiếm Vũ trụ tuyến hầu để giúp cho những Bắc học Âu Mỹ không thể hiểu được khoa Tử vi này vậy. Cái ước vọng của tôi chắc có thể có tiếng vang và thực hiện được là vì hiện tại các nhà Bác học Âu Mỹ đang thi đua đi tìm Vũ trụ tuyến.

Nhân muốn bổ túc cho bộ Tử vi Đẩu số của tôi đã xuất bản tôi đã cố tâm nghiên cứu thêm và sưu tầm các bản xưa của Tiên Hiền để lại. Quyển này tức là quyển để bổ túc giúp các bạn thêm nhiều tài liệu để có thể đoán Số một cách chắc chắn. Trong 600 cách đã in phần nhiều là cách do Trần Đoàn tiên sinh và Lã Ngọc Thiềm hai nhà Tướng Số học trứ danh dời Tống sơ, trong 600 cách trên phần nhiều nói về những cách của Chính và Trung tỉnh, mà trong quyển này gồm có hơn 400 cách phần nhiều nói về Bằng tinh do Ma-y lão tổ Tiên ông trước tác và bản diễn ra quốc âm là của Cụ Lê Quí Đôn một bậc cao thủ về Lý học, của nước Việt Nam mà ít ai được biết, hiện tôi còn tàng trữ được bộ Thái ất Dị giản của cụ làm ra sau khi cụ đã học được trong khi đi xứ Tàu.

Trong quyển Tử vi Bổ túc mà tôi soạn đây để hiến quý bạn hâm mộ Tử vi ngoài những cách rất hay và có nhiều ảnh hưởng mạnh của các Bàng tinh còn có thể cho là một áng văn tuyệt tác đổi nhau từng chữ, từng cách từng sao một. Như câu:

Phì mãn Kim ô tuy Gia sát, nhi Chí phú

Thanh kỳ Ngọc thỏ tuy Lạc Hãm, nhi Bất bản.

Ta xem cậu trên thấy một câu đối rất công phu mà Cụ đã lựa từng chữ đổi nhau thành hai về câu đối để cho dễ nhớ.

Vì lẽ ấy cảm thấy quyển Tử vi Bổ túc này không những giúp các bạn rất nhiều về môn Lý học Tử vi, nó còn là một công trình văn chương tuyệt tác cần phải lưu truyền lại để ghi chép lấy cái Văn hóa đời Lê đã phát huy rất mạnh đến cả Lý học vậy.

Lấy gần mà nói thì Tử vị giúp ta biết ta và những người thân thuộc ta, trong đời lúc nào thịnh suy, thành bại đều có thể tỏ bày rõ ràng có thể cho ta biết cái Đạo tiến thoái trong Đời. Lấy xa mà nói như trong một nước hay cả Thiên hạ việc thành sự bại, thịnh suy tồn vong, tiêu

trưởng, một cái tơ cái tóc không sai, không lẫn thì chỉ những bậc hiền triết thao thủ về Dịch

lý kinh luân về Thái ất để đến bậc Minh triết cái Cơ vi của Thiên lý. Hóa cho nên các bậc Hiền triết xưa đã cho môn Thái ất là “Tể phụ chỉ học” là cái học của bậc Tể tướng, Phụ chỉnh Đại thần để phò Vua giúp nước mà Dịch lý là cái Minh đạo, là cái nguyên tắc của Thái ất cho nên gọi Dịch học là “Nội thánh ngoại vương chỉ học”. Học đến cái Biết của Thánh nhân, hay là cái học của các bậc Đế vương để An bang Tế thế vậy.

Học đến cái biết của Thánh nhân là cái học uyên thâm theo thời mà biến dịch tức là học theo Đạo Thời mà Thái ất là môn duy nhất của thời đạo. Nhân nói đến Thái ất tôi được tiến duyên gặp được những tài liệu quý bầu, hiện nay đã soạn thảo xong bộ Thái ất nhưng vì khó khăn và dày quá (2000 trang) cho nên chưa xuất bản được. Quyển này tôi khảo cứu rất công phu theo những tài liệu.

  1. Thái ất thần kinh của cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn giải ra Quốc âm.
  2. Thái ất Dị giản lục của cụ Lê Quí Đôn.
  3. Thái ất kim kính thức kinh của Vương Hi Minh đời Đường (Chân bản Tứ khố toàn thư của Trung Hoa)
  4. Thái ất Thống tôn Bảo giám của Hiểu Sơn Lão nhân viết từ đời Đại đức năm thứ 7 Quí mão. Và quyển dịch kinh, Tần Khảo của tôi đang in phát hành có hạn vị Kinh dày tới 5000 trang trong đó gồm các sự nghiên cứu theo khoa học Nguyên tử,, những phần Vũ trụ quan và Nhân sinh quan chú giải một cách tường tận, một quyền kinh mà tôi đã phải xuất công 20 năm nghiên cứu và thời gian in không cũng mất hơn một năm.

Tôi tự cho tôi một nhiệm vụ thiêng liêng khảo cứu Dịch lý như thế mà ngày này các nước Văn minh Âu Mỹ đã công nhận cãi Nguyên tắc Âm dương (Principe de Parité) của hai nhà Bác học Trung Hoa Tsong và Lee là đúng và vừa được giải thưởng Nobel về Nguyên tắc nổi trên.

Tôi rất lấy làm mãn nguyện trong tâm hồn vì cái mà tôi đã định được trước đây 20 năm và đã tham khảo viết ra được 5000 trang giấy đã được các nhà bác học của thế giới Văn minh nguyên tử công nhận thì cái công khó nhọc của một tâm hồn dù có phải đắng cay khổ cực đến đâu cũng được phép tự hào đôi chút.

Tôi mong rằng những công trình nghiên cứu của tôi sẽ góp phần nào đó cho giới Khoa học ngày nay, vì đó là những cái Tinh anh Triết lý của á đông rất khó khảo cứu và tìm được các bậc Minh triết về dịch lý và Thái ất trong đời nguyên tử này thì thật là hiếm.

Ta cứ tưởng Dịch học chỉ là môn để học bởi toàn thôi ư! Không phải vậy, nó chỉ là một khía cạnh, mà ngoài sự dùng dịch lý vào Đạo thời gian và không gian ra nó còn đưa ta đến cái học nguyên tử năng vô cùng mãnh liệt và tế nhị. Nếu thế giới công nhận cái “nguyên tắc song tiến” tức là cái nguyên tắc âm dương là đúng thì Dịch học tuy đã là cái Cổ học từ 6000 năm nay trở lại bây giờ là môn học mới lạ của thế giới nguyên tử này, thật là một vòng tròn luẩn quẩn vô thủy vô chung, hết mới đến cũ, hết cũ rồi lại mới, cứ xoay xoay mãi không thôi vậy.

Tôi rất mong mỏi các bạn đọc thân mến gắng công để đi đến chân lý. Nó không xa bạn đầu nó ở trước mặt ta để ta thấy, lắm lúc nó đứng cho ta bắt, nó chạy cho ta theo.

Sài Gòn, xuân Mậu tuổi 1958

Nguyễn Mạnh Bảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *