Ứng dụng 64 quẻ Kinh Dịch trong Kinh doanh

Dịch theo : “Những nguyên lý của donah nghiệp ứng dụng kinh dịch trong kinh doanh”.

Người đời sau có thể nhờ vào đó khai triển con đường tư duy, vừa dự trắc tìm hiểu tương lai. Quy luật vận hành của thương trường và hoạt động kinh doanh không lẽ không vận hành theo đạo lý tự nhiên của sự vật đó sao?
Nếu như bạn nghiền ngẫm kỹ quyển kinh Dịch, từ quẻ thứ nhất là “quẻ Kiền” biểu hiện nhà kinh doanh mới bước một bước đầu tiên vào hành trình kinh doanh, bắt đầu “đạo làm người”. Rồi từ đó bước từng bước một đi hết hành trình kinh doanh, cho đến lúc kết thúc, cuối cùng tức là thời “Vị tế” (quẻ cuối cùng của kinh Dịch) đây là toàn bộ quá trình phản ánh thực tế nhưng lại chứa đầy đủ tinh nguyên tắc, tính trật tự của hoạt động kinh doanh, hơn nữa chúng vận động theo luật tuần hoàn không bao giờ ngừng nghỉ. Do đó nghiên cứu đạo lý trong 64 quẻ của kinh Dịch có thể khái quát được các tình huống thăng trầm trong hành trình kinh doanh. Sáu mươi bốn tượng quẻ, nhìn ở góc độ nhỏ thì để nghiên cứu những giai đoạn của một công cuộc làm ăn; nhìn ở góc góc độ lớn là hành trình kinh doanh của một đời người. Từ lúc mới bắt đầu làm ăn cho đến lúc kết thúc, có thể dùng 64 quẻ coi như một vòng tuần hoàn. Tất cả đều có thể dùng kinh Dịch biểu hiện sự biến đổi, sự vận động của hoạt động kinh doanh, dự đoán tốt hay xấu, và các quy luật nhân quả v. v…

Giáo sư Lưu Đại Quân, chủ biên tờ “Chu Dịch nghiên cứu”, kỳ thứ hai, năm 1996, trả lời cuộc phỏng vấn của vị giám đốc Trung Thông xã Hương Cảng (Hong Kong) là ông Quách Chiêu Kim, từ việc nghiên cứu hoạt động học thuật về kinh Dịch, ông rút ra một kết luận, nói rằng: “Ngày nay trong thời kỳ cải cách mở rộng, có rất nhiều nhân vật tinh anh, trong cao trào kinh tế ồ ạt, đều muốn tìm một cơ hội để thi triễn tài năng, họ thường từ trong cái “sinh sinh chi vị dịch” có thể tìm cho mình một con đường tư duy lớn “hàm hoằng quảng đại, phẩm vật hàm hanh” để kinh doanh. Từ những nguyên lý “Nhật trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực” cho đến “Kháng long hữu hối”, tìm cách nắm vững chuẩn độ phát triển xí nghiệp. Từ phương châm “xử hồ kỳ an, bất vong hồ kỳ nguy” họ tỉnh táo và sáng suốt nhìn thấy rõ tính trọng yếu của việc thường xuyên cần phải canh tân cơ cấu xí nghiệp.”
Ở Hương Cảng, khi giám đốc Quách Chiêu Kim hỏi giáo sư Lưu Đại Quân về sự liên hệ giữa kinh Dịch và công việc kinh doanh, ông nói rõ: “Trong giới xí nghiệp có một số nhân sĩ có chí, họ có thể hấp thụ được tư tưởng cao thâm từ trong Chu Dịch, họ hiểu rõ cần phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao sự tu dưỡng đạo đức cả nhân, đó chính là tính chất quan trọng để dẫn đến sự thành công, trong kinh doanh.” Khi một vị tổng lý tài của một xí nghiệp lớn nổi tiếng ở Trung Quốc hỏi về sự liên quan giữa kinh Dịch và công việc kinh doanh, Lưu tiên sinh không khỏi vui mừng tặng cho ông ta một câu đối:




“Dịch kinh thủ ngôn phủ,

Hệ từ luận lý tài.”

Nghĩa là : 

“Kinh Dịch nói “phủ” trước,

Hệ từ bàn “tài” sau.”

Khi mở quyển “Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh” này, từ câu “Tự cường bất tức” của quẻ thứ nhất, tức quẻ Kiền, bạn tiếp tục đọc và nghiền ngẫm, cho đến khi đọc xong quyển sách, biết đầu quyển sách này có thể giúp bạn giải tỏa được vài đám mây đen bao phủ trên đường kinh doanh của bạn. hoặc tiêu trừ sự mệt mỏi, tăng cường lòng tự tin của bạn và gợi một chút ánh sáng nào đó cho bạn. Dược thế, tôi cũng đã mãn nguyện rồi.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *