1)Về tác giả

Trịnh Xuân Thuận (sinh năm 1948) là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội.

2) Về tác phẩm:




Trong cuốn sách này, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận sẽ trả lời những câu hỏi hấp dẫn trên và nhiều câu hỏi khác nữa theo những trải nghiệm riêng của bản thân ông.

Số phận đã đặt ông vào nơi hợp lưu của ba nền văn hoá: xuất thân từ một gia đình nho giáo Việt Nam thấm đẫm truyền thống Phật giáo và Khổng giáo, ông đã được hưởng trọn vẹn nền giáo dục Pháp, và được đào tạo về khoa học theo kiểu Mỹ. Một sự giàu có và đa dạng như thế về các quan điểm đã cho phép GS. Trịnh Xuân Thuận cung cấp cho chúng ta, không phải những câu trả lời cao siêu dựa trên vốn kiến thức uyên thâm của ông, mà là những suy tư mà ai cũng có thể tiếp cận được, chúng cho phép chúng ta tham gia vào cuộc phiêu lưu vĩ đại của vật lý thiên văn từ hơn một thế kỷ nay. Giữa Vũ trụ, mà khoa học mỗi ngày lại hé lộ thêm với chúng ta, và “Hoa sen” của minh triết phương Đông, Trịnh Xuân Thuận đã mời gọi chúng ta hãy mượn con đường trí tuệ rộng mở.

3) Mục lục




Lời nhà xuất bản

PhẦn I

TÔI LÀ AI: SỰ HỢP LƯU CỦA BA NỀN VĂN HÓA




Một nền giáo dục kiểu Pháp

Kế thừa truyền thống Nho giáo

Cuộc chiến tranh chống Mỹ




Thời niên thiếu hạnh phúc và chăm chỉ

Tướng De Gaulle đã gửi tôi sang Thụy Sĩ như thế nào…

… và tuyết đã khiến tôi chọn mặt trời California ra sao




Những giáo sư ngoại hạng

Cái bóng của Hubble

Những bước chập chững nghiên cứu đầu tiên




Một xã hội sôi động

Học cách nghiên cứu

Cha đẻ của kính thiên văn không gian Hubble




Tiếng gọi của bầu trời

Trở về quê hương đang chiến tranh

Đi tìm tương lai của vũ trụ




Tin xấu từ Việt Nam

Thomas Jefferson và Đại học Virginia

Tại sao lại là nước Mỹ?




Khi điều không thể tin được xảy ra

Từ các thiên hà sơ sinh tới vật chất tối của vũ trụ

Cuộc sống của một nhà nghiên cứu không còn như xưa




Tại sao tôi sử dụng tiếng Pháp, tại sao tôi lại viết cho công chúng

Trở lại quê hương

Con người và số phận của nó




 

PHẦN II

TÔI NGHIÊN CỨU GÌ: KHOA HỌC Ở MỌI TRẠNG THÁI CỦA NÓ




Thế giới không phải là một giấc mơ và ánh sáng là sứ giả của nó

Thế giới tuyệt đẹp…

… và có trật tự




Linh hồn của các định luật

Hai cấp độ của thực tại

Các định luật vật lí được phát hiện hay phát minh?




Thiên nhiên nói bằng toán học

Chớp sáng khoa học

Định kiến khoa học và tri thức khách quan




Trò lừa của Sokal

Phương pháp khoa học

Giai điệu bí ẩn của vũ trụ




Vẻ đẹp của một lí thuyết

Vũ trụ tất định, quy giản của Newton và Laplace

Sự thâm nhập của thời gian và lịch sử




Hỗn độn đem lại tự do cho tự nhiên

Sự nhòe mờ lượng tử

Tái hồi liên minh giữa con người và vũ trụ




 PHẦN III

TÔI TIN GÌ: LƯỢNG TỬ VÀ HOA SEN

Khoa học không có gì để nói về cách chúng ta sống




Khoa học và Phật giáo: nơi giao cắt của những con đường

“Hãy xem xét sự đúng đắn trong các lời dạy của ta…”

Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng




Con lắc Foucault

Con đẻ của các vì sao và anh em với cá heo

Tính không: sự thiếu vắng một thực tại nội tại




Vô thường ở ngay trong lòng thực tại

Bóng ma Copernicus và nguyên lí vị nhân

Ngẫu nhiên hay tất yếu?




Con người và vũ trụ cộng sinh chặt chẽ

Nguyên lí sáng tạo hay vũ trụ không có điểm khởi đầu?

Các làn sóng ý thức hay các gói nơron?




Bức bích họa vũ trụ vĩ đại về nguồn gốc của chúng ta, nguồn cảm hứng và minh triết

Trách nhiệm của nhà khoa học

Liệu sáng tạo khoa học có cần phải được kiểm soát?




Biết chưa đủ để hiểu thấu thực tại

Khoa học cho tôi tự do

4) Điểm nhấn

“…Khoa học về bản chất của vũ trụ, về nguồn gốc và tương lai của nó thực sự nói với chúng ta điều gì? Do nguyên nhân bí ẩn nào mà ngôn ngữ toán học, một sáng tạo thuần túy của trí óc con người, lại tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc mô tả các hiện tượng vật lý, từ những cái vô cùng bé tới những cái vô cùng lớn? Nếu quả thật tồn tại một trật tự của thế giới, thì những cái mà vật lý lượng tử và thuyết tương đối nói với chúng ta liệu có tương thích với những điều mà đạo Phật truyền giảng? Và chúng ta có thể rút ra những kết luận gì về cuộc sống riêng của chúng ta?”

(Vũ trụ và hoa sen, Trịnh Xuân Thuận, Phạm Văn Thiều, Phạm Nguyễn Việt Hưng, NXB Tri thức, 2013).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *