Năm 15 tuổi, bà được gửi trọ học tại một trường dạy Anh văn ở Thượng Hải. Năm 17 tuổi, cha mẹ cho Pearl Buck về Mỹ, học tại Trường Đại học Randolph Macon (tiểu bang Virginia). Năm 1917 bà kết hôn với một mục sư và theo chồng đi truyền giáo tại miền Bắc Trung Hoa. Từ năm 1922, bà dạy ở Đại học Nam Kinh và Kim Lăng.
Năm 1925, Pearl Buck bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Gió Đông, Gió Tây (do chạy loạn Quốc dân đảng, năm 1930 mới xuất bản được). Sau đó hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng khác về đề tài Trung Quốc ra đời, như Đất Lành, Những Người Con Trai, Một Nhà Chia Rẽ, Người Mẹ, Những Đứa Trẻ Chậm Lớn… trong đó tiểu thuyết Đất Lành được nhận giải Pulitzer năm 1931. Năm 1933, bà được Đại học Yale tặng bằng Cử nhân Văn chương Danh dự. Năm 1938, bà được Đại học West Virginia và Đại học St. Lawrence trao tặng bằng Tiến sĩ Văn chương Danh dự.
Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh.
Trong Thế chiến II, Pearl Buck viết nhiều sách báo chính luận chống chủ nghĩa phát xít. Những năm 50, bà xuất bản một số tác phẩm về đề tài gia đình và xã hội Mỹ, kí bút danh I. Sedge. Năm 1951, Pearl Buck được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ. Năm 1955, bà li dị chồng và tục huyền với giám đốc một hãng quảng cáo.
Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đôla.
• Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
- Gió Đông, gió Tây;
- Ảo vọng;
- Sống vì đất;
- Tiếng gọi đồng quê;
- Lá thư Bắc Kinh;
- Tình yêu sau cùng;
- Người mẹ;
- Nhớ cảnh nhớ người;
- Yêu muộn;
- Nạn nhân buổi giao thời;
- Mấy người con trai Vương Long;
- Đứa con người yêu;
- Một phút một đời;
- Một lòng với em;
- Một cuộc hôn nhân;
- Lưu đày;
- Lưu đày biệt xứ;
- Cánh hoa e ấp;
- Đông phương huyền bí qua truyện cổ thần tiên;
- Truyện Đông phương;
- Người vợ tiên;
- Những người đàn bà tuyệt vời trong gia đình Kennedy;
- Những người đàn bà trong gia đình Kennedy;
- Tà áo xanh;
- Nỗi buồn nhược tiểu;
- Người yêu nước;
- Ngoài chân mây;
- Hứa hẹn;
- Bão loạn;
- Mẫu đơn;
- Quỷ địa ngục chẳng bao giờ ngủ;
- Yêu mãi còn yêu;
- Ba người con gái của Lương phu nhân;
- Trái tim kiêu hãnh;
- Một trái tim tự hào;
- Biên giới tình yêu;
- Tình cõi chân mây;
- Nô tì Mẫu Đơn;
- Đóa hoa ẩn mình;
- Trang;
- Người thành phố;
- Bí mật đời nàng;
- Người yêu nước;
- Thiên Hậu;
- Người cung nữ;
- Từ Hi Thái hậu;
- Con rồng linh diệu;
- Hạt giống của rồng;
- Vương Nguyên;
- Đất lành;
- Chuyện Kinh Thánh;
- Những người con của tiến sĩ Lương;
- Tiếng nói trong nhà;
- Tử thần và rạng đông;
- Người mẹ già;
- Những mảnh hồn sầu xứ.”
Đây, những lý do nào đã khiến Vương Nguyên, con trai Vương Hổ Tướng, tìm đến căn nhà đất của ông nội hắn, Vương Long…
Khi ở Nam về, cãi cọ, chống đối với cha, Vương Nguyên năm đó 19 tuổi. Một đêm đông gió rét, những hạt tuyết sa lốp bốp đập vào cánh cửa sổ, Vương Hổ Tướng ngồi một mình trong căn phòng rộng lớn, trầm ngâm suy nghĩ, trước ánh than hồng của chiếc lò sưởi; chàng mơ vọng một ngày kia con trở về, một trang thanh niên anh tuấn, cầm quân xuất trận như chàng, lập chiến công hiển hách, nối chí cha tạo những võ công chàng đã hoạch định mà nay vì tuổi già chưa thực hiện được. Chính cái đêm hôm đó, không ai ngờ tới, Vương Nguyên đã đột ngột trở về.
Người thanh niên sừng sững đứng trước mặt chHổ Tướng nhận đúng con chàng, nhưng thấy con ăn vận một lối quân trang chưa từng thấy bao giờ. Đó là sắc phục của dân quân cách mạng, đối thủ với những lãnh chúa như chàng. Khi đã hiểu ý nghĩa cơ sự, Hổ Tướng như bừng tỉnh giấc mơ, đứng phắt dậy, hai mắt dán chặt vào con, tay sờ soạng tìm thanh đoản kiếm lúc nào cũng để bên cạnh người, chàng sẵn sàng giết đứa nghịch tử, như đã hạ thủ bất cứ một đối thủ nào khác. Nhưng lần này cũng là lần đầu tiên, đứa con dám cả gan bộc lộ lòng uất hận đối với cha, từ trước đến nay hắn chưa có dám thế bao giờ. Người thanh niên cởi phanh chiếc áo màu lam, để hở chiếc ngực sạm nắng, nhẵn thín, hét lên, tiếng tuy còn non nhưng rắn rỏi mạnh bạo: – Con biết ý cha muốn giết con lắm! Đó là một phương tiện độc nhất của cha! Giết con đi!
Nhưng ngay lúc đó, người thanh niên cũng biết cha chàng không đủ can đảm giết được con. Hai mắt trừng trừng nhìn cha, cánh tay Vương Hổ Tướng từ từ hạ dần, thanh đoản kiếm rơi xuống nền gạch, Vương Hổ Tướng lấy tay bưng miệng cố giữ cho đôi môi đỡ run như sắp muốn khóc.
…
Mời các bạn đón đọc Vương Nguyên của tác giả Pearl S. Buck.
Chia sẻ ý kiến của bạn