Cùng bạn đọc: Kiếm tiền hay phụng sự xã hội?

Bộ sách mà bạn đọc đang cầm trên tay là kết quả của dự án nghiên cứu mang tên “Đi tìm Đạo Kinh doanh của Việt Nam và Thế giới” do Tổ Hợp Giáo Dục PACE thực hiện trong suốt 14 tháng vừa qua.

Chúng tôi đặt tên cho bộ sách này là “Đạo Kinh doanh Việt Nam và Thế giới” với mong muốn được chia sẻ cùng bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc doanh nhân và bạn đọc quan tâm đến kinh doanh, những kiến giải về hàng loạt các câu hỏi như: “Kinh doanh là gì?”, “Doanh nhân là ai?”, “Đâu là “đạo” của nghề kinh doanh?” và “Tại sao kinh doanh là một nghề cao quý và xứng đáng được xã hội tôn vinh?”…




Từ câu chuyện của những huyền thoại doanh nhân thế giới

***

Tôi gọi ông là một huyền thoại – một huyền thoại đã dành trọn cuộc đời mình, trọn sự nghiệp của mình để phục vụ nhân “Khi sinh ra, bạn khóc còn mọi người đều cười. Sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người đều khóc trong khi mỗi mình bạn cười” – có một câu thành ngữ mà dẫu nhiều năm qua rồi, nhiều người dân Nhật vẫn thỉnh thoảng nhớ lại khi nhìn thấy một cái ti-vi mang nhãn hiệu Sony. Họ, những con người hết sức bình thường ấy, hầu hết chưa một lần gặp gỡ người cha của tập đoàn Sony Akio Morita. Nhưng với họ, ông chiếm một vị trí quan trọng, thật quan trọng trong lòng họ. Đơn giản, ông đã làm thay đổi cuộc sống của họ, làm thay đổi môi trường sống xung quanh họ bằng tài năng xuất chúng và tinh thần xã hội rộng lớn của mình.

Một trong những người bạn của tôi, chị Miki Amorato, đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã kể cho tôi về những giọt nước mắt của bà nội mình khi nghe tin Akio Morita qua đời. Miki không khóc, nhưng giọng chị nghe nghèn nghẹn lúc nhớ lại khoảnh khắc chị theo dõi đám tang của ông cách đây đã nhiều năm…




*
* *

Ngày 4.10.1999, một ngày thu ảm đạm ở đảo quốc mặt trời mọc, thanh âm những nhạc phẩm của

Giacomo Puccini vang vọng khắp nơi. Những giai điệu opera đẫm chất Ý này lại chính là giai điệu đưa tang một huyền thoại của nước Nhật: Akio Morita – người sáng lập tập đoàn Sony. Đơn giản, vì đây là những giai điệu mà ông thích nhất khi còn sống. Ngày hôm ấy, nước Nhật khóc khi giã từ một người công dân tuyệt diệu của mình. Akio Morita ra đi ở tuổi 78 sau khi đã cống hiến cho nước Nhật và thế giới những giá trị vô cùng to lớn.

Hơn 3.000 người, gồm nhiều chính khách và nhà ngoại giao, trong đó có các cựu Thủ tướng, các lãnh đạo những tập đoàn lớn tại Nhật Bản đã tập trung trước khách sạn Tokyo để tiễn đưa Morita về nơi an nghỉ cuối cùng.




Mọi người đứng yên và cúi đầu trước chân dung của Morita trên màn hình khổ lớn cao 3m trong nhạc phẩm Ave Maria của nhà soạn nhạc Đức, Schubert do dàn nhạc Tokyo Philharmonic biểu diễn. Những thước phim video phát lại hình ảnh Morita khi còn trẻ đang bày tỏ niềm mong muốn làm chiếc cầu nối giữa Nhật Bản và phần còn lại của thế giới, những hình ảnh về chiếc ti-vi đầu tiên xuất hiện trên thị trường, niềm vui của lô hàng xuất khẩu đầu tiên… Khi chiếc xe chở quan tài Morita chạy ngang trụ sở của Sony, khoảng 3.000 công nhân viên của tập đoàn đã đứng sẵn hai bên đường, kính cẩn từ biệt người lãnh đạo, người thầy, người bạn lớn của họ, người  đã gắn bó cuộc đời mình với thương hiệu Totsuko và Sony suốt hơn 50 năm.

50 năm ấy, Akio Morita đã làm thay đổi xã hội Nhật Bản bằng những ý tưởng của mình. Hơn thế nữa, ông đã làm thay đổi cả cách nhìn của thế giới về đất nước bị bại trận trong chiến tranh với tàn tích của hai quả bom nguyên tử.

Tôi gọi ông là một huyền thoại – một huyền thoại đã dành trọn cuộc đời mình, trọn sự nghiệp của mình để phục vụ nhân loại.
 

Mời các bạn đón đọc Akio Morita và Sony Kiến Tạo Nền Giải Trí Tương Lai của tác giả Lê Nguyễn.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.