Tựa gốc: Tam tuyến luân hồi / 三线轮回
Tác giả: Vĩ Ngư / 尾鱼
Người dịch: Nguyễn Hạ Lan, Cụt
Thiết kế bìa: Nhi Cá
Truyện được dịch theo sở thích cá nhân, phi lợi nhuận. Đề nghị không phát tán lung tung. Cảm ơn.
Giới thiệu
Họ đi tới tuyệt lộ, trước mặt không còn đường nữa, muốn quay đầu.
Vậy họ có thành công không?
Không biết, câu chuyện chưa kết thúc.
***
Mùa đông năm 1996, khu Zadoi**, Thanh Hải.
**Quận Zadoi, trong khu tự trị Yushu của người Tây Tạng ở Thanh Hải
Gió thổi như dao cắt.
Dưới ánh trăng, vô số vết bánh xe xiêu vẹo đan xen trên sườn dốc thoai thoải, hơn mười chiếc xe cồng kềnh rải rác dừng lại kéo dài đến tận cuối vết bánh xe, trong xe đều có người, đèn xe có sáng có tối, từ trên cao nhìn xuống, mấy chiếc xe sáng đèn giống như đèn đom đóm rải rác khắp nơi, lại giống như con diều giấy đang đà rơi xuống, phía đuôi đuôi diều là vệt bánh xe kéo dài thật dài.
Chính giữa là một chiếc Jeep BJ212 màu xanh quân đội, cửa sổ bên ghế lái hạ xuống một khe hở, từ bên trong vang lên bài hát chủ đề của bộ phim truyền hình HongKong ‘Bến Thượng Hải’ bằng tiếng Quảng.
“Chuyển thiên loan chuyển thiên than, diệc vị bình phục thử trung tranh đấu…”**
**Qua ngàn sóng ngoặt chuyển ngàn bến bãi, cũng chưa thoát khỏi sự tranh đấu này…
Trong xe có ba người đang ngồi.
Trên ghế lái là một ông già ngoài năm mươi tuổi, hai bên tóc mai cũng đã lưa thưa sợi bạc, khoác một chiếc áo khoác kiểu quân đội, cho tay vào túi lấy ra một gói đậu phộng rang.
Ông già bóc từng hột từng hột, dùng tay chà xát tách lớp vỏ lụa bên ngoài, đất Tạng lạnh giá, khí hậu hanh khô, mảnh vỏ lụa nhỏ vỡ ra, vì tác dụng tĩnh điện mà dính khắp nơi mùi thơm im lìm tản ra trong không khí.
Trên ghế phụ là một cô gái cỡ hai mươi, đầu gối kê một chiếc cassette cầm tay hiệu Sanyo của Nhật Bản, bài ‘Bến Thượng Hải’ đang phát ra từ chiếc máy này.
Nhưng cô ta cũng không mấy tập trung nghe nhạc, mà đang nhìn vào một phấn vuông nho nhỏ, dặm phấn lên mặt, lớp bột phấn màu trắng đã dày cộm, ông già bị mùi hương nồng nặc hắc lên mũi, mới trợn mắt nhìn cô ta vẻ không vui, thốt lên một câu: “Mày đi làm việc chứ có phải đi thi sắc đẹp đâu?”
Không giống ai!
Tóc uốn dợn sóng, mặt mày bôi bôi trét trét trắng như cái bong bóng cá, chút nữa chắc lại tô son đỏ choét như máu gà, làm gì có con gái nhà đàng hoàng nào lại ăn mặc như vậy? Đều là học mấy minh tinh Hương Cảng mà ra.
Cô gái trẻ đáp trả một cách bất cần: “Trang điểm cũng không ảnh hưởng tới việc con làm.”
Trong lúc nói chuyện, bài ‘Bến Thượng Hải’ đã tới đoạn cuối, trước khi vào bài khác sẽ có mấy giây ngắt quãng, tiếng hát ngưng một chút, lúc này tiếng ồn từ chiếc máy bắt cá đồ chơi phía sau nghe có vẻ chướng tai.
Mua cái băng cassette này chỉ vì cô ta muốn nghe bài ‘bến Thượng Hải’, cô ta quay lại, đồng thời tức giận liếc mắt nhìn người phía sau: “Ồn quá…Con đang định hỏi, ra ngoài làm việc đưa con nhỏ này theo làm cái gì vậy!”
Mỗi câu mỗi chữ đều tỏ ra vẻ ghét bỏ.
Phía sau là một bé gái ba bốn tuổi, đầu đội một chiếc mũ đỏ to bằng len, mặc một chiếc áo bông nền xanh chấm trắng rất dày, chân mang một đôi giày bông mũi tròn màu đen, chất liệu rất tốt, giữa hai lớp vải dồn đầy bông, bàn chân tựa bị sưng trông quá khổ.
Cô nhóc đang cúi đầu chơi, đây là món đồ chơi rất thịnh hành lúc bấy giờ, là loại đồ chơi vặn dây cót, thân máy chỉ lớn cỡ bàn tay, mô phỏng hình dạng của cái hồ cá, trong hồ có năm con cá nhỏ, tùy lúc vặn dây cót nó sẽ trồi lên sụt xuống, mỗi khi nhô lên, con cá sẽ tự há miệng, lộ ra miếng nam châm được gắn trong đó.
Trên đầu sợi dây câu cũng có gắn một miếng nam châm nhỏ, khi thả đúng vị trí trên miệng cá thì có thể câu được nó lên.
Nghe chị gái nói về mình, cô bé thận trọng đưa tay ra, vặn dây cót, sau đó sụt sịt mũi rồi ngẩng đầu lên, lộ ra một gương mặt nhỏ nhắn lem luốc, khuôn mặt cũng giống như hầu hết những đứa trẻ khác, hai bên má cũng ửng hồng do không được giữ ấm thích hợp, lại bị gió thổi lạnh cóng quá mà ra.
Đôi mắt tròn xoe mở to, nhìn ông già, lại nhìn cô gái trẻ.
Ông già sập mặt: “Ở nhà không có ai, lại ra ngoài lâu như vậy, giao em mày cho hàng xóm mà yên tâm được sao? Cô có ra dáng một người chị chút nào không vậy!”
Cô gái trẻ bị chửi, ngoảnh lại đem cơn tức đổ lên đầu cô em: “Nhìn cái gì? Có tin tao móc mắt mày ra không?”
Cô bé lập tức cúi gằm đầu.
Mời các bạn đón đọc Ba Đường Luân Hồi của tác giả Vĩ Ngư.
Chia sẻ ý kiến của bạn