Chẳng có kinh nghiệm nào ngấm vào suy nghĩ của giới không quân Mỹ hơn chiến dịch không kích Bắc Việt Nam. Nhờ đó, hai thập kỷ sau tại những sa mạc Tây Nam Á, Không quân Mỹ có thể tránh được chủ nghĩa leo thang đã từng phải trả bằng nhiều sinh mạng và phi cơ ở các khu rừng rậm của Đông Nam Á. Từ cuốn sách này, bạn đọc sẽ thông cảm với những người từng ném bom Bắc Việt Nam, họ đã làm được việc khó mà kết quả cuối cùng là có thể biến không quân Mỹ thành một công cụ hữu hiệu trong chiến tranh vùng Vịnh.
Cuốn sách này là phần tiếp theo của cuốn Leo thang thất bại: Không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1966 (Gradual Failure: The Air War over North Vietnam, 1965-1966) do tác giả Jacob Van Staaveren viết mà chúng tôi cũng sẽ công bố và xuất bản. Tấc giả Wayne Thompson kể lại việc dùng bài học thất bại để phát triển sức chiến đấu của quân chủng – một quân chủng có cơ hội tốt hơn để thể hiện sức mạnh không quân tiềm tàng năm 1972.
Tiến sĩ Thompson bắt đầu nghiên cứu đề tài của mình khi làm quân dịch tại Trạm tình báo không quân ở Đài Loan trong chiến tranh Việt Nam. Ông dành thời gian để viết cuốn “Bay đến Hà Nội và thoát về” (To Hanoi và Back) trong khi làm tại nhóm “Checkmate”, cơ quan tham gia xây dựng kế hoạch không quân của chiến dịch chống Iraq mang tên Bão táp sa mạc. Sau đó, ông đã gặp các phi công và tư lệnh không quân ở Italy ngay sau khi Operation Deliberate Force không kích Bosnia. Trong chiến dịch của lực lượng Liên quân vào Serbia và tỉnh Kosovo, ông trở lại Checkmate vì vậy, ông có thể có cái nhìn sắc sảo về thay đổi của không quân trên từng lĩnh vực. Mặc dù nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng cuốn sách này là cuốn sách về không quân. Tác giả đã cho ra đời một cuốn sách sống động và sâu sắc.
RICHARD P. HALLION
Nhà sử học không quân