Bố Già là tên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn người Mỹ gốc Ý Mario Puzo được xuất bản lần đầu vào năm 1969 bởi nhà xuất bản G. P. Putnam’s Sons. Bố Già là câu chuyện về một gia đình mafia gốc Sicilia tại Mỹ được tạo lập và lãnh đạo bởi một nhân vật được gọi là Bố Già-Godfather, Don Vito Corleone. Các sự kiện chính của tiểu thuyết xảy ra từ năm 1945 đến 1955 ngoài ra cũng đề cập đến thời thơ ấu và giai đoạn thanh niên của Vito Corleone vào đầu thế kỉ 20.

Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống Mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc.

Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiềng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lí rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử.




Với kết cấu hoàn hảo, cốt truyện không thiếu những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí kình địch đến nghẹt thở, Bố già xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Mario Puzo.

Nhận định

“Bố già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố già là đáp án cho mọi câu hỏi.”




(Diễn viên Tom Hanks)

“Bạn không thể dừng đọc nó và khó lòng ngừng mơ về nó.”

(New York Times Magazine)

“Một tác phẩm kinh điển về mafia… Tự bản thân nó đã tạo ra một thứ bùa mê hoặc độc giả.”

(The Times)
***

Tác giả Mario Puzo, quốc tịch Mỹ, gốc Ý, sang Mỹ sống ly hương trong khu dành riêng cho dân ngụ cư người Ý ở Long Island (New York). Khởi sự bằng những truyện ngắn viết nhỏ ở ban đầu, tiền nhuận bút kiếm chẳng đủ nuôi miệng. Vợ làm nghề thợ may chẳng đủ nuôi miệng vợ và chồng chưa đủ nuôi thân chồng. Chồng dại vợ đi ngủ, khẽ gập bàn máy may lại, kê bàn máy chữ lên, dưới để chiếc chăn không gây tiếng động, bắt đầu viết. Thật cuộc sống không ngày mai; nhưng kiên nhẫn vẫn cứ kéo dài ngày qua ngày. Khi Mario Puzo hàn vi, cũng may mắn gặp dược một người bạn thật tốt. Hàng ngày bạn này lui tới, khuyến khích chàng văn sĩ, không những về tinh thần mà giúp cả vật chất nữa. Thường là cho Mario Puzo vay tiền, lúc năm, hoặc mười đô la; khi hai chục. Rồi một ngày, bạn đưa ra ý kiến: khuyên nên viết một tác phẩm theo ý thích: nhân vật, chất liệu, tình tiết cũng như bối cảnh mà chàng có được. Nếu cứ viết như bây giờ, chuyện nhỏ theo lối đặt hàng chủ báo, thì cuộc đời văn sĩ sẽ chẳng bao giờ mọc mũi, sủi tăm – tiền cũng chẳng có mà sự nghiệp cũng không! Mario Puzo nghe tới đây rất thích thú, nhưng có một điều; chẳng lẽ chàng lại nói ra. Cuối cùng đành phải tiết lộ, món tiền nhuận bút kia nhỏ thật; nhưng đủ uống nước lạnh và gặm mẩu bánh mì dằn bụng. Chàng cũng đành thú thật, viết tác phẩm theo sở thích, thì lấy đâu ra tiền để sống hàng ngày? Bạn chàng gật dầu, đáp ứng ngay, hôm nay hai; mai ba; mốt bốn; kia năm mươi đô đủ sống mà viết. Ngày, tuần, tháng; bạn lui tới kiểm tra sáng tác tới đâu. Và mỗi lần cho vay tiền đều rút sổ tay ghi nợ. Một ngày kia, khi gần hoàn tất tác phẩm, bạn chàng cho vay số tiền khá lớn, và cầm bản thảo đến các nhà xuất bản thương lượng.

Các tác phẩm của Mario Puzo:

  • Đấu trường u ám (1955)
  • Đất khách quê người (1965)
  • The Runaway Summer of Davie Shaw (1966)
  • Six Graves to Munich (1967), với bút danh Mario Cleri
  • Bố già (1969)
  • Những kẻ điên rồ phải chết (1978)
  • Sicilian Miền đất dữ (1984) 
  • Đời Tổng Thống K thứ tư (1991)
  • Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng (1996)
  • Luật im lặng (2000) phần tiếp theo tới Bố già
  • Gia đình Giáo hoàng (2002) (tựa bản dịch khác Cha Con Giáo Hoàng)

Mời các bạn đón đọc Bố Già của tác giả Mario Puzo.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.