Bức Thông Điệp Bi Thảm Của Cổ Nhân là một câu chuyện kể dí dỏm, hấp dẫn, nhưng thực chất mang tính khoa học sâu sắc, đề cập tới những vấn đề triết học toàn cầu: Có những nền văn minh cổ, vốn đã đạt được trình độ khoa học kỹ thuật vượt xa văn minh hiện đại của loài người, nhưng họ đã bị huỷ diệt bởi năng lượng tiêu cực của bản ngã quá lớn phạm vào những qui luật của tự nhiên? Cuốn sách thể hiện ở độ cao của núi thiêng Cailat (6666 mét) mang ý nghĩa toàn cầu, nó nhắc nhở ta về những quy luật của hành tinh chúng ta. Nhưng tại sao các quy luật đó lại liên quan tới những con số 6666 dữ tợn?
Người cổ xưa cho rằng, vật chất phát sinh từ “khoảng không”. Nhà vật lý thiên tài Nga G. Sipop, người đã lập được phương trình mô tả vật lý Chân không (Tuyệt đối) mà bản thân Einstein không làm được, cũng đã ủng hộ ý tưởng như vậy. Mundasep và một số bạn ông cũng có đồng quan điểm này.
Cái Tuyệt đối không đơn thuần là hư không (không có gì), đó là khoảng không chứa Cái gì đó(1). Trước mắt khoa học chưa biết Cái gì đó. Theo G. Sipop, các nguyên tử và phản nguyên tử phát sinh từ Tuyệt đối. Chúng sinh ra, đụng độ nhau và tiêu huỷ nhau. Nhưng có một lần cách đây nhiều tỷ năm, các nguyên tử và phản nguyên tử sau khi được tạo thành trong không gian đã tản đi ngay, nên mỗi thứ vẫn tồn tại. Vật chất đã phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.
Vào thời gian đầu, tồn tại các trường xoắn siêu cao tần và các trường phản xoắn triệt tiêu lẫn nhau. Chúng cũng phát sinh từ Tuyệt đối. Nhưng đã xuất hiện một thời điểm, mà sau khi các trường xoắn và phàn xoắn được hình thành thì chúng đã tản đi mỗi thứ một nơi. Phần trường xoắn siêu cao tần đó tạo thành “thế giới vi tế” (thế giới phi vật lý hay thế giới tâm linh – BT).
Theo giả thuyết của G. Sipop, giữa các trường xoắn của thế giới vi tế và ý thức có mối liên hệ trực tiếp bởi các trường xoắn là những chất chứa dusa và dukhơ(2). Như vậy, từ Tuyệt đối đã phát sinh ra hai thế giới: thế giới vi tế và thế giới vật thể.
Thế giới vật thể phức tạp dần. Đã xuất hiện các sao, hành tinh, các hệ thiên hà v.v… Thế giới vi tế bao gồm các trường xoắn (vật chất siêu mịn và tinh tế) cũng phức tạp dần. Dần dần trong quá trình tiến hoá, trong thế giới vi tế đã xuất hiện các dukhơ là những khối năng lượng tinh tế kết đông dưới dạng các trường xoắn có khả năng bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Những mối liên hệ thông tin đã được tạo ra giữa các dukhơ và dần dần đã tạo ra Không gian thông tin toàn thể. Có thể đây chính là Trung tâm điều hành sự sống, Cõi kia hay Chúa Trời như các tôn giáo đã nói tới.
Trong khi ở thế giới vi tế diễn ra quá trình hoàn thiện, giữ gìn và truyền tải thông tin thì tại thế giới vật thể tồn tại song song vẫn vô sinh và chưa có bản sắc. Thân thể người trong thế giới vật thể có thể đã được tạo ra bằng cách cô đặc phần dukhơ dần dần. Hình thái sự sống trong thế giới vi tế phải được hoàn thiện đến một mức nào đó mới có thể dùng năng lượng của thế giới đó tạo ra bộ gen và thân thể người. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa nói rằng: ‘Con người là tiểu vũ trụ”.
Ernst Muldashev là Tiến sĩ y học, Giáo sư, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình liên bang thuộc Bộ Y tế Nga, Thầy thuốc Công huân, nhà phẩu thuật thượng hạng, nhà tư vấn danh dự thuộc Đại học Luinsvin của Mỹ, Viện sĩ Viện hàn lâm Nhãn khoa của Mỹ, bằng bác sĩ nhãn khoa của Mehico, kiện tướng du lịch thể thao.
Ernst Muldashev được coi là nhà bác học lớn trên trường quốc tế. Ông là người khai sáng phương hướng mới trong y học: phẩu thuật tái sinh hay phẫu thuật cấy ghép mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Những năm gần đây, ông bắt tay nghiên cứu các cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng loạt bộ phận cơ thể người.
Ernst Muldashev đã nghiên cứu 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học alloplant, đã có trên 300 công trình khoa học được đăng tải, đã nhận 36 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới. Ông đã đi thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước. Hàng năm, ông thực hiện khoảng 600-800 ca phẫu thuật phức tạp nhất.
Bản thân nhà bác học cho đến nay vẫn thú nhận rằng, ông chưa hiểu thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học “alloplant” được chế tạo từ mô người chết, mang trong nó những cơ cấu tự nhiên cao sâu trong việc sáng tạo cơ thể con người. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như vật lý, sinh học phân tử v.v… mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần, cũng như những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và Vũ trụ.
Mời các bạn đón đọc Bức Thông Điệp Bi Thảm Của Cổ Nhân của tác giả Ernst Muldashev.
Leave a Reply