Hiền lại phạm thêm một lỗi lầm nữa, và ăn năn. Ai mượn Hiền leo lên chiếc xe xích lô đạpđã chớ. Khi vội, sao không gọi chiếc tắc xi. Nhưng Hiền tự chống chế: Mưa mù mịt thấy gì đâu.Xe cộ nào chạy đâu? Có chiếc xích lô, thà leo lên đại. Hiền muốn giục ông xích lô đạp nhanh chút nữa. Nhưng ngồi kín bít bung như thế này, có hét, ông cũng chẳng nghe ra đâu. Người ta đôi khi chậm một chút mà hỏng cả một đời đấy chứ. Ví dụ như Hiền tới không kịp. An chết trước vài phút, thì sẽ ra sao nhỉ? Hiền sẽ sốnh với ám ảnh ghê gớm lắm. Mưa gió thế này. An lại yếu như ngọn đèn sắp tắt. Thê thảm quá. Nghĩ tới An, nằm thoi thóp trong bệnh viện, phấn đấu với thần chết từng giây phút để chờ Hiền. Hiền muốn ứa nước mắt. Anh An Hiền đã đến với anh đây, đến để gật đầu cho anh thấy. Không phải vì nhân đạo, vì lương tâm hay cứu người gì hết, mà vì Hiền yêu An. Yêu thật. Yêu nặng. Ví dụ, lúc Hiền tới, cả nhà đang đông đủ ngồi bên An. Hiền cũng vào như thường. Tưởng tượng An nằm trên giường mặt trắng như sáp, và hơi thở mong manh. An chờ đợi ,An nuối Hiền. Và cả nhà khóc ơi là khóc. Hiền đẩy cửa đi vào. Hiền đẩy cửa thật nhẹ, và bước thật khẽ. Rồi Hiền tới bên giường An. Cả nhà thấy Hiền lại òa lên khóc. Họ phải biết An chờ Hiền chứ. Ðến phút này thì còn đấu diếm gì ai nữa. Hiền còn cần thẹng thùng xấu hổ gì nữa. Hiền dám công khai. Hiền cúi xuống gọi chớ sợgì:- Anh An ,An còn nghe được không? Chắc còn thở thì còn nghe được. Và An nhướng mắt lên. An trông thây Hiền rồi. Trong đôi mắt đang dại dần , ánh lên những tia sáng mừng vui. Miệng An mấp máy. Phải mấp máy chứ, vì An còn ngậm mãi câu hỏi trong miệng:- Hiền yêu An không? Hiền sẽ cầm tay An, và Hiền khóc. Hiền gật đầu, trả lời câu hỏi của An chỉ có Hiền hiểu:- An Hiền có, có thương An. Thương? Hẳn An chưa hài lòng câu trả lời đó. Và mặt An tái đi,An ho. Máu bắn ra dữ quá. Maú bắn lên cả áo Hiền nữa. Hiền gật đầu rối rít:- Anh An ,Hiền yêu anh. Ðó, Hiền trông rõ nụ cười của An. Nụ cười, chao ơi, suốt đời Hiền sẽ ghi nhớ. Và An khẽ đưa tay ra, khẽ cầm chặt tay Hiền úp lên ngực. Và với nụ cười cứ mơ hồ phảng phất trên môi, An đi rất nhẹ nhàng. Mọi người chung quanh sẽ khóc ghê lắm. Còn Hiền ,Hiền chỉ ngồi bên An, tay còn đặt lên trái tim đang lạnh dần của An, và nhỏ nước mắt. Mưa đã khóc dùm Hiền biết bao nhiêu lệ rồi. Hiền sẽ yêu cầu tắt hết điện, để chỉ thắp trong phòng An một ngọn nến. Rồi sau đó, Hiền trả cái xác của An cho gia đình chàng. Hiền với linh hồn An ra đi,trong mưa. Ði đâu nhỉ? Có lẽ phải trở lạinhà Huyên,và nói với Huyên:
– Huyên ơi. Thế là hết.
Không, phải tìm một câu nào cho thật văn hoa, để Huyên phải ứa nước mắt , phải khóc cho cuộc tình quá đẹp, lại quá mong manh, và tan vỡ. Có lẽ Hiền sẽ nói thế này:
– Huyên ơi, tụi này đã mất nhau trong đời.
Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ.
Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960 – 1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Một số tác phẩm của bà lấy xứ Huế làm trọng điểm.
Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ – một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương)
Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội “biệt kích văn hóa” (có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh… viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến…). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách “khoan hồng, nhân đạo của Đảng” nhằm hạ gục uy tín của bà. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong “Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy” là chứng tích kết tội bà. Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam.
Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ.
Tác phẩm:
- Nhã Ca mới (1965)
- Đêm nghe tiếng đại bác (1966)
- Bóng tối thời con gái (1967)
- Khi bước xưống (1967)
- Người tình ngoài mặt trận (1967)
- Sống một ngày (1967)
- Xuân thì (1967)
- Những giọt nắng vàng (1968)
- Đoàn nữ binh mùa thu (1969)
- Giải khăn sô cho Huế (1969) đoạt Giải Văn chương Quốc gia Việt Nam Cộng hòa năm 1970[4] (tái bản ở Hoa Kỳ năm 2008)
- Một mai khi hòa bình (1969)
- Mưa trên cây sầu đông (1969)
- Phượng hoàng (1969)
- Tình ca cho Huế đổ nát (1969)
- Dạ khúc bên kia phố (1970)
- Tình ca trong lửa đỏ (1970)
- Đời ca hát (1971)
- Lặn về phía mặt trời (1971)
- Trưa áo trắng (1972)
- Tòa bin-đing bỏ không (1973)
- Bước khẽ tới người thương (1974) v.v…
- Phim Đất khổ do Hà Thúc Cần sản xuất và hoàn tất năm 1973, đã một phần dựa theo cuốn Giải khăn sô cho Huế và Đêm nghe tiếng đại bác, do Nhã Ca viết đối thoại.
Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như:
- Hồi ký một người mất ngày tháng
- Đường Tự Do Sài Gòn (2006).
Mời các bạn đón đọc Bước Khẽ Tới Người Thương của tác giả Nhã Ca.
Chia sẻ ý kiến của bạn