Là tựa truyện ngôn tình mang lẫn thể loại truyện teen, Thám Tử Kỳ Duyên còn mở ra cho bạn đọc những tình tiết rùng rợn trong truyện ma, hứa hẹn sẽ đầy hấp dẫn nhé.
Xin nói qua một chút cá nhân, tôi viết truyện trinh thám này cũng khá mệt mỏi, âu cũng do sức khỏe và căn bệnh khó thở hành hạ, ngồi máy tính chưa được 5 phút đã lên cơn, mỗi lần như vậy tôi phải hít vào thật sâu, cố gắng thông khí trong buồng phổi cho dễ thở hơn, những ngày ngủ đủ giấc thì còn đỡ; những ngày căng thẳng và suy nghĩ nhiều thì đúng là cực hình. Căn bệnh sơ phổi quả thật ảnh hưởng không nhỏ đến việc viết lách của tôi. Dù vậy, tác phẩm cũng hoàn thành, tôi rất mừng và tự hào về mình.
Truyện viết xong cũng là lúc vong linh cô ấy được đem về chùa, cầu cho cô sớm siêu thoát, những gì tôi viết ra một phần là để giải nỗi oan cho cô. Cô đã sống như vậy và đã chết như vậy, cô muốn tôi viết, muốn cho mọi người thấu nỗi oan của cô, tôi đã hoàn thành ý nguyện đó giúp cô, cũng là lúc cô trả lại linh hồn cho tôi tiếp tục con đường sáng tạo mà tôi đã chọn. Hai mười năm gắng kết, nghiệp duyên đã dứt…
Ghi chép của Khôi Nguyên. Ngọc Diệp đã nhắc nhở tôi rất đúng lúc. Vụ án mà tôi đang theo đuổi vẫn chưa kết thúc. Cây đinh gãy đó buộc tôi phải lật lại hồ sơ. Cây đinh đó và người đàn ông bí ẩn đã hẹn hò với Kiều Oanh trước lúc cô ấy chết… một biến số cần phải có lời giải ngay lập tức. Bằng không, tôi vẫn chưa thể kết thúc vụ án. Người đàn ông đó là ai?
Tôi đã dò hỏi những thông tin liên quan đến con người đó thông qua Văn Phú nhưng vẫn không thu được kết quả như mong muốn. Chỉ có một manh mối rất mơ hồ do Văn Phú cho biết. Anh ta nói: Có một lần anh ấy gọi điện thoại cho Kiều Oanh, lúc đó Kiều Oanh đang hẹn hò với anh chàng kia. Qua điện thoại, Văn Phú nghe rất nhiều tiếng ồn; anh ta khẳng định lúc đó Kiều Oanh đang ở một nhà hàng người Hoa. Tôi có hỏi Văn Phú dựa vào đâu mà anh ta lại quả quyết như vậy? Văn Phú nói: “Tôi nghe thấy tiếng ăn uống, tiếng bát đũa, và tiếng hai người đang nói chuyện, điều đáng nói là hai người đó nói với nhau bằng tiếng Trung Quốc.” Văn Phú nhận mình kém cỏi thua anh chàng đó; đáng lý, Văn Phú phải hiểu hơn về người đàn ông đó mới phải, đằng này ngay cả cái tên của tình địch cũng không biết. Anh ta quá bí ẩn. Và Kiều Oanh cũng vậy, cô ấy ngay từ đầu đã không xem anh là “người thân”, không chỉ đối với Văn Phú, mà đối với bạn bè khác cũng vậy, Kiều Oanh rất kín đáo chứ không cởi mở như vẻ bề ngoài của cô ấy.
Tôi có gọi điện hẹn Minh Hằng để hỏi cô ấy một số thông tin liên quan đến Kiều Oanh. Minh Hằng đã cung cấp cho tôi một thông tin khá thú vị. Cô ấy cho biết, trước lúc Kiều Oanh tự tử, cô ấy đã thấy một “giấu hiệu lạ”. Tôi hỏi đó là giấu hiệu gì? Thì cô ấy trả lời: “Tôi thấy trên cổ Kiều Oanh có những vết bầm.” Tôi hỏi lại: “Một vết hay là nhiều vết?” Kiều Oanh đáp: “Nhiều vết.” Ngoài ra Minh Hằng còn phát hiện trên cầu vai trái của Kiều Oanh có vết răn rất sâu. Tôi hỏi: “Làm sao Minh Hằng thấy được?” Minh Hằng trả lời: “Hôm đó Kiều Oanh đến nhà Minh Hằng, Kiều Oanh đã thiếp đi có lẽ do quá mệt mỏi, lúc kéo chăn đắp cho Kiều Oanh vô tình Minh Hằng phát hiện được.
…
Mời các bạn đón đọc Thám Tử Kỳ Duyên của tác giả Tài Tử Kim Thiền Khánh.
Leave a Reply