“Mùa hè năm ấy, tôi mười bảy tuổi và hết sức hạnh phúc.” 
 
Elsa bước vào một mùa hè ngập nắng cùng với cha và người tình của cha tại một biệt thự bên bờ Địa Trung Hải. Kỳ nghỉ tưởng chừng như êm dịu đó lại ẩn chứa những đợt sóng ngầm khi có sự xuất hiện của Anne, một người phụ nữ thanh lịch, chỉn chu, ngược hẳn với cách sống dễ dãi, phóng túng của cha con Elsa. Kịch tích bắt đầu khi cha Elsa ngã vào lòng Anne với mong muốn cưới người phụ nữ sẽ đưa bố con ông vào khuôn khổ. Một kế hoạch hình thành trong đầu Elsa, cô gái đang say nồng trong mối tình tuổi trẻ, để rồi khi kết thúc… “Một cái gì đó dâng lên trong lòng tôi và tôi đón chào nó bằng chính tên của nó, mắt nhắm lại: Buồn ơi chào mi.”
 
Buồn ơi chào mi gây chấn động trên toàn thế giới ngay khi xuất hiện. Cho đến giờ, độc giả vẫn không ngừng bị cuốn hút bởi nhạc điệu u buồn trong lối viết uể oải đặc trưng của Françoise Sagan. 

Cécile, nhân vật người kể chuyện trong Buồn ơi chào mi là một cô gái trẻ rất được cưng chiều. Buồn chán vì trượt thi, cô bé cùng bố về nghỉ hè tại một khu biệt thự ở miền Nam nước Pháp. Raymond, bố cô, là một người đàn ông ngoài 40, góa vợ và hào hoa. Những mối tình chớp nhoáng của ông với các cô nhân tình, mà người cuối cùng là Elsa, đang sắp sửa chấm dứt khi ông định làm đám cưới với Anne Larsen – một người bạn cũ của vợ. Vốn sống phóng khoáng, yêu tự do và thù ghét cuộc sống thanh bình, Cécile không chịu nổi lối sống mực thước, gò bó mà Anne định liệu, cô bé tìm cách chọc tức Anne. Nhờ sự giúp đỡ của Cyril – một chàng sinh viên luật say đắm mình – Cécile sắp đặt cho Anne nhìn thấy cảnh bố cô “thân mật” với Elsa. Kế hoạch thành công, Anne bực tức, lao xe điên loạn trên đường và tử nạn. Cécile cùng bố trở về Paris, bỏ lại sau lưng cát trắng, biển xanh, nỗi buồn và cả những tháng ngày nồng nàn với Cyril.

 ***
Nhận định
“Tôi đã biết đến vinh quang khi 18 tuổi trong 188 trang giấy…” 
– Françoise Sagan khi nói về Buồn ơi chào mi
***
Françoise Sagan, tên thật là Françoise Quoirez, sinh năm 1935 tại Cajarc và mất năm 2004. Bà trải qua thời thơ ấu tại Paris trong một gia đình khá giả. Năm 18 tuổi, bà viết tiểu thuyết đầu tay, Buồn ơi chào mi, ngay lập tức gặt hái được thành công vang dội. Ngay trong năm đầu xuất bản tại Pháp, cuốn tiểu thuyết đã bán được 850.000 bản, được cả công chúng lẫn giới phê bình đánh giá cao. Kể từ đó, thế giới bắt đầu biết đến bút danh Sagan – được lấy theo tên một nhân vật của Proust – của bà. Sự nghiệp sáng tác của bà khá đồ sộ với khoảng hơn 50 tiểu thuyết, 30 triệu bản sách bán được riêng tại Pháp, và được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng. Được coi là một trong những thành viên của Làn Sóng Mới, bà còn tham gia viết kịch và lời thoại phim.

Tác phẩm đầu tay của bà được nhận giải Prix des Critiques do một hội đồng nổi tiếng trao tặng và năm 1985 bà nhậnđược giải Prix de la Fondation Prince Pierre của Monaco cho toàn bộ tác phẩm của mình.

Françoise Sagan được coi như một huyền thoại mà danh tiếng đã vượt ra ngoài nước Pháp, là totem của một giai đoạn tự do và vô lo.

***
Đám tang cử hành ở Paris một ngày đẹp trời. Vẫn là đám đông những người hiếu kỳ vận y phục đen. Cha tôi và tôi bắt tay các người bà con lớn tuổi của Anne. Tôi thú vị quan sát họ; lẽ ra họ sẽ đến nhà chúng tôi dùng trà mỗi năm một lần. Mọi người nhìn cha tôi với ánh mắt thương xót. Chắc Webb đã loan truyền cuộc hôn nhân bất thành của cha tôi. Tôi thấy Cyril tìm tôi sau buổi lễ, nhưng tôi lẫn tránh. Biết rằng oán hận anh là vô căn cứ, nhưng tôi không thể làm khác hơn. Mọi người đều thương tiếc tai nạn thảm khốc vô nghĩa ấy, và, vì tôi vẫn không chắc đó là một tai nạn, nên tôi thấy nhẹ lòng hơn.

Trong xe trên đường lái về nhà, cha tôi cầm tay tôi và xiết chặt. Tôi nghĩ: “Bây giờ chỉ còn lại cha với mình. Chúng ta cô độc và không hạnh phúc.” Lần thứ nhất tôi khóc. Nước mắt xoa dịu hồn tôi. Chúng không giống chút nào cõi hư vô kinh khủng mà tôi cảm nhận ở bệnh viện trước bức tranh Venice. Cha tôi lẳng lặng đưa khăn tay cho tôi. Gương mặt của ông tan nát thảm sầu.

Trong một tháng chúng tôi sống như một ông góa và đứa con mồ côi, ăn chung tất cả bửa ăn và ngồi rịt trong nhà. Thỉnh thoảng chúng tôi nhắc tới Anne. “Có nhớ ngày mà …” Chúng tôi cẩn thận lựa lời, và tránh nhìn vào mắt nhau, e rằng sẽ gợi lên những niềm đau, hay một thứ gì không thể sửa đổi sẽ chen vào giữa. Sự thận trọng và dè dặt của chúng tôi đưa đến một đền bù. Chẳng bao lâu chúng tôi đã có thể nhắc đến Anne như một người bạn yêu quý, người mà chúng tôi có thể chia sẻ hạnh phúc, nhưng Chúa đã sớm gọi về Trời. Tôi viết là Chúa, không phải định mệnh — nhưng chúng tôi không tin Chúa. Trong những trường hợp này, chúng tôi lấy làm biết ơn là chúng tôi tin vào số phận.

Mời các bạn đón đọc Buồn Ơi Chào Mi của tác giả Françoise Sagan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *