Chó Ngao Tây Tạng – Vương Chí Quân
Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng là một giống chó Ngao được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc và bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi những con thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng. Chó ngao Tây Tạng được cho là Chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là To hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai. Có khả năng chó ngao Tây Tạng là tổ tiên của 1 số giống chó ngao ngày nay.
Chó ngao là loài mãnh khuyển, hung hãn, tàn nhẫn, luôn mang nặng sát khí. Chính vì thế mà khi một chú chó ngao ra đời, người ta phải độ hồn cho nó bằng cách nhốt nó cùng một con cừu trong 49 ngày, để sự ôn hoà của cừu làm giảm bớt sát khí của chó ngao. Sau 49 ngày, nếu chó và cừu vẫn sống yên ổn nghĩa là đã độ hồn thành công, còn nếu không, chú chó ngao độ hồn thất bại là một loại sinh vật hoang dã và khát máu.
Chó ngao Tây Tạng nằm trong loạt truyện trinh thám hấp dẫn miêu tả cuộc chiến Ngao Tạng xảy ra trên thảo nguyên Chinh-cô-ama được ghi trên dư địa chí của địa phương chỉ vẻn vẹn có mấy chữ:
Năm quốc dân đảng thứ 27, tiểu đoàn quân Hán của tướng Mã Bộ Phương đóng tại sân bay vịnh La-gia Tây Ninh di trú đến thảo nguyên Xi-chia-cu, thảo nguyên phía Tây Chinh-cô-ama.
Tiểu đoàn trưởng, biệt danh là vua thịt chó cho quân đi lùng bắt những con chó về ăn thịt khiến các tù trưởng và dân du mục bất mãn, dẫn đến chiến sự.
Dưới sự chỉ huy của tướng cướp Chia-ma-chua, thủ lĩnh quân sự của bộ lạc Mục Mã Hạc, hàng trăm con Ngao Tạng dũng mãnh xông pha, buộc quân Hán phải bỏ chạy khỏi thảo nguyên Xi-chia-cu.
Những người dân thảo nguyên nói, cuộc chiến Ngao Tạng năm quốc dân đảng thứ 27 vừa là bản anh hùng ca, vừa là bài ca bi tráng, đau thương, lạnh buốt.
Mời các bạn đón đọc Chó ngao Tây Tạng của tác giả Vương Chí Quân.
Leave a Reply