Cùng tác giả Cọng rêu dưới đáy ao

Câu chuyện chân thực và xúc động về làng quê Việt Nam thời kỳ cải cách ruộng đất

***
Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.




Nhà văn Võ Văn Trực, một nhà văn có sự nghiệp sáng tác trải rộng trên các địa hạt thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian đã qua đời ngày 5/4/2019 tại Hà Nội sau thời gian lâm bệnh. 

 Giải thưởng: Giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội với tập thơ Trăng phù sa năm 1983; Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội về thơ (1976 – 1980) và bút ký (1981 – 1985); Giải thưởng Bộ Giao thông Vận tải với tập bút ký Đèo lửa đèo trăng năm 1987.

 Các tác phẩm tiêu biểu: Người anh hùng đất Hoan Châu (1976); Trăng phù sa (1983); Tiếng ru đồng nội (1990); Ngày hội của rạng đông (1978); Hành khúc mùa xuân (1980); Trận địa quê hương (1972); Chú liên lạc đội Xích vệ (thơ thiếu nhi – 1971); Câu chuyện những dòng sông (1983); Chuyện làng ngày ấy (1993); Hương trong vườn bão (1995); Vè Nghệ Tĩnh (in chung – 1962); Kho tàng ca dao xứ Nghệ (in chung – 1996); Đèo lửa đèo trăng (1987); Những dấu chân lịch sử (1985); Truyền thuyết núi Hai Vai (1990); Nắng sáng trời ngoại ô (1979); Những thi sĩ dân gian (1996).




***

– Bác Chắt Kế đã về!

– Bác Chắt Kế đã về!

 




Lũ trẻ chúng tôi đang chăn trâu dưới đồng Lao thì cái tin ấy truyền đến. Lời truyền chỉ thì thầm từ tai đứa này qua tai đứa khác, không thành tiếng, nhưng truyền đi rất nhanh. Chỉ chốc lát là tất cả chúng tôi sững sờ, bỏ mọi cuộc chơi. Đứa đang chơi khăng, bỏ hồn củ lăn long lóc. Đứa đang chơi “dọn cỗ thi”, bỏ vầy và cỏ gà, cỏ sữa trong lòng nón. Đứa đang tắm cho nghé cũng bỏ mặc đấy. Tất cả đúng túm tụm lại, bàn tán với những vẻ mặt đầy quan trọng:

– Bác Chắt Kể về thật rồi à?

– Về thật! Nhật thua Tây thua thì bác Chết Kế mới được về chú?




– Sao hôm qua bang Trân vào nhà tao bắt nộp lúa tạ?

– Trốn về thì sao?

– Nếu bác Chắt Kế về thật thì ta sắp sung sướng rồi!




Một đứa nhỡ mồm suýt reo to bị thằng Bá giơ tay bịt chặt mồm lại:

– Chết! Chết! Mày lau chau nói ra, mất cái đội nón như chơi!

Bỗng ông tuần Chư từ xa đi tới, chúng tôi xì xào: “Ông tuần Chư là người của nó”, rồi lảng mỗi đứa một nơi. Thằng Bá làm ra vẻ đàn anh, nhảy nhóc lên lưng trâu, hát nghêu ngao một bài đồng dao:




Nghé bông hay là nghe hoa Như cà mới nở

Ở nghé nghé …

Cả lũ chúng tôi cùng giong trâu hát theo. Đàn trâu nối nhau từ cánh đồng Lao thanh thả đi về cổng làng. Bụng đói meo mà sao tôi cảm thấy vui sướng đến thế, ngồi trên lưng trâu cứ ngỡ như mình bay theo ngọn gió nồm cùng với những đám mây nhuộm vàng ráng chiều…




Bác Chắt Kế về rồi! Thế là mình sắp được đi học, sắp được tập hát tập múa, sắp được ăn chung ở chung với bạn bè cùng lứa tuổi trong làng. Còn gì sung sướng hơn. Sao làng mình có bác Chắt Kế mà làng khác lại không có. Thế làng mình đánh được Tây được Nhật thì làng khác cũng đánh được chứ? Bác Chắt Kế là người của thiên hạ chứ đâu có phải của riêng làng mình? Trong ý nghĩ trẻ thơ, tôi tưởng tượng bác Chắt kế như vị thần của một ngôi miếu thâm u cổ thụ nào đó được thế giới thần linh phải ra để cứu dân khổ đau. Tôi chưa hề một lần nào được thấy bác, được gặp bác. Tôi chỉ nghe lõm bõm về bác trong khi người lớn trò chuyện với nhau. Nhất là một buổi sáng, chao ơi cái buổi sáng ấy tôi nhớ mãi. Cụ Tú Vệ làng Kẻ Sụm xuống chơi với ông tôi. Hai cụ uống rượu và nói chuyện đến tận mặt trời đứng bóng. Gọi là uống rượu chứ thật ra đạm bạc lắm, rượu chỉ vừa một nậm với một con cá rô đặt trong đĩa sứ vẽ hình cây trúc. Hai cụ nâng chén bạch định lên môi nhấp rồi lại đặt xuống. Hai cụ cầm đũa gây gây con cá gắp từng tí một. Tôi có cảm giác hai cụ uống vờ và ăn vạ. Đến khi cụ Tú Vệ cắp ô ra về, con cá mới hết một nửa và rượu cũng chỉ hết lưng nậm. Hai cụ đó thanh bạch quá chừng, hình như chỉ cốt dùng rượu làm cái cớ để giãi bày thế sự, chứ không cần sự hưởng thụ xô bồ vật chất… Sở dĩ hôm đó tôi được chứng kiến một cách kỹ càng “tiệc rượu” của cụ Tú Vệ với ông tôi là vì tôi vờ đứng bên cạnh hầu điều đóm để nghe chuyện bác Chắt Kê. Tôi chắp nhặt từng mẩu vụn vặt, rồi đi kể cho bạn bè mục đồng nghe. Tôi thêm thắt, xâu chuỗi lại, tưởng tượng thêm và trong tâm trí tôi hình thành một bác Chắt kế của chuyện cổ tích, của thần thoại.

Ở cánh đồng phía tây làng tôi có một cái giếng hình bàn chân khổng lồ, gọi là giếng Thần. Từ xưa từ xưa người ta truyền lại rằng có một vị thần gánh núi đi qua và bàn chân dẫm lõm xuống thành cái giếng. Bao nhiêu chuyện kể huyền ảo và kỳ vĩ về cái giếng này… Trong kho tàng chuyện kể ấy, có chuyện “thanh gươm cố Kế”. Cố Kế là cụ thân sinh bác Chất Kế, một lần đi vận động phong trào Văn Thân từ Yên Thành về, qua giếng Thần, Thần hiện lên và trao cho thanh gươm, đêm ấy bà thân sinh có mang rồi đẻ ra bác Chắt Kế. Các cụ đồ trong làng bảo rằng bác Chắt Kế là người của thần linh sai phái xuống để cứu nhân độ thế. Từ mười lăm mười sáu tuổi, bác đã tham gia các hoạt động của “hội kín”. Năm 1927, bác đứng ra thành lập chi bộ Thanh Niên Cách Mạng Đông Chí Hội của làng tôi. Bác đi khắp bốn phương trời, vào Tây Cống, sang Xiêm La, tới Hương Cảng, sang Luangprabang, đến Nông Pênh… Rồi bác bị đi đày ở Lao Bảo, Ban Mê Thuột…

Lao Bảo là nơi đâu? Ban Mê Thuột là nơi đâu? Nghe nói đó là những chốn ma thiêng nước độc, chứa đầy những quỷ sứ có sừng, răn đỏ mào, rết mắt xanh. Bác Chắt Kế bị ném vào địa ngục ấy và chịu đựng muôn nghìn cực hình. Bác bị xẻo thịt, bị dẫm chân lên lưỡi cày nướng đỏ, bị tuột cật nứa, bị ném vào ổ rắn độc… Bác vẫn không chết bởi vì bác có phép thiêng của Thần ban cho.




Ôi những cái địa danh Lao Bảo, Ban Mê Thuột rùng rợn đến thế mà kích thích trí tưởng tượng, lòng khao khát của tuổi thơ biết bao. Khi nào mình được đặt chân tới đó để nhìn tận mắt cảnh địa ngục trần gian – nơi bác Chắt Kế, người của làng mình, đã từng chống chọi với diêm vương, quỷ sứ? Có phải bác là con đại bàng trong truyện cổ đã tung cánh làm đổ vỡ bao nhiêu thành lũy lao tù để trở về với làng xóm, với bà con thân thuộc…

Hôm nay bác đã về làng thật rồi ư? Chắc chắn lần này mình sẽ tìm kỳ được để nhìn thấy bác.  Một buổi sáng, tôi vừa giong trâu ra khỏi cổng thì gặp một người đàn ông lạ mặt bước vào. Người ấy trạc năm mươi tuổi, mặc bộ quần áo xanh bạc màu. Cha tôi vồn vã chạy ra tiếp. Tôi linh cảm: đây là bác Chắt Kế! Đúng là bác Chắt Kể thật. Bác ấy vào nhà mình chơi, tôi cảm thấy như ai trao cho mình niềm vinh dự bất ngờ. Mấy người hàng xóm cũng chạy sang hỏi thăm ríu rít. Tôi cột trâu vào gốc cau, chạy vào buồng, chăm chú nhìn qua lỗ phèn để thấy rõ bác Chắt Kể là người như thế nào: vâng trán rộng, mắt sáng, tóc chải ngược điểm hoa râm. Quả thật là gương mặt của một người thông minh khác thường. Trong câu chuyện trao đi đổi lại giữa bác với bà con làng xóm, tôi không hề nghe ai nói đến việc đánh Nhật đuổi Tây. Tôi chi thấy gương mặt bác rạng rỡ, tươi cười, hỏi thăm chuyện mùa màng, đồng áng. Từ người trung niên đến cụ già đều trả lời bác với thái độ lễ phép, kính trọng.

Mọi người đang vui vẻ trò chuyện, bỗng ông mõ từ ngõ xồng xộc đi vào báo có bang Trân cùng mấy tên lính đã đến cổng làng. Thoắt một cái, bác Chắt kế lần ra cửa sau, sang nhà bên cạnh, rồi đi biệt. Tôi nhảy lên lưng trâu, hát nghêu ngao lững thững ra đồng.

Ngày hôm sau, hôm sau, rồi hôm sau nữa… không hề thấy bác Chắt kế trong làng. Con đại bàng ấy lại bay tới phương nào?…

 Mời các bạn đón đọc Chuyện Làng Ngày Ấy của tác giả Võ Văn Trực.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.