Sinh ra ở Nahant, bang Massachusetts, Hoa Kỳ, Lodge là cháu nội của Thượng nghị sĩ Henry Cabot Lodge và cháu ngoại của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Frederick Theodore Frelinghuysen. Năm 1963, Tổng thống Kennedy bổ nhiệm Lodge vào vị trí Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hòa. Cabot Lodge là nhân vật trực tiếp đứng sau ủng hộ cuộc đảo chính anh em Ngô Đình Diệm năm 1963.

***

Giới thiệu ebook Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge

HỒI ĐÓ, TÁM NĂM QUA…




Tựa của Hoàng Anh Tuấn

Tháng 8/63, tình hình căng thẳng, ngột ngạt, các phóng viên các báo được đặt trong hoàn cảnh “báo động”, thường trực sẵn sàng làm nhiệm vụ săn tin bất cứ lúc nào. Anh em ít có dịp họp nhau bù khú trong quán cà-phê như trước, vì ai cũng tất tưởi ngược xuôi, chỉ gặp nhau trong Chùa Xá Lợi, im lặng ra dấu chào nhau. Những tin tức quan trọng hồi đó đều liên quan tới sự chống đối nhà Ngô, không tờ báo nào xuất bản ở Saigon dám đăng tải, trừ khỉ giản lược tới mức tối đa, đến mức sai lạc thành vô nghĩa. Nhưng, anh em vẫn cố gắng săn tin, để thoả mãn tự ái nghề nghiệp.

Cái tin ông H.Cabot Lodge qua VN, thay thế chức vụ đại sứ Hoa Kỳ của ông F.Nolting, anh em đều biết, anh em cũng đều được nghe nói ông Lodge là một thứ “chuyên viên khuynh đảo” một tay “thợ” tài tình về đảo chánh lật đổ chế độ.

Vì vậy anh em đều nóng lòng chờ đợi ông Lodge tới VN. Tất nhiên vì vấn đề an ninh, ông ta sẽ tới Saigon thật bất ngờ. Tất cả sẽ được giữ bí mật cho tới khí ông trình uỷ nhiên thư lên Tổng thống Ngô Đình Diệm.




Trong không khi nặng nề của Saigon đặt trong tình trạng thiết quân luật dưới quyền Tổng Trấn của Thiếu tướng Tôn Thất Đính, không ai bảo ai, anh em phóng viên đều coi anh nào đón được ông Lodge khi ông vừa tới phi trường Tân Sơn Nhứt là tay “bảnh ”, ăn trùm anh em.

Anh em phóng viên hồi đó, bây giờ phần đông đều có một tờ báo trong tay để thao túng, như các anh Việt Định Phương, Dương Hà, Trương Hồng Sơn hay cũng là ký giả có ảnh hưởng lớn với báo chí như các anh Từ Chung, Anh Quân, Phan Nghị, Hồ Nam, Tô Văn, Cát Hữu…

Khoảng từ 20-8-1963, tin ông Lodge tới VN đã thành chắc chắn. Ngày giờ ông tới Saigon được giới hạn trong vòng 3, 4 ngày.




Anh em phóng viên đành bỏ hết mọi công việc ngày đêm luẩn quẩn trước cơ quan Thông Tin Hoa Kỳ ở gần rạp Ciné Rex, để dò la, theo dõi tình hình động tĩnh.

Rút cuộc, tất cả đều phải chào thua anh Hồ Nam, người đã kiên gan chờ đợi cả đêm 21-8-1963, để quá giang xe hơi của Sở Thông Tin Hoa Kỳ, có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông Lodge tới vào lúc rạng ngày 22 tháng 8 năm 1963.

Tuy chỉ được nghe “ké ” những lời tuyên bố của ông Lodge, chứ không hề phỏng vấn ông ta được câu nào, anh Hồ Nam vẫn là ký giả VN độc nhất có mặt trong cuộc họp bảo ngắn ngủi của viên tân Đại sứ Hoa Kỳ hồi đó ở phỉ trường Tân Sơn Nhất. Anh em không thể không khâm phục người đồng nghiệp “láu táu một cách ì ạch rắc rối” đó.




Anh em đã không lầm về sự có mặt quan trọng của ông Lodge trên đất nước này. Đúng như sự dự đoán chung, cuộc đảo chánh ông Diệm đã xảy ra.

Vai trò của ông Lodge trong cuộc đảo chánh 1-11-1963 dù chưa thể xác nhận vị trí thật chính xác, nhưng ai cũng biết đó là vai trò chủ động, khá quan trọng, có tính cách quyết định, tuy ông luôn luôn phủ nhận bằng những lời lẽ khôn khéo.

Những tướng lãnh chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1-11-63 ấy cũng đều phủ nhận vai trò của Hoa Kỳ nói chung, của ông Lodge nói riêng trong việc lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà, nhưng dư luận khắp nơi mà cụ thể là một cuốn sách mang tựa đề “ông Đại sứ” lại xác nhận sự “xỉa vô” của Hoa Kỳ, qua nhân vật Lodge, vào tình hình VN từ năm 63.




Không hiểu vô tình hay cố ý, đối với một người như ông Lodge, thì chắc chắn đến 99 phần trăm là cố ý, ông Lodge trong dịp rời chức vụ Đại sứ nhiệm kỳ thứ nhất, đã tuyên bố với báo chí “điều ông đáng tiếc hơn cả là không ngăn cản được cái chết của Tổng thống Diệm”.

Tuyên bố như vậy là xác nhận.

Ông xác nhận những gì thì chưa được trình bày rõ ràng.




Dựa vào các tài liệu, các bằng chứng, những lời kể lại của người “trong cuộc”, Lê Tử Hùng đã ghi chép một cách khách quan những trang sử cận đại trong cuốn sách mang tựa đề “Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge”.

Được Lê Tử Hùng cậy nhờ viết ít trang mở đầu cho cuốn sách của anh, tôi, trong tư cách người làm báo, nhắc lại ở trên ít nét đơn giản về liên hệ nghề nghiệp và tình hình trong thời gian vai trò Cabot Lodge chuẩn bị xuất hiện trên sân khấu chánh trị miền Nam này.

Saigon, 5-1971




Hoàng Anh Tuấn

***

Lời tác giả

Năm 1954, hiệp định Genène ra đời ngày 20 tháng 7. Ông Diệm từ Hoa Kỳ qua Pháp rồi về Nam Việt Nam lập nội các theo lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại. Mặc dù Thủ tướng Ngô Đình Diệm về nước trước ngày hội nghị Genève, nhưng ông không thể cưỡng nổi tình hình mà các cường quốc Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Trung cộng đã quyết định chia cắt Việt Nam ra thành hai phần: Miền Bắc thuộc Cộng Sản, miền Nam thuộc quyền Quốc Gia. Người Pháp được coi là thất bại ở Việt Nam với mặt trận Điện Biên Phủ, nơi chôn mồ giặc Pháp ở Thượng du Tây Nam Bắc Bộ. Lúc bấy giờ ảnh hưởng của người Hoa Kỳ không mấy sâu rộng ở Việt Nam. Song người Mỹ đang chủ tâm hất ảnh hưởng người Pháp (Thực dân) trên bán đảo Đông Dương. Bằng chứng Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower cảnh cáo nước Pháp về chiến cuộc Đông Dương. Cho nên Hoa Kỳ không thực tâm viện trợ sâu rộng kinh phí cho Pháp giải quyết chiến trận bằng quân sự.




Lá bài Ngô Đình Diệm là bước đầu ảnh hưởng Hoa Kỳ du nhập vào Nam Việt Nam. Vì ông Ngô Đình Diệm là nhân vật thân Hoa Kỳ và quốc gia này ủng hộ triệt để hầu khuất phục tình trạng vừa ngưng chiến tại Nam Việt Nam.

Khi ông Diệm về nước nắm chức Thủ tướng thì ông Rheinart thay Đại sứ Donald Heat là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Để gây thêm hậu thuẫn cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm và mở rộng ảnh hưởng lớn tại Việt Nam, chỉnh phủ Hoa Kỳ liền cử ông Elbridge Durbrow thay thế Rheinart giữ chức Đại sứ bên cạnh chính phủ Diệm.




Song song với chính trị, quân sự Mỹ cũng hoạt động để hợp với tình thế. Từ tướng O’Daniel huấn luyện chỉ huy phái đoàn quân sự đầu tiên ở Việt Nam đến tướng Lionel McGarr rồi tướng Samuel T. William. Cuối nữa tướng Paul Harkins Tư lệnh quân sự Mỹ, kế đó nhường lại cho Westmoreland. Lúc đó người Mỹ đã quá quen thuộc và nếm mùi với Việt Nam đậm đà lắm rồi. Vị Đại sứ Hoa Kỳ Elbrige Durbrow là người có câng củng cố chiếc ghế Thủ tướng. Vị Đại sứ này đã hậu thuẫn cho Thủ tướng Diệm.

Chống lại những phe phái thân Pháp như Nguyễn Văn Hinh, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Lê Văn Viễn, Phan Văn Giáo v.v… Và cũng vị Đại sứ này khuyến cáo với ông Diệm và ông Nhu nên lật đổ chế độ quân chủ để thay vào đó chế độ Cộng Hoà.

Sau khi tình hình khá ổn định, ngày 8-5-1961, sau vụ đảo chánh hụt 11-11-1960, Đại sứ Elbridge Durbrow ra đi để tân Đại sứ Frederick Nolting đến Saigon với một kế hoạch mới của người Hoa Kỳ.




Từ ngày Nolting giữ chức Đại sứ tại Việt Nam tình hình xoay chiều rõ rệt. Nội bộ VNCH yên tĩnh nhưng VC bắt đầu khuấy rối ở các tỉnh miền Trung dọc theo dãy núi Trường Son và miền đồng bằng sông Cửu Long.

Đại sứ Nolting là một nhân vật rất được lòng chế độ Ngô Đình Diệm. Và ngược lại, chế độ Ngô Đình Diệm trọng đãi Noỉting hết lòng. Nguyên nhân này làm cho ông Nolting nhận định chế độ một chiều mà cả cơ quan tình báo Mỹ không đồng quan điểm.

Tuy nhiên những vị Đại sứ trên không nổi tiếng bằng Đại sứ Henry Cabot Lodge (thay thế Nolting) trong những ngày lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.

Ông Lodge đã hai lần giữ chức Đại sứ trong khúc quanh lịch sử sóng gió Nam Việt Nam (trước và sau đảo chánh 1-11-1963). Và ông ta đã trở thành công dân danh dự dưới thời tướng Nguyễn Khánh. Ông Lodge rời Việt Nam lần cuối cùng ngày 23-6-1964 với nghi thức tiễn đưa chưa hề xảy ra trong lịch sử ngoại giao đoàn Việt Nam. Ông Lodge đã mặc quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng chít trên đầu.

Từ đó ông Lodge được danh hiệu CÔNG DÂN ÁO GẤM.

Công dân áo gấm Lodge đi vào lịch sử Việt Nam vón nhiều thủ đoạn khuynh đảo, vắt chanh bỏ vỏ Chính khách tướng lãnh. Công dân áo gấm Lodge khuất phục cố Tổng thống Diệm bất thành nên phải đồng ý lật đổ bằng quân sự. Ông Lodge đã phủ nhận các tiền nhiệm của các Đại sứ Rheinart, Elbrow, Nolting để mở ra một thời đại đen tối Việt Nam dưới bàn tay của Hoa Kỳ.

Lê Tử Hùng

Mời các bạn đón đọc Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge của tác giả Lê Tử Hùng.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.