Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh. Tuy nhiên, con cái học giỏi không có nghĩa đã là thiên tài. Trong quá trình trưởng thành điều quan trọng đối với con người không chỉ là có trí thức mà còn là có trí tuệ. Đó là khả năng độc lập suy nghĩ, thông cảm với mọi người, có tính xã hội. Nếu có trí tuệ ắt sẽ có kiến thức. Cuốn sách này sẽ giới thiệu phương pháp để trẻ trở thành thiên tài với trí tuệ phi thường. Bạn hãy kiên trì đừng cho rằng “không thể” và bỏ cuộc. Khả năng của trẻ cao hơn chúng ta tưởng.
Đối với việc giáo dục trẻ 0 tuổi cần phải tăng cường gây kích thích cho trẻ, giúp hình thành mối liên kết (khớp thần kinh) giữa các tế bào thần kinh đã được hình thành từ trong bào thai để tạo nên các mạch thần kinh. Còn việc giáo dục trẻ 1 tuổi điều quan trọng là giúp trẻ có thể làm được những điều mới. Để làm được như vậy, chúng ta cần giúp trẻ sử dụng các mạch thần kinh đã hình thành làm tăng số lượng khớp thần kinh hơn nữa để trẻ có thể sử dụng tay, chân, miệng một cách thành thạo.
Với cuốn sách này chúng ta sẽ rèn luyện cho vùng vỏ não trước trán của trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ đi bằng hai chân. Từ 2.000.000 năm trước tổ tiên của loài người hiện đại (vượn người và người nguyên thủy) đã biết sử dụng vùng vỏ não trước trán nên não bộ to lên. Theo đó, việc rèn luyện vỏ não trước trán của trẻ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ trở nên thông minh hơn. Cuốn sách này sẽ chỉ ra những cách thức đơn giản nhất để bạn giúp con mình phát triển tối đa trong giai đoạn phát triển kỳ diệu khi con 1 tuổi.
Mục lục
Trang 2: Điều cần làm khi trẻ 1 tuổi
Trang 8: Trẻ con rất giỏi
Trang 9: Giáo dục 1 tuổi
Trang 10: 1 tuổi là giai đoạn như thế nào?
Trang 12: Tại sao lại có giai đoạn bướng bỉnh?
Trang 14:Tại sao cần giáo dục ngay từ sớm?
Trang 16: Tế bào thần kinh và khớp thần kinh bắt não bộ làm việc
Trang 18: Vùng vỏ não trước trán quyết định xem đầu óc có thông minh hay không – “Làm thêm việc gì đó khi đi bộ” giúp tạo nên bộ não thiên tài
Trang 20: Trẻ biết đi
Trang 22: Đi bộ giúp trẻ thông minh hơn
Trang 24: Đi bộ đúng cách
Trang 26: Chuẩn bị đi dạo
Trang 28: Đi đến đích
Trang 30: Đi qua đường có tín hiệu đèn giao thông
Trang 32: Nhớ bản đồ
Trang 34: Đi nhanh và thẳng
Trang 36: Đi vòng tròn
Trang 37: Leo cầu thang
Trang 38: Xích đu và cầu trượt
Trang 40: Có cái gì nhỉ?
Trang 42: Nếu trẻ đã có thể đi thành thạo
Trang 44: Sử dụng tay và các ngón tay
Trang 46: Chơi với giấy
Trang 48: Tạo quả bóng giấy
Trang 50: Vẽ tranh
Trang 54: Chơi đồ hàng
Trang 56: Trò chơi xếp hình
Trang 58: Chơi với giấy màu
Trang 60: Chơi cùng nhạc cụ
Trang 61: Vừa học vừa chơi
Trang 62: Trò chơi thẻ bài rèn luyện thần kinh
Tăng cường trí nhớ làm việc (Working memory)
Trang 63: Chơi ú tìm
Trang 64: Trò chơi nhìn chằm chằm vào phía đối phương
Trang 65: Trò chơi so sánh
Trang 66: Đọc cho trẻ nghe
Trang 67: Thói quen sống
Trang 68: Chào hỏi
Trang 69: Dọn dẹp
Trang 70: Dạy cho trẻ về số 0
Trang 71: Dạy trẻ về những điều cấm kị
Trang 72: Cho trẻ cùng ăn với cả nhà
Trang 74: Thay bỉm
Trang 76: Hỏi đáp về giáo dục 1 tuổi
Thông tin tác giả:
Kubota Kisou là học giả về khoa học thần kinh, giáo sư danh dự của trường Đại học Kyoto. Hiện tại, ông là hiệu phó trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế Quốc tế, tham gia làm cố vấn nghiên cứu cho Bệnh viện Morinomiya và Viện Nghiên cứu Cơ bản Hitachi.
Ngoài ra, ông đã cùng với vợ mình là bà Kayoko thực nghiệm cách nuôi dạy con có ứng dụng khoa học về não bộ. Ông đã hệ thống hóa cách nuôi dạy con theo công thức Kubota rồi mở lớp học, đã và đang đào tạo được rất nhiều thiên tài.
Ông có khá nhiều tác phẩm như: Nuôi dưỡng não bộ trẻ, Nuôi dưỡng não bộ trẻ từ 2-3 tuổi, Thói quen tốt và thói quan xấu cho não bộ, Học tập và não bộ, Tạo nên bộ não kiện toàn trong 14 ngày…
Leave a Reply