“Lịch sử 5.000 năm phong kiến của Trung Quốc là lịch sử đấu tranh quyền lực giữa các triều đại liên tục thay đổi. Đại biểu cho những thế lực ấy là người đứng đầu các vương triều: các đế vương. Hầu hết đế vương, bất kể xuất thân ra sao, vương triều dài ngắn thế nào, đều có những đặc điểm chung là ham thích quyền lực tuyệt đối, mê đắm hưởng lạc và tha thiết muốn sống vĩnh viễn.
Kể lại chuyện các vua chúa Trung Quốc xưa trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi có tham khảo nhiều giai thoại, truyền thuyết nhưng tất cả các chi tiết hoặc niên đại trong sách đều dựa vào chính sử Trung Quốc. Và dĩ nhiên, chúng tôi còn được kế thừa nhiều tư liệu phong phú của các sử gia Trung Quốc hiện đại.
Tuy vậy, tùy thuộc vào tư liệu có thể có, chúng tôi chỉ chọn lọc một vài chuyện hấp dẫn, qua một số triều đại nổi tiếng trong lịch sử phong kiến hàng ngàn năm của Trung Quốc để kể cho các bạn”.
NHỮNG CÁI NHẤT CỦA CÁC ĐẾ VƯƠNG TRUNG QUỐC
Trong các triều đại thì triều Thương là triều đại có nhiều đế vương nhất: 30 người (kể từ Thang cho đến Trụ), còn triều đại ít đế vương nhất phải kể đến 5 triều đại: Tân triều, Đông Ngụy của Bắc Thái và Đại Thiên Hưng, Đại Nghĩa Ninh và Đại Tung của Nam Chiêu… chỉ có mỗi một đế vương.
Trong các triều đại nếu tính bình quân tuổi thọ dài nhất của các bậc đế vương thì phải nói đến triều Nam Đường ở thời Ngũ Đại Thập Quốc, bình quân mỗi người khoảng 54 tuổi, còn tuổi thọ ngắn nhất phải kể đến triều Bắc Chu ở thời Nam Bắc Triều, mỗi người khoảng 22 tuổi.
Trong lịch đại đế vương, người thọ nhất là Thạch Cao Tông (hoàng đế Càn Long), ông ta hưởng thọ 89 tuổi.
Thọ ngắn nhất là Đông Hán Thương Đế Lưu Lang, ông ta tròn 2 tuổi.
Trong các triều đại, vương triều tồn tại lâu nhất là vương triều Đông Chu, kéo dài 513 năm, còn vương triều tồn tại ngắn nhất là 3 vương triều: Đại Thiên Hưng, Đại Trung, Bắc Liêu… chỉ tồn tại hơn một năm.
Trong các triều đại, vương triều có đế vương tính trung bình số năm trị vì lâu nhất là triều Thanh, tính trung bình mỗi người khoảng 27 năm; còn tính trung bình vương triều có số năm trị vì ngắn nhất là triều Bắc Liêu, mỗi người khoảng 5 tháng.
Trong các triều đại người có số tuổi lớn nhất mới là trị vì là Võ Tắc Thiên, bà ta 67 tuổi mới chính thức trị vì thiên hạ người đứng thứ 2 là Tống Vũ Đế Lưu Dụ ở Nam triều, ông ta 67 tuổi thì lên trị vì, còn người ít tuổi nhất mà đã lên ngôi là Đông Hán Thương Đế Lưu Lang, lúc nên ngôi mới có 100 ngày.
Trong lịch sử Trung Quốc, người trị vì lâu nhất là Thánh Tổ triều Thanh (hoàng đế Khang Hi) ông ta trị vì 61 năm; còn người trị vì ngắn nhất là Hoàn Nhan Thừa Lân triều Kim, ông ta trị vì có nửa ngày.
Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại có kết cục tồi tàn nhất là triều Tây Yên ở thời Thập Lục Quốc và triều Lương và triều Tùy ở Nam Triều. Triều Tây Yên có 7 đế vương, thì 6 người bị giết trong cuộc nội chiến, 1 người làm mất nước bị giết; triều ương có 8 hoàng đế thì đều bị giết trong nội chiến; triều Tùy có 5 người thì 1 người bị giết trong nội chiến, 4 người bị giết khi làm mất nước.
Trong lịch sử Trung Quốc người có kết cục hoang đường nhất là Đông Tần Vũ Đế Tư Mã… chỉ vì lời nói đùa trong lúc rượu say lên bị phi tử hại chết, còn người có kết cục tốt đẹp nhất là Phổ Nghi (hoàng đế Tuyên Thống).
Trong lịch sử Trung Quốc người cống hiến cho nghệ thuật nhiều nhất là Đường Minh Hoàng (Huyền Tông) Lí Long Cơ.
Người có nhiều thơ ca nhất là Ngụy Văn Đế Tào Phi thời Tam Quốc.
Người tinh thông thi họa nhất là Tống Vi Tông Triệu Cát(Triều Bắc Tống), ông thiên về vẽ tranh hoa điểu.
Trong lịch sử Trung Quốc, nữ hoàng đế duy nhất là Võ Tắc Thiên (bà ta là hoàng hậu của Đường Cao Tông).
Mời các bạn đón đọc Đế Vương Trung Hoa của tác giả Nguyễn Tôn Nhan.
Chia sẻ ý kiến của bạn