Cuốn sách “Dịch học tinh hoa” (bản đầy đủ gồm 293 trang) của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần được xem là một bộ sách quý. Tuy nhiên Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chẳng ai hay bởi vì từ đời vua Phục Hy tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch mà ông vua thần thoại này xuất hiện cách đây hàng hàng nghìn năm hay hàng vạn năm chưa có gì chứng thực. Chỉ biết rằng trải qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung, lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, vì chỉ đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý. Đời nhà Tống, khi viết lời tựa cho việc xuất bản Kinh Dịch, Trình Di đã phải thốt lên “Thánh nhân lo cho đời sau như thế có thể gọi là tột bậc!”.

Kể cũng lạ thật, người xưa cho rằng: “Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ âm dương mà thôi…”. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh là suy, chẳng tiến là lui, chẳng mặn là nhạt, chẳng nóng là mát, chẳng nhanh là chậm.

Trong hoạt động của con người, âm dương luôn biến động song vẫn tạo được thế cân bằng nhờ sự tự điều chỉnh của cơ thể, nếu không sẽ sinh bệnh. Trong hoạt động xã hội, cái thế của nó là dịch, cái lý của nó là đạo, cái dụng của nó là thần, âm dương khép ngỏ là dịch, một khép một ngỏ là biến. Dương thường thừa, âm thường thiếu, đã không bằng nhau thì sẽ sinh muôn vàn biến đổi. Đạo trong gầm trời này chỉ là thiện ác nhưng cái thời cái cơ của mỗi người mỗi lúc là không giống nhau. Phải hiểu sâu sắc tu, tề, trị, bình thì mới quản lý được xã hội, mới giữ gìn được giang




Càng đọc Kinh Dịch tôi càng thấy không thể đọc vội vã như xem tiểu thuyết. Nên đọc dần từng đoạn vào lúc yên tĩnh, lúc tâm hồn yên ả, thanh thoát thì đạo lý mới lưu thông, nghĩa tình mới bao quát. Khổng Tử bảo là phải “học Dịch” (chứ không phải “đọc Dịch”) kể thật chí lý!

Nhưng thời gian quá ít, học vấn có hạn nên hấp thụ chưa được bao nhiêu, chỉ thấy lý thú mà viết nên những dòng này, mong nhiều người tìm mua, tìm đọc. Tiếc rằng sách in quá ít (1000 bản) giá bán quá cao (60 nghìn đồng),liệu mấy ai mua được đọc được?

Xin nêu lên vài điều tâm đắc khi bước đầu học




Trong quẻ Kiền có lời Kinh: “Thượng hạ vô thưởng, phi vi tà dã: tiến thoái vô hằng, phi ly quần dã”… (lên xuống bất thường, không làm điều xấu, tiến lui không nhất định, đừng xa rời quần chúng…). Trong quẻ Truân có lời Kinh: “Tuy bàn hoàn chỉ hành chính dã. Di quý hạ tiện, đại đắc dân dã…” (tuy gian truân có chí sẽ làm nên, là người hiền chịu dưới kẻ hèn nhưng rồi sẽ được dân tin…). Trong quẻ Mông có lời Kinh: “Lợi dụng hình nhân, dĩ chính pháp dã…”

Quẻ Nhu có lời Kinh: “Nhu, hữu phu, quang hanh,trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên…” (Mềm mỏng nếu có lòng tin sẽ sáng láng hanh thông chính bền là tốt có lợi cho việc vượt sông lớn…). Quẻ Tụng có lời Kinh:”Tụng nguyên cát, dĩ trung chính dã” (Trong thì nghe không lệch, chính thì xét xử hợp tình)…

Trong thời buổi cái đúng cái sai còn lẫn lộn, người tốt người xấu chưa tường minh, khó chung khóriêng đầy rẫy, nhưng cái gốc của dân mãi mãi là tốt, đường lối đi lên đã được mở, tôi mong sao mỗi người hàng ngày có chút thời gian bình tâm đọc Kinh Dịch, nghe lời người xưa mà ngẫm chuyện ngày nay, nghe lời thiện mà tránh điều ác, nghe lời nhân mà làm điều nghĩa.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.