Paris 1931. Một cuộc đời được dựng nên qua các mảnh ký ức. Cô bé Ethel thăm triển lãm thuộc địa cùng ông chú họ. Cuộc sống đầy đủ trong gia đình dân gốc đảo Maurice. Chủ nghĩa Đức quốc xã. Gia đình sa sút. Mối tình đầu. Chiến tranh. Cuộc trốn chạy về miền Nam nơi cơn đói khát hiện hữu. Tất cả đẩy một thiếu nữ, dù không muốn, trở thành anh hùng khi vừa tròn đôi mươi.

Lối viết thi vị nhưng tái hiện đầy sức nặng hình ảnh nước Pháp trước ngưỡng cửa một đoạn lịch sử cùng cực, đã khiến Điệp khúc cơn đói trở thành một trong những tác phẩm đặc biệt nhất, gây xúc động nhất của nhà văn giành giải Nobel 2008.

***

Ở Việt Nam, J. M. G. Le Clézio được biết đến từ những năm 1960 với các tập truyện ngắn và tiểu thuyết đã được dịch (trong tổng số hơn 60 tác phẩm) như:




  • Vòng xoáy
  • Người chưa bao giờ thấy biển
  • Những nẻo đường đời và những bản tình ca khác
  • Sa mạc
  • Điệp khúc cơn đói
  • Bão
  • Lũ mục đồng

Từ tác phẩm đầu tiên Le Procès-verbal (Biên bản) cho đến khoảng cuối thập niên 1970, Le Clézio từng có một thời theo đuổi lối viết thể nghiệm về hình thức, gần gũi với phong trào “Tiểu thuyết mới”, không dễ đọc. Nhưng dõi theo con đường viết của ông, nhất là những tập truyện gần đây, thì càng ngày càng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong lối viết. Hướng đến sự giản dị, chân phác về hình thức kể chuyện, giữ được sự tinh tế trong ngôn từ song vẫn không ngừng nuôi dưỡng những tầng sâu xúc cảm, triết lí.

Tám câu chuyện của Lũ mục đồng giống như những câu chuyện cổ tích, đôi khi lan man chảy trôi trong dòng xúc cảm sống tuôn trào mãnh liệt của tâm hồn thơ trẻ, dường như không hướng đến một sự kết thúc khô cứng nào. Con chữ ngưng lại, trang giấy đóng vào, nhưng đâu đó trong những giấc mơ, dòng xúc cảm ấy vẫn âm thầm chảy, bầu khí quyển trong thế giới của những đứa trẻ vẫn âm thầm ôm ấp, xoa dịu, làm ấm lòng.

Riêng có chất thơ lãng mạn bay bổng là hồ như xuyên suốt những trang viết của ông. Có thể bởi, với Le Clézio chất thơ đã trở thành một tâm thế để sống, để cảm và là phương thức gần gũi, giản dị nhất để chia sẻ những giấc mơ. Cũng như biển, chất thơ trong cốt tủy đời sống tự nguyên thủy chưa từng thay đổi.




Khi trao giải Nobel năm 2008 cho Le Clézio, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã ca ngợi ông là “tác giả của những hành trình mới”, “người khai phá cái nhân văn bên dưới và vượt ra ngoài nền văn minh thống trị”. Nhưng có lẽ nên nói rằng, bởi những giấc mơ đe dọa đến lí trí và trật tự đạo đức, nên bị kiểm duyệt và khuôn phép xã hội “khóa chặt trong nhà ngục của sự câm lặng, bị ném vào hầm tù của ký ức.

Những giấc mơ là ngọn lửa bị giấu kín mà con người phải tìm cách lấy lại để phát lộ phía khác của bản ngã chính mình, để đạt đến một sự tự do đích thực. Nhà văn hiểu rằng, đơn giản mình chỉ cần làm một điều, đó là trả lại cho việc mơ sự tự do mà chúng cần có.

Cả nhà văn, nhân vật, cũng như người đọc đôi khi chẳng khác nào đang làm một chuyến vui chơi nho nhỏ “đi ngắm nhìn phía bên kia quả đồi” đấy thôi.

***
Ethel. Cô bé đang đứng trước lối vào công viên. Bây giờ là buổi chiều tối. Ánh sáng dìu dịu, màu ngọc trai. Có lẽ sắp có giông trên sông Seine. Cô bé nắm thật chặt tay ông Soliman. Cô bé vừa tròn mười tuổi, vẫn còn thấp bé, đầu Ethel mới chỉ cao ngang hông người đàn ông, là ông trẻ của cô bé. Phía trước họ, nom như có một thành phố nằm giữa những cây đại thụ của khu rừng Vincennes, người ta trông thấy nào tháp, nào tòa, nào vòm. Trên những đại lộ vây quanh, đám đông chen chúc nhau. Đột nhiên, cơn mưa rào ập xuống, cơn mưa ấm nóng làm bốc lên một làn hơi nước bao trùm thành phố. Chỉ trong chốc lát, hàng trăm cây dù màu đen bật mở. Người đàn ông quên không đem theo cây dù của mình. Trong khi những giọt mưa lớn bắt đầu rơi xuống, ông lưỡng lự. Nhưng Ethel vẫn kéo tay ông, và hai ông cháu cùng nhau băng qua đại lộ, chạy về phía mái vẩy của lối vào, đứng trước những cỗ xe ngựa chở khách thuê và dãy ô tô. Cô bé kéo tay trái ông, ông cụ dùng tay phải giữ cho chiếc mũ màu đen ngay ngắn trên cái đầu nhọn của mình. Khi ông chạy, chòm râu xám bên má bay phất phơ theo từng nhịp bước khiến Ethel bật cười. Thấy cô bé cười, ông cũng bật cười theo, đến mức phải dừng lại trú dưới một cây dẻ.
Đó là một nơi rất tuyệt. Ethel chưa từng nhìn thấy, cũng chưa từng mơ đến thứ gì tương tự. Đi hết lối vào, bước qua cửa ô Picpus, họ men dọc theo tòa nhà viện bảo tàng, đằng trước có đám đông đang chen lấn. Ông Soliman không quan tâm. “Viện bảo tàng thì xem lúc nào chả được”, ông bảo vậy. Ông đã có sẵn trong đầu một dự định. Chính vì thế ông muốn đến đây cùng Ethel. Cô bé đã cố gắng tìm hiểu, từ nhiều ngày qua em đã gặng hỏi ông. Cháu láu lỉnh lắm, đó là câu ông đã nói với cô bé. Em biết cách dò hỏi khéo léo. “Nếu đó là một điều bất ngờ, ta biết nói gì với cháu bây giờ? Nói ra thì còn gì là bất ngờ nữa?” Ethel lại tiếp tục nài nỉ. “Ít ra ông cũng cho cháu đoán thử xem.” Sau bữa tối, ông ngồi trên ghế bành hút xì gà. Ethel thổi bay đám khói xì gà. “Cái đó có ăn được không ạ? Có uống được không? Một chiếc váy dài tuyệt đẹp chăng?” Nhưng ông Soliman vẫn cương quyết không tiết lộ. Ông hút xì gà và uống rượu cô nhắc như mọi tối. “Ngày mai cháu sẽ biết.” Ethel, sau cuộc nói chuyện đó, không thể chợp mắt. Cả đêm em trằn trọc trở mình trên chiếc giường nhỏ bằng kim loại kêu kèn kẹt. Mãi đến buổi bình minh em mới thiếp đi và khó khăn lắm mới thức dậy được vào lúc mười giờ, khi mẹ em tới đón qua nhà các cô dùng bữa trưa. Ông Soliman vẫn chưa thấy tới. Thế nhưng đại lộ Montparnasse không xa phố Cotentin là mấy. Cách có mười lăm phút đi bộ, mà ông Soliman lại đi bộ rất cừ. Ông bước rất thẳng, chiếc mũ đen bắt chặt vào đầu, cùng cây can mũi bịt bạc không hề chạm đất. Bất chấp tiếng ồn ào ngoài phố, Ethel nói em nghe thấy tiếng chân ông từ đằng xa, tiếng động nhịp nhàng của đôi gót ủng bằng sắt gõ trên vỉa hè. Em bảo tiếng động ấy giống như tiếng vó ngựa. Em thích so sánh ông Soliman với ngựa, và điều đó cũng không khiến ông phật ý, thi thoảng, bất chấp cái tuổi tám mươi của mình, ông nhấc bổng em lên vai để đi dạo trong công viên, và bởi ông rất cao lớn, em có thể chạm tới những cành cây sà xuống thấp.
Cơn mưa đã tạnh, họ nắm tay nhau bước tới bờ hồ. Dưới vòm trời xám xịt, hồ có vẻ rất rộng, cong cong, trông giống một đầm lầy. Ông Soliman thường nhắc đến những cái hồ và miền đất trũng khi xưa ông đã tới, tận bên châu Phi, thời ông còn là bác sĩ quân y đóng quân tại phần lãnh thổ Công gô thuộc Pháp. Ethel thích nghe ông kể chuyện. Ông Soliman cũng chỉ kể chuyện cho mình em nghe. Tất cả những gì em biết về thế giới này đều thông qua những chuyện ông đã kể cho em. Trên mặt hồ, Ethel nhận thấy vài con vịt, một con thiên nga lông ngả vàng có vẻ buồn chán. Họ đi qua trước một hòn đảo bên trên có xây một ngôi đền Hy Lạp. Đám đông chen lấn để vượt cây cầu gỗ và ông Soliman hỏi, nhưng rõ ràng chỉ để yên tâm: “Cháu có muốn…?” Quá đông đúc, và Ethel kéo tay ông trẻ. “Không ạ, không ạ, chúng ta hãy lập tức đến Ấn Độ thôi!” Họ đi men theo bờ hồ theo hướng ngược lại với dòng người. Đám đông rẽ ra trước người đàn ông cao lớn vận áo khoác dài, đầu đội mũ kiểu cổ, và cô bé tóc vàng diện cái váy dài xếp nếp, mang giày cao cổ. Ethel hãnh diện khi đi cùng ông Soliman. Em có cảm tưởng đang đi cùng một người khổng lồ, một người có thể khai thông lối đi trong bất cứ sự hỗn loạn nào của thế giới.
Lúc này, đám đông di chuyển theo chiều ngược lại, về phía cuối hồ. Vươn cao trên những rặng cây, Ethel nhìn thấy những tòa tháp lạ mắt, màu xi măng. Em chật vật lắm mới đánh vần được cái tên ghi trên một tấm biển:
“Ang… kor…
– Vat! ông Soliman nói nốt. Angkor Vat. Đây là tên một ngôi đền của Campuchia. Trông có vẻ giống đấy nhưng trước hết, ta muốn chỉ cho cháu thấy cái này.” Ông đã có sẵn trong đầu một dự định. Vả lại, ông Soliman không muốn đi cùng hướng với đám đông. Ông dè chừng những chuyển động mang tính tập thể. Ethel thường được nghe người khác nói về ông trẻ em: “Một người thật kỳ quặc.” Mẹ em bênh vực ông, chắc chắn bởi ông là chú ruột của bà: “Ông cực kỳ dễ mến.”
Ông đã nuôi dạy bà rất nghiêm khắc. Khi cha bà qua đời, chính ông đã nhận bà về nuôi. Nhưng bà không gặp ông thường xuyên, ông luôn ở xa, tận đầu kia thế giới. Bà quý mến ông. Có lẽ bà còn cảm động hơn bởi người đàn ông già cả này vô cùng yêu chiều Ethel. Như thể bà được chứng kiến trái tim ông rốt cuộc đã rộng mở, vào đoạn cuối của một cuộc đời đơn độc và chai sạn.
Cạnh đó, một con đường dẫn ra xa khỏi bờ sông. Người đi dạo mỗi lúc một vãn đi. Một tấm biển đề: CÁC THUỘC ĐỊA CŨ. Bên dưới là những cái tên, Ethel chậm rãi đọc:
RÉUNION
 

Mời các bạn đón đọc Điệp Khúc Cơn Đói của tác giả J. M. G. Le Clézio & Bằng Quang (dịch).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *