Độn bốc thần toán ( Bói tiên, bói dịch và độn quỷ toán )
PHI LỘ
Về Dịch-học (Độn toán) của các nhà học thuật cổ phương Đông, có nhiều môn rất ly kỳ, tiền-tri được cả số mệnh, và hơn nữa, tiền-tri được cả Đại Cục.
Cụ Trạng-Trình, Nguyễn-Binh-Khiêm đã nghiên cứu bộ Thái-Ất-Thần-Kinh rồi để lại bao nhiêu lời tiên-trễ, cùng sấm ký rất lạ lùng và lĩnh-nghiệm.
Với những việc “biết cách bức ấy ngày nay có người cho là huyền-hoặc vỡ-lý: nhưng nếu ta chịu đi sâu vào các môn ấy, và chiêm-nghiệm nhiều, thì chắc cũng không còn hoài- nghi nữa.
Đức Thánh Khổng Tử, khi tuổi đã già còn nói: “Giá cho ta thêm được mấy năm nữa để ta học Dịch cho chọn vẹn, thi khả đi không có điều làm lớn.”
Tuy vậy Ngài cũng đã thu thập các sách vở cũ, soạn ra bộ Kinh-Dịch rất có giá trị. Chỉ suy dịch- lý mà biết được sự cấu tạo của muôn vật và độ số biến chuyển của vũ trụ.
Sách có câu : “Dịch vi quân từ mưu, bất vi tiểu nhân mưu” (1) đủ biết Ngài cho môn dịch có giá-trị là nhường nào.
Kinh thư cũng nói : “Như tắc hữu đại nghi, mưu cập nãi tâm, mưu cập khanh-sỹ, mưu cập thử nhân, mưu cập bốc-phê, (1) như vậy tỏ ra cổ-nhân cũng thận trọng lắm. Không phải bạ lúc nào cũng bói toán đâu, trừ khi có việc lớn, khó giải-quyết, mới xem đèn boc-phc.
Thời xưa, các triều vua, thường dùng Quan Thái-Bốc, tỉnh thông Độn-Toán, để giúp nhà vua trong các việc về nội trị, ngoại giao v.v… Môn này thuộc về tâm-học, phải công phu suy nghĩ, mất nhiều thì giữ lắm, mới thấu triệt nổi, cho nên ít mấy ai học được đến chỗ tinh vi.
Ngày nay có một số người, mới học truyền-khẩu được ít cầu, đã vội dùng môn này làm cần câu gạo, do đó làm mất ảnh hưởng nhiều về các môn Độn-Toán của các bậc tiền-bối tiên tri.
Một phần nửa, nhu-học cũng mỗi ngày một cạn, cho nên có khi còn sách mà không thể hiểu được. Nay còn giữ được ít sách vở cổ truyền, chúng tôi xin lạm dịch ra, để cung các quý độc giả, cùng nghiên cứu chúi và Độn-Toán. Và để biết qua môn học ly kỳ của các nhà học-thuật có phương Đông.
Viết tại Xuân-Cầu mùa hè Nam Nhâm-Thìn 1952
SOẠN GIẢ CẦN ĐỀ
Chia sẻ ý kiến của bạn