Thế giới hội nhập và những cơ chế có phần cởi mở, khuyến khích của Việt Nam với việc đầu tư và gia nhập thị trường thế giới, nhiều doanh nhân muốn vươn mình ra “biển lớn” để cạnh tranh và tự khẳng định. Song chỉ có một số ít trong đó có thể bứt phá khỏi “những lũy tre làng”. Sự thất bại của nhiều doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, lối tư duy dập khuôn, sáo mòn. Họ nhìn thấy những điểm yếu của mình nhưng lại không chịu thay đổi tư duy cá nhân để thực sự giải quyết các vấn đề ấy.

“Tư duy này rất cần cho doanh nhân Việt vì nó phải khác hẳn những gì họ đã học, đã quen và đã tạo sự thành công cho họ ở quê nhà. Tư duy này rất cần vì nó đem lại cho doanh nghiệp sự trung thực và minh bạch, cũng như những chuẩn mực đạo đức kỹ cương, để thành công bền vững. Tư duy này sẽ giúp họ vựơt qua những định kiến sai lầm về thất bại nghèo khó, sáng tạo hay cách giao tiếp với đối tác, khách hàng và đối thủ.

Một thí dụ nhỏ nhoi: nếu bạn hỏi một doanh nhân Việt là làm ngành gì dễ làm nhất trong kinh doanh, có lẽ họ sẽ trả lời là mở quán ăn. Đây lại là một công việc hết sức khó khăn tại Mỹ vì những đòi hỏi về luật lệ, vì sức cạnh tranh rất cao, vì sự khó tính của khách hàng. Trong khi đó, nếu hỏi một doanh nhân Mỹ là ngành gì dễ thực hiện nhất khi khởi nghiệp, họ sẽ nói là ngành báo chí, xuất bản… vì hiến pháp Mỹ cấm nhà nước không được động đến ngành nghề này (do đó, bạn không cần phải xin phép để làm).




Tại Mỹ, những quy tắc về quản trị, về quan hệ với quan chức, về tiếp thị, về gây vốn, về pháp lý, về nhân viên, về chất lượng sản phẩm, về phí tổn điều hành… gần như ngược lại tất cả những gì hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Môi trường kinh doanh tại Trung Quốc thì gần gũi hơn với xứ ta, nhưng tôi không nghĩ một doanh nghiệp lớn, nhỏ nào của Việt Nam có thể cạnh tranh hữu hiệu tại sân chơi của họ.” (- Alan Phan)

Cuốn sách “Đừng hoang tưởng về biển lớn” – TS Alan Phan là những góc nhìn gần, thực tiễn về “biển lớn”, là tập hợp những trải nghiệm được rút ra từ suốt cuộc đời hơn 40 năm bôn ba khắp năm châu làm ăn kinh tế của ông. Vẫn là văn phong sâu lắng, nhưng không kém phần hóm hỉnh, viết về kinh tế mà sinh động, thú vị, chứ không hề cứng nhắc khô khan, vốn đã thân quen với những độc giả “ruột” của Góc nhìn Alan.

“Khi tư duy mình không còn những hoang tưởng hời hợt và những lạc quan phi lý về biển lớn, thì khi đó chúng ta mới đủ bình tĩnh và nghiêm túc để phác họa một chương trình ra khơi thực tế, khả thi.” (- Alan Phan)

***

Bộ sách Góc Nhìn Alan gồm có:

  • Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí
  • Đừng Hoang Tưởng Về Biển Lớn
  • Dành Tặng Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu
  • 42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc
  • Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam
***
Một bài viết gần đây trên Vietnamnet ghi nhận là có đến 92% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ ước muốn được tiếp cận thị trường thế giới hay còn gọi là “tìm đường ra biển lớn”. Các doanh nhân này liệt kê những lo sợ và khuyết điểm của mình trên đấu trường mới, gồm việc thiếu vốn, thiếu quan hệ, thiếu công nghệ, thiếu thương hiệu, thiếu hiểu biết về luật lệ và phương thức quản trị. Tuy nhiên, không có người nào nói ra một điều mà tôi cho là quan trọng nhất: thay đổi cái TƯ DUY cá nhân để có được nội lực mà giải quyết các vấn đề trên.

Tư duy này rất cần cho doanh nhân Việt vì nó phải khác hẳn những gì họ đã học, đã quen và đã tạo sự thành công cho họ ở quê nhà. Tư duy này rất cần vì nó đem lại cho doanh nghiệp sự trung thực và minh bạch, cũng như những chuẩn mực đạo đức kỷ cương để thành công bền vững. Tư duy này sẽ giúp họ vượt qua những định kiến sai lầm về thất bại, nghèo khó, sáng tạo hay cách giao tiếp với đối tác, khách hàng và đối thủ.

Một thí dụ nhỏ nhoi: nếu bạn hỏi một doanh nhân Việt là làm ngành gì dễ làm nhất trong kinh doanh, có lẽ họ sẽ trả lời là mở quán ăn. Nhưng đây lại là một công việc hết sức khó khăn tại Mỹ vì những đòi hỏi về luật lệ, vì sức cạnh tranh rất cao, vì sự khó tính của khách hàng. Trong khi đó, nếu hỏi một doanh nhân Mỹ là ngành gì dễ thực hiện nhất khi khởi nghiệp, họ sẽ nói là ngành báo chí, xuất bản… vì hiến pháp Mỹ cấm nhà nước không được động đến ngành nghề này (do đó, bạn không cần phải xin phép để làm).

Tại Mỹ, những quy tắc về quản trị, về quan hệ với quan chức, về tiếp thị, về gây vốn, về pháp lý, về nhân viên, về chất lượng sản phẩm, về phí tổn điều hành… gần như ngược lại tất cả những gì hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Môi trường kinh doanh tại Trung Quốc thì gần gũi hơn với xứ ta, nhưng tôi không nghĩ một doanh nghiệp lớn, nhỏ nào của Việt Nam có thể cạnh tranh hữu hiệu tại sân chơi của họ.

Thêm vào đó, chia sẻ những trải nghiệm khi ra biển lớn của tôi với các bạn là một niềm vui vì tôi không muốn thấy các bạn lại vấp những sai lầm, thất bại mà tôi đã từng trải bao nhiêu năm trước. Khi tư duy mình không còn những hoang tưởng hời hợt và những lạc quan phi lý về biển lớn, thì khi đó chúng ta mới đủ bình tĩnh và nghiêm túc để phác họa một chương trình ra khơi thực tế, khả thi.

Sau cùng, tôi xin được cảm ơn anh Nguyễn Hồ, chị Diệp Thương đã giúp tôi rất nhiều trong việc hiệu đính và hoàn chỉnh tập sách này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Sách Thái Hà và Nhà xuất bản Lao động đã giúp tay để đem cuốn sách này đến với độc giả trên toàn quốc.

Mong các bạn sẽ vượt trội và đạt những đỉnh cao mới, những thành tích mới trên sân chơi bằng phẳng và rộng lớn của thế giới toàn cầu.

Sài Gòn, 28 tháng 4 năm 2011

Alan Phan

Mời các bạn đón đọc Đừng Hoang Tưởng Về Biển Lớn của tác giả Alan Phan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *