Hai anh em sinh đôi. Một ngoại hình. Hai tính cách. Dẫn đến hai cuộc đời đối lập. Và giông tố cũng từ đây nổi lên khi một dòng nước lạc tìm cách chen vào một bến đỗ đã bình yên.

***
Chiếc xe nhà của ông Đại, giám đốc hãng Hồng Tân, vừa đỗ trước cửa thì Lý đã ngắt nhỏ Huệ:

– Khổ quá! Đã tám giờ rồi mà sao Mỹ Dung chưa tới? Ông giám đốc đến kìa, không thấy Mỹ Dung chắc ông sẽ tức giận mà rầy cả tụi mình cho xem.




Cúc vừa đánh máy vừa nói:

– Làm việc đi các chị. Nếu không lại bị la cả đám. Không hiểu Mỹ Dung có bị bệnh không mà giờ này vẫn chưa thấy tới?

Ông Đại đã vào đến chỗ ba cô thư ký. Họ cắm cúi làm việc như không để ý đến những gì đã xảy ra quanh họ.




Ông Đại đi thẳng vào văn phòng. Cúc đợi ông đi khỏi liền nói:

– Hú vía, ông ấy không để ý đến sự chậm trễ của Mỹ Dung. Tội nghiệp Mỹ Dung quá, độ rày trông nó bơ phờ như kẻ mất hồn.

Lý nhún vai:




– Ai bảo yêu cái thằng lưu manh ấy cho khổ.

Huệ nói:

– Các chị đừng nói như thế. Ai ở trong cuộc đời mới biết. Chị chớ nên bảo Mỹ Dung yêu thằng lưu manh Mỹ Dung nghe được sẽ buồn rầu, tội nghiệp.

***
Làng văn, làng báo Sài Gòn những năm 50-60 thế kỷ 20, Bà Tùng Long là một cái tên nổi tiếng. Tên thật của bà là Lê Thị Bạch Vân (1915-2006). Bà từng đi dạy Pháp văn, Việt văn ở các trường Tân Thịnh, Đạt Đức, Les Lauriers ở Sài Gòn, làm thư ký tòa soạn một số tờ báo và bắt đầu viết văn từ những năm 1953.




Bà nổi tiếng với những tiểu thuyết về đề tài xã hội có nhân vật chính là người phụ nữ. Bà Tùng Long cũng là cây bút quen thuộc trên các báo như Sài Gòn Mới, Tiếng Vang, Phụ nữ Ngày mai, Phụ nữ Diễn đàn, Văn nghệ Tiền phong…

Trong cuốn hồi ký của mình, bà viết: “Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi”. Dù chỉ nhận viết văn là nghề tay trái, nhưng bà đã cho ra đời 400 truyện ngắn, và 68 tiểu thuyết – một lượng tác phẩm lớn với sức làm việc đáng nể, nếu không muốn nói là sức lao động phi thường.

Với Bà Tùng Long, viết văn là niềm vui lớn nhất đời. Sau năm 1975, nhiều tiểu thuyết của Bà Tùng Long được in và đông đảo công chúng đón nhận.

Một số tác phẩm của tác giả Bà Tùng Long:

  • Đường tơ đứt nối
  • Bên hồ Thanh Thủy
  • Một vụ án tình
  • Những ai gieo gió
  • Bóng người xưa
  • Người xưa đã về
  • Đời con gái
  • Duyên tình lạc bến
  • Con đường một chiều
  • Hồi ký Bà Tùng Long
  • Một lần lầm lỡ
  • Mẹ chồng nàng dâu
  • Nẻo về tình yêu
  • Nhị Lan
  • Giang San Nhà Chồng
  • Chúa tiền Chúa bạc
  • Định mệnh

Mời các bạn đón đọc Duyên Tình Lạc Bến của tác giả Bà Tùng Long.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.