Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc , nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.
Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.
Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Di sản.
Bộ sách Góc nhìn sử Việt gồm có:
– Việt – Hoa bang giao sử – Huyền Quang – Xuân Khôi – Đạt Chí
– Cần Vương – Lê Duy Mật Kháng Trinh – Phan Trần Chúc
– Trần Hưng Đạo – Hoàng Thúc Trâm
– Quang Trung – Hoa Bằng
– Lương Ngọc Quyến – Đào Trinh Nhất
– Nữ tướng thời Trưng Vương – Nguyễn Khắc Xương
– Cao Bá Quát – Trúc Khê
– Lê Thái Tổ – Nguyễn Chánh Sắt
– Nhà Tây Sơn – Tạ Quang Phát
– Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký – Phan Chu Trinh
– Thi tù tùng thoại – Huỳnh Thúc Kháng
– Việt – Pháp bang giao sử lược – Phan Khoang
– Việt – Hoa thông sứ sử lược
– Bế Lãng Ngoạn, Lê Văn Hòe
– Việt Nam ngoại giao sử – Ưng Trình
– Sử ký Đại Nam Việt – Khuyết Danh
Ngô Quyền sinh năm 897, quê Đường Lâm. Ngay từ nhỏ, ông sớm tỏ rõ ý chí phi thường, trí óc thông minh, thân thể cường tráng. Sau này, cha con Ngô Quyền theo về dưới trướng Dương Đình Nghệ, đánh đuổi quân Nam Hán.
Cha mất, Ngô Quyền được uỷ làm Thứ sử ái Châu. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ rồi thông mưu với giặc Nam Hán. Hơn một năm sau, Ngô Quyền tiến quân chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn.
Năm 938, Vua Nam Hán cho Hoằng Tháo dẫn quân xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy tài tình, mưu lược hơn người của Ngô Quyền, quân và dân nước Việt đã làm nên một chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại, chôn vùi âm mưu thôn tính nước ta của bọn xâm lược phương Bắc.
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập đô ở Cổ Loa.
Trích lời tựa
Trích Lời tựa: “Quyển sách này cũng khởi đầu bằng một ảo ảnh: một chàng thanh niên qua chuyến đò ngang trong đám sương mù để đến thành Đại La, đương còn ở dưới quyền đô hộ của quân Tàu; và sau cùng lại kết thúc cũng bằng một ảo ảnh: một đứa bé bước trong ánh nắng bình minh, tay kẹp thanh gươm quá nặng đối với sức nó, thanh gươm đã thắng quân Nam hán trong trận Bạch Đằng mà nó vừa xin được…”.
Về công trạng của Ngô Vương Quyền theo nhà Sử học Lê Văn Hưu: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.”
Nhà Sử học Ngô Sĩ Liên đã bình như sau: “Tiền Ngô (Vương) nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương. Nhưng hưởng nước không được lâu, chưa thấy hiệu quả trị bình, đáng tiếc thay!”.
Tác giả: Trần Thanh Mại (1911-1965). Sinh ra trong một gia đình quan lại tại Huế. Ông học chữ Pháp, đậu tú tài và viết báo, làm văn từ năm 1930. Ông đã viết cho tờ Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn. Trong thời kỳ kháng chiến, ông làm giáo viên văn học ở trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Hòa bình lập lại, ông là một trong những người phụ trách tạp chí Giáo dục nhân dân. Sau đó, ông về làm công tác nghiên cứu phê bình ở Viện Văn học. Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu có giá trị về Hồ Xuân Hương, Tú Xương. Tác phẩm tiêu biểu: Ngọn gió rừng, Trong dòng sông Vị, Đời văn, Hàn Mặc Tử, Tuy Lý Vương, Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương, Tú Xương, con người và nhà thơ, Ngô Vương Quyền.
Đây là cuốn sách của NXB Tân Việt xuất bản năm 1957. Hiện đã được NXB Hồng Đức tái bản.
Chia sẻ ý kiến của bạn