Tôi bị thu hút bởi Hồ Chí Minh từ giữa những nǎm 1960 khi còn là một cán bộ ngoại giao trẻ tuổi làm việc tại toà đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tôi lấy làm khó hiểu khi thấy những du kích Việt cộng chiến đấu trong rừng tỏ ra có kỷ luật và năng động hơn đội quân chính phủ Nam Việt, đồng minh của chúng tôi. Tìm hiểu vấn đề, tôi được giải thích, đó là do vai trò của người sáng lập và nhà chiến lược cựu trào bậc thầy cách mạng Việt Nam – Hồ Chí Minh. Sau khi thôi phục vụ trong chính quyền Hoa Kỳ theo đuổi sự nghiệp khoa học, tôi có ý định viết một cuốn tiểu sử về con người kỳ lạ này. Nhưng ngay lập tức tôi nhận ra, trong bối cảnh lịch sử thời kỳ đó, chưa thể có đầy đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin. Vì thế tôi đành bỏ ý định, cho mãi đến những năm gần đây, thế giới trở nên cởi mở hơn, các nguồn tin tràn đầy vì thế đã thúc đẩy tôi bắt tay vào công việc khó khăn này.
Trong quá trình hoàn thành cuốn sách, tôi đã phải mất hơn hai thập niên trăn trở, nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bè bạn cùng các quỹ của các cơ quan và hội đoàn. Quỹ nghiên cứu của trường College of Liberal Arts cũng như của Institute for the Art & Humanistic Studies thuộc trường Pennsylvania State University đã tài trợ kinh phí những lần tôi sang Pháp và Việt Nam để thực hiện đề tài nghiên cứu. Thông qua trợ lý Mark Side của Ford Foundation, tôi hân hạnh được tháp tùng Marilyn Young và A. Tom Grunfeld trong chuyến đến Hà nội năm 1993 để tìm hiểu mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Hoa Kỳ. Nhân đây tôi cũng xin cám ơn Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Chương trình trao đổi Khoa học Đông Dương của Ủy ban và Viện Mác-Lênin đã cấp học bổng tài khoá năm 1990 trong thời gian làm đề tài nghiên cứu. Khi tôi ở đó, Viện Sử Học, Viện Marx-Lenin đã tạo mọi điều kiện cho tôi được trao đổi, thảo luận các chủ đề khác nhau về Hồ Chí Minh và lịch sử cách mạng Việt Nam. Học viện Quan hệ Quốc tế đã tài trợ chuyến đi trước đó – 1985 – kể cả chuyến đi thú vị thăm làng Kim Liên, quê hương của Hồ Chí Minh. Trong số những cá nhân trợ giúp trong thời gian tôi nghiên cứu ở Hà nội, tôi chân thành cảm ơn Nguyễn Huy Hoan – Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nguyễn Thanh – Bảo tàng Cách mạng và Trần Thành – Viện Mác-Lênin, tất cả đồng ý trả lời những cuộc phỏng vấn chiếm nhiều thời gian. Tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, những nhà sử học Phùng Hữu Phú, Lê Mậu Hãn, Phạm Xanh và Phạm Công Tùng vui lòng dành cho tôi thời gian, cung cấp những tư liệu về đời sống và tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cố Viện trưởng Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Huy Giáp và Đặng Xuân Kỳ, khi đó là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội, vui lòng trả lời những câu hỏi của tôi đối với những hồi ức cá nhân của họ về chủ tịch Hồ Chí Minh. Đỗ Quang Hưng, Ngô Phượng Bá, Văn Tạo, Trần Hữu Định tại Viện Sử học và Lưu Doãn Huỳnh thuộc Viện Quan hệ Quốc tế đã không quản ngại thời gian giúp đỡ tôi khai thác những vấn đề then chốt trong đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng đặc biệt cám ơn ông Vũ Huy Phúc, đã kiên nhẫn và rất hiếu khách, ông vừa tháp tùng vừa là cộng sự trong chuyến thăm Việt Nam năm 1990. Mới đây, ông Hoàng Công Thuỷ thuộc Hội hữu nghị Việt-Mỹ đã giúp tôi tiếp xúc nhiều người và nhiều nguồn khác nhau khi tôi đi theo đường mòn Hồ Chí Minh. Dương Trung Quốc – chủ bút tạp chí Xưa Nay, cung cấp cho tôi một số tạp chí rất hữu ích. Nguyễn Quốc Uy thuộc Việt Nam Thông tấn xã đã vui lòng cho tôi được in lại trong cuốn sách này một số bức ảnh thuộc bản quyền Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tôi đã đi thăm một số thư viện và các kho lưu trữ khắp thế giới để tìm kiếm những thông tin về những chuyến đi của Hồ Chí Minh. Ở Hoa Kỳ, tôi cám ơn nhân viên Ban Đông Phương thuộc thư viện Quốc hội và Allan Riedy, giám đốc của Echols Collection tại Thư viện Kroch, Đại học Cornell. Tại Lưu trữ quốc gia Mỹ ở College Park, Maryland, John Taylor và Larry McDonald có những giúp đỡ giá trị trong việc tìm kiếm văn bản lưu trữ của O.S.S (Office of Straticgic Service – Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ) và các văn bản của Bộ Ngoại giao liên quan tới quan hệ Việt-Mỹ trong và sau Thế chiến II.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thư viện Quốc gia, Cục Lưu trữ Quốc gia Paris, đặc biệt Trung tâm Lưu trữ của Section Outre-Mer của tỉnh Aix-en của Pháp quốc. Trong chuyến thăm viếng Moscow năm 1990, Gennadi Maslov, Yevgeny Kobelev và Oxana Novakova đã có những buổi trao đổi rất hữu ích khi thảo luận những vấn đề về mối quan hệ của Hồ Chí Minh trong những năm sống ở Liên xô, đồng thời Sophia Quinn-Judge và Steve Morris đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý giá mà họ đã thu thập được trong kho lưu trử của Đệ Tam Quốc tế. Lê Hiển Hoành của Bảo tàng Cách mạng tỉnh Quảng Châu đã cung cấp những kết quả nghiên cứu của chính ông về những năm tháng HCM sống trong thành phố và đưa tôi đi thăm quan một cơ sở đào tạo thú vị mà trước kia ông đã từng tham gia giảng dạy bẩy mươi năm về trước.
Tôi cũng cám ơn Tào Binh Vị và Diệp Hân tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh qua cuộc phỏng vấn tốn nhiều thời gian năm 1987 về những mối quan hệ Hoa-Việt. Bob O’Hara đã giúp tôi thu thập những tài liệu liên quan từ Cục lưu trữ Quốc gia ở London. Trong việc nghiên cứu, tôi rất vui vì có nhiều cách khác nhau để tiếp cận mà tôi là người đại diện. Tôi cũng cám ơn giáo sư Laura Tabili, Đại học Arizona, đã cung cấp những chỉ dẫn trong việc tìm kiếm những nguồn thông tin khác trong những năm Hồ Chí Minh sống ẩn dật ở Anh, cũng như nhân viên chi nhánh Hong Kong thuộc Cục Lưu trữ Quốc gia Anh tạo điều kiện cho tôi sử dụng những tài liệu lưu trữ liên quan tới thời kỳ Hồ Chí Minh bị tù ở đó vào đầu thập niên 1930. Đại sứ T.N. Kaul cũng giúp ích cho tôi trong việc trao đổi những kỷ niệm của ông về cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chu Ân Lai mùa hè năm 1954.
Tôi cũng chịu ơn một số học giả, những nhà nghiên cứu, những người đã chia sẻ sự quan tâm của tôi về Hồ Chí Minh và lịch sử cách mạng Việt Nam. Trong một số trường hợp, danh sách tên của họ khá dài, vì nhiều người trong số này cung cấp cho tôi những tài liệu cốt lõi, hoặc truy cập những nghiên cứu của chính họ trong những chủ đề liên quan. Dù sao, tôi cũng muốn đưa tên của họ vào trong cuốn sách này. Ở Hoa Kỳ, Douglas Pike và Steve Denny thuộc Lưu trữ Đông Dương, bây giờ làm việc tại Texas Tech University, đã có những gợi ý bổ ích trong lần đi thăm đầu tiên kho lưu trữ của họ đặt ở Berkeley. Ngoài ra còn có King C. Chen, Stanley Karnow, Bill Turley, Gary Tarpinian và Mai Elliott. John McAuliff thuộc chương trình Hòa giải Hoa Kỳ-Đông Dương, rất hảo tâm mời tôi tham dự hội nghị cựu chiến binh Việt Minh và Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Koa Kỳ (OSS) tổ chức tại Hampton Bays, New York, năm 1998. Trong số người tham dự hội nghị này có Frank White, Henry Prunier, Carlton Swift, Mac Shinn, Frank Tan, George Wicks, Ray Grelecki và Charles Fenn, cũng như một đoàn đại biểu cựu chiến binh Việt Minh và những học giả cũng tham dự, đã chia sẻ những những kinh nghiệm thú vị, quý báu của chính họ trong thời kỳ đó cho tôi. Trong một dịp trước đó, tôi may mắn được thảo luận về Hồ Chí Minh với Archimedes (Al) Patti, mà ký ức của ông đã được viết trong cuốn “Tại sao Việt Nam?” “Khúc dạo đầu của ó biển Hoa Kỳ” (Prelude to America’s Albatross) (Berkeley: Nhà xuất bản Đại học California, 1980), là một nguồn thông tin quan trong không thể thay thế được được về chủ đề này. Bob Bledsoe, chủ tịch Ban khoa học chính trị thuộc Đại học Central Florida, rộng lòng cho phép tôi tìm tòi trong kho lưu trữ của Patti tại Đại học của ông. Tôi cám ơn bà Magrgaret, quả phụ Al Patti, đã cho phép tôi in những tấm hình lấy từ lưu trữ đó trong cuốn sách này.
Ở Pháp, một số người đã giúp tôi theo nhiều cách khác nhau, bao gồm Georges Boudarel, Daniel Hemery, Christiane Pasquel Rageau và Philippe Devillers, cũng như Chris Goscha và Agathe Larcher. Stein Tonnesson sự giúp đỡ nhiều trong việc chia sẻ những kết quả của chính ông nghiên cứu tại Trung tâm lưu trữ, Section Outre-Mer, tại Aix-en-Provence. Tôi cũng xin được cám ơn giáo sư Bernard Dahm, Đại học Passau đã mời tôi tham dự hội nghị về Hồ Chí Minh tại trường ông năm 1990. Lương Vô Ẩm và Trần Kiểm tốt bụng cung cấp cho tôi những tài liệu chữ Trung là những tư liệu để hiểu được mối quan hệ của Hồ Chí Minh với Trung Hoa. Những học giả Nga, Ilya Gaiduk và Anatoly Sokolov dành thời gian hoặc gửi cho tôi những tài liệu hữu ích về mối quan hệ Xô-Việt. Giáo sư Motoo Furuta, Đại học Tổng hợp Tokyo gửi tôi một số tài liệu quan trọng mà ở Hoa Kỳ tôi không thể tìm được. David Marr, Đại học Tổng hợp quốc gia Úc cung cấp cho tôi một số tài liệu, bài báo và một cuốn băng ghi bài phát biểu nổi tiếng của Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình đầu tháng 9-1945. Tôi cám ơn Lí Ngọc Bình và Lưu Thượng Hoàng đã đóng góp và giúp đỡ rất nhiều khi còn là sinh viên của tôi tại Penn State, đã dành thời gian cung cấp những tài liệu hữu ích liên quan những hoạt động của Hồ Chí Minh ở miền nam Trung Quốc.
Nhân đây, tôi xin cám ơn David Lott ở Hyperion, trong ban biên tập, đã giúp đỡ trong việc xuất bản, Trent Duffy người phụ trách bản thảo, một công việc khó khăn để chuẩn hóa tài liệu tham khảo, tới Lisa Stokes và Phil Rose, phụ trách trình bày bìa, sắp xếp nội dung và tới Paul Pugliese, Dorothy Baker cũng như Archie Ferguson đóng góp bản đồ, sắp xếp nội dung và phần tổng thể. Mark Chait sẵn sàng giúp đỡ tôi không mệt mỏi trong quá trình xuất bản. Tôi đặc biệt cám ơn biên tập viên, Will Schwalbe, đã khích lệ, đưa dự án này đến kết quả. Ngay từ đầu ông đã tỏ rõ mối quan tâm lớn lao là giúp tôi tạo ra một cuốn sách có chất lượng cao nhất. Sự kiên nhẫn, lòng hiếu khách và những lời khuyên của ông có giá trị thật vô bờ.
Tôi cám ơn hai con gái tôi – Laura và Claire – đã không phàn nàn vì phải mất nhiều thời giờ trong nhiều năm để nghe cha chúng rao giảng về Việt Nam. Cuối cùng, tôi biết ơn vợ tôi vô cùng, Yvonne, không những là người đầu tiên đọc bản thảo mà còn tỏ sự kiên nhẫn lắng nghe những lần tôi nói về Hồ Chí Minh và coi ông như một thành viên trong gia đình.
Mời các bạn đón đọc Hồ Chí Minh – Chân Dung Một Cuộc Đời của tác giả William J. Duiker.
Chia sẻ ý kiến của bạn